Có nên xây dựng thương hiệu không

“Brand” là gì? Tại sao phải xây dựng thương hiệu? Có hàng ngàn câu hỏi xoay quanh về “Brand” luôn được quan tâm từ trước đến nay và chưa bao giờ hạ nhiệt. Đây là những vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay startup cần phải nắm rõ trước khi thành lập công ty. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu bạn đang có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình nhé!

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác xác định hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán, một doanh nghiệp khác biệt với hàng hóa hoặc dịch vụ của những người bán, doanh nghiệp khác trên thị trường. “Brand” được sử dụng trong kinh doanh, tiếp thị và quảng cáo với mục đích dùng để nhận biết; quan trọng là tạo ra và lưu giữ giá trị như tài sản đó cho đối tượng được xác định, vì lợi ích của khách hàng, chủ sở hữu.

“Brand” định nghĩa dựa trên trải nghiệm khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ.

Tỷ phú Jeff Bezos, CEO Amazon từng chia sẻ ““Brand” của bạn là những gì người ta nói về bạn khi không có mặt bạn”. Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa như sau:

Brand” chính là cách mà khách hàng nhìn nhận và đánh giá về những trải nghiệm của họ đối với sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp. 

Lịch sử hình thành thương hiệu bạn cần biết

Xây dựng “brand” là hành động tạo ra tên hoặc hình ảnh duy nhất cho sản phẩm. Điều này giúp phân biệt sản phẩm riêng của mình trên thị trường, để lại ấn tượng khác biệt trong tâm trí người mua và thu hút khách hàng tiềm năng. Hiện nay, mọi người hay liên kết quá trình xây dựng “brand” với các khái niệm tương đối hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc của nó đã có từ hàng nghìn năm trước.

“Brand” đã được hình thành từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên và được sử dụng để mô tả quyền sở hữu. Từ thời xa xưa ở các nước tư bản trên thế giới, nông dân đã biết cách đặt nhãn hiệu cho sản phẩm của họ để làm cho chúng nổi bật hơn so với các mặt hàng cùng loại khác.

Hoặc thậm chí những người thợ thủ công cũng hiểu rằng phải in các biểu tượng lên hàng hóa của họ để xác định nguồn gốc. Theo thời gian, “brand” đã trở nên rất quan trọng và cũng là cách để các công ty tiếp thị bản thân, sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng. Do đó, dù là công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đều phải chú trọng vào việc xây dựng, nhận thức bản sắc thương hiệu đúng ngay từ ban đầu.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Bởi vì xây dựng “brand” đúng từ ban đầu mới có thể giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững trên thị trường kinh doanh trong mọi thời điểm. Do đó, việc tập trung xây dựng và tạo giá trị “brand” là vô cùng cần thiết. Nhiều tổ chức nhỏ và các công ty mới thành lập đã bỏ qua việc dành thời gian để suy nghĩ về vấn đề này, vô hình chung đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sống còn của công ty.

Thậm chí không mang về lợi nhuận như kỳ vọng và điều tồi tệ hơn là phá sản. Do đó, các nhà kinh doanh nên tập trung vào vấn đề này ngay từ những bước đầu tiên, để mô hình kinh doanh của mình được bài bản, vững chắc, an toàn và có cơ hội phát triển ngày càng lớn mạnh.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đem lại giá trị cao cho các doanh nghiệp.

Theo Donald Trump – vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đưa ra nhìn nhận rằng “Nếu doanh nghiệp của bạn không phải là một “brand” thì nó cũng chỉ là một món hàng không hơn không kém”. Thật vậy, một chiếc túi bán trong siêu thị mặc dù kiểu dáng đa dạng hơn, màu sắc sặc sỡ hơn và giá thậm chí thấp hơn gấp mười lần một chiếc túi bán trong cửa hàng Chanel, nhưng phái nữ vẫn sẵn sàng chi một số tiền rất lớn chỉ để có được một chiếc túi Chanel trong bộ sưu tập của mình.

Cái mà họ mua ở đây không phải là chiếc túi xách, mà là Chanel “brand”. Nhu cầu thực sự của họ không phải là mua một chiếc túi phục vụ cho việc đựng đồ mà là để khẳng định giá trị, địa vị xã hội cũng như mức thu nhập của bản thân.

2 kiểu mô hình thương hiệu không nên bỏ qua

Có rất nhiều kiểu mô hình để xây dựng “brand”. Tuy nhiên, để một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các công ty startup nhận thức đúng và cơ bản nhất, dễ dàng áp dụng thì nên quan tâm hai cấu trúc mô hình cần có đó là doanh nghiệp và sản phẩm.

Thương hiệu doanh nghiệp

Đề cập đến hoạt động quảng bá “brand” của một tổ chức doanh nghiệp, trái ngược với các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Các hoạt động và tư duy áp dụng vào việc xây dựng “brand” doanh nghiệp khác với xây dựng “brand” sản phẩm và dịch vụ. Bởi vì phạm vi của “brand” doanh nghiệp thường rộng hơn nhiều. 

Mặc dù vấn đề xây dựng “brand” doanh nghiệp là một hoạt động khác biệt với việc xây dựng “brand” sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng các hình thức xây dựng “brand” khác nhau này phải được thực hiện đồng thời, bổ trợ nhau trong một tổ chức nhất định. Ngoài ra, cách thức mà các thương hiệu công ty tại Việt Nam áp dụng và các “brand” khác trên thế giới xây dựng đều được gọi là kiến ​​trúc “brand” công ty và cần phải có khi thành lập doanh nghiệp.

Để thành công các doanh nghiệp cần xây dựng “brand” cho riêng mình.

Thương hiệu doanh nghiệp ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan [Ví dụ: nhân viên, nhà đầu tư, …] và tác động đến nhiều khía cạnh của công ty như đánh giá sản phẩm và dịch vụ, bản sắc và văn hóa doanh nghiệp, mở rộng “brand” [xem nghiên cứu của Fetscherin và Usunier, 2012].

Do đó, nó có thể mang lại lợi nhuận đáng kể trong một phạm vi vì một chiến dịch quảng cáo có thể được sử dụng cho một số sản phẩm. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp nhận sản phẩm mới vì những người mua tiềm năng đã quen thuộc với tên này. Tuy nhiên, chiến lược này có thể cản trở phần nào việc tạo ra các hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng “brand” riêng biệt cho các sản phẩm của doanh nghiệp đó. 

Thương hiệu sản phẩm

“Brand” sản phẩm là một chiến lược quan trọng giúp người tiêu dùng xác định và phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. “Brand” sản phẩm là việc áp dụng các nguyên tắc chiến lược xây dựng “brand” cho một mặt hàng hoặc sản phẩm cụ thể. Đó là việc liên kết biểu tượng, tên và thiết kế của một sản phẩm bất kỳ để tạo ra đặc điểm nhận dạng, giúp người dùng dễ nhận biết mặt hàng đó.

Thương hiệu sản phẩm có thể rất đơn giản hoặc phức tạp. Nó được thể hiện qua thiết kế bao bì, màu sắc, kiểu dáng, tính năng, công dụng, …Tất cả những yếu tố riêng biệt để tạo nên sự khác biệt so với các “brand” khác trên cùng một phân khúc.

thương hiệu sản phẩm thể hiện qua bao bì, màu sắc, thiết kế, …

3 yếu tố tạo nên thương hiệu thành công

Một “brand” vững chắc là nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và sự phát triển bền vững trong tương lai. Một “brand” thành công cần được xây dựng dựa trên ba yếu tố thiết yếu:

Hình ảnh và thông điệp phải có tính nhất quán

Khi thông điệp và hình ảnh của doanh nghiệp được truyền tải nhất quán sẽ giúp khách hàng hiểu rõ những gì họ có thể mong đợi ở bạn. Bạn cần thể hiện hình ảnh và thông điệp nhất quán cho khách hàng trong mỗi kênh tiếp thị của mình cho dù đó là website, mạng xã hội, email, quảng cáo, bảng hiệu hay thậm chí là việc trải nghiệm tại chính cửa hàng của công ty bạn.

Hình ảnh và thông điệp phải có tính nhất quán.

Xây dựng thương hiệu dựa trên thói quen và cảm xúc khách hàng

Đây là yếu tố tuy khá mơ hồ nhưng lại rất quan trọng và không phải doanh nghiệp nào cũng thể làm được. Bạn có thể phân khúc rõ ràng, xác định mục tiêu đến những khách hàng có chung giá trị, hành vi và đặc điểm tính cách mà bạn đã nghiên cứu trước đó. Thông thường, người dùng sẽ thích sử dụng những sản phẩm có thể bổ trợ cho những thói quen hằng ngày của họ, hoặc những sản phẩm có khả năng tác động đến cảm xúc, chạm đến trái tim của người dùng.

Áp dụng công nghệ số vào việc xây dựng thương hiệu

Tiếp thị kỹ thuật số là các hoạt động quảng bá sản phẩm, “brand” với mục đích có thể tác động đến nhận thức khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Nói dễ hiểu hơn, áp dụng Digital Marketing vào việc xây dựng các hoạt động tiếp thị bằng cách sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet sẽ dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi và bán được hàng.

Áp dụng công nghệ số vào việc xây dựng thương hiệu.

4 thành phần quan trọng để tạo nên thương hiệu

Để một sản phẩm bất kỳ có “brand” cần hội đủ những thành phần như: logo, tên gọi, slogan, phần màu sắc và thiết kế. Chắc chắn rằng, “brand” sẽ không có chổ đứng trên thị trường nếu thiếu một trong những thành phần cơ bản này. 

Là hình ảnh được thiết kế theo kiểu dáng nhất định, nhận diện bằng mắt. Một biểu tượng logo luôn được cách điệu gợi được thông điệp mà doanh nghiệp đó muốn truyền tải, phải dễ nhớ và mang ý nghĩa biểu tượng cách rõ ràng.

Biểu tượng cho logo là là hình ảnh được thiết kế theo kiểu dáng nhất định.

2. Phần tên gọi

Thông thường, phần tên gọi sẽ được đặt dựa trên chữ viết tắt của tên doanh nghiệp, một thương hiệu sản phẩm hay tên thương mại. Phần tên gọi sẽ giúp khách hàng dễ nhớ, dễ đọc, dễ tìm kiếm hay giới thiệu cho người khác. Tuy nhiên, chủ sở hữu cần nhớ đăng ký bảo hộ để được công nhận và đúng quy định pháp luật hiện hành.

Phần tên gọi thường được đặt dựa trên chữ viết tắt của tên doanh nghiệp.

3. Phần slogan [khẩu hiệu]

Là một câu ngắn gọn thể hiện thông điệp mà mỗi doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Câu khẩu hiệu nên được lựa chọn kỹ lưỡng và không nên thay đổi trong suốt quá trình sống của một công ty hay một sản phẩm.

Slogan là câu ngắn gọn thể hiện thông điệp của doanh nghiệp.

4. Phần màu sắc và thiết kế

“Brand” sẽ rất khó được khách hàng ghi nhớ đến nếu không được đầu tư vào phần màu sắc lẫn thiết kế bao bì. Việc kết hợp các màu sắc hoặc sử dụng hình dáng thiết kế khác biệt sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc nhận biết “brand”. Do đó, hầu như doanh nghiệp nào cũng đều tận dụng triệt để yếu tố này.

Màu sắc và thiết kế là yếu tố quan trọng xây dựng nên thương hiệu.

5 bước xây dựng thương hiệu từ số 0 cho doanh nghiệp 

Trước khi bắt tay vào việc này, các nhà kinh doanh cần trả lời được cho câu hỏi Xây dựng thương hiệu là gì? “Đây là quá trình sử dụng các chiến lược cụ thể hướng đến phân khúc khách hàng tiềm năng với mục đích giúp người dùng có sự trải nghiệm tốt về sản phẩm, dịch vụ hoặc chính công ty bạn. Một “brand” được xây dựng thành công khi có thể chạm đến cảm xúc và hình thành nhu cầu của họ”. 

Để nắm rõ các cách thức xây dựng “brand” cho bất kỳ doanh nghiệp trẻ nào, chủ sở hữu cũng cần nắm rõ quy trình. Dưới đây là 10 bước quan trọng giúp các nhà kinh doanh xây dựng “brand” sản phẩm chuẩn và bền vững: 

1. Chọn một thị trường mục tiêu

Hiện nay, với tình hình hiện tại của nền kinh tế, việc có một thị trường mục tiêu được xác định rõ ràng là điều vô cùng quan trọng. Không một chủ doanh nghiệp nào có đủ khả năng để nhắm mục tiêu vào tất cả phân khúc khách hàng. Rõ ràng, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty lớn bằng cách nhắm vào thị trường ngách.

Do đó, nhắm mục tiêu vào một thị trường cụ thể không có nghĩa là bạn loại trừ những người không phù hợp với tiêu chí của bạn. Thay vào đó, chọn đúng thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung số tiền tiếp thị và thông điệp thương hiệu của mình vào một thị trường cụ thể, nơi mà có nhiều khả năng khách hàng sẽ mua hàng của bạn hơn các thị trường khác. Đây là bước quan trọng, hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tạo ra hoạt động kinh doanh tốt.

Lựa chọn đúng thị trường mục tiêu dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

2. Lựa chọn những lợi ích chính để định vị sản phẩm, dịch vụ

Các doanh nghiệp nên chọn ra những lợi ích chính cho thương hiệu doanh nghiệp hay “brand” sản phẩm của mình. Để định vị tốt vị trí “brand” của mình trên thị trường, dù là sản phẩm hay thương hiệu cũng cần phải đưa ra những lợi ích trao tay khách hàng cụ thể, dễ nhớ và trọng tâm. Lợi ích, mục đích sử dụng là lý do để khách hàng quyết định chọn mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn. 

Điều quan trọng cần nhớ là khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của bạn vì họ muốn giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu mà họ đang cần. Khách hàng của bạn sẽ luôn đặt câu hỏi “Thương hiệu của bạn có thật sự tốt?” “Giá thành ra sao” Việc chọn thương hiệu của bạn phải cung cấp mọi giải pháp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nếu không chúng sẽ không thành công.

Lựa chọn những lợi ích chính để định vị thương hiệu, sản phẩm & dịch vụ.

Ví dụ: Mục đích của lò nướng là nướng thực phẩm sống, nhưng không phải lò nướng nào cũng có các tính năng và lợi ích giống nhau. Do đó, khách hàng có chọn thương hiệu của bạn hay không còn phụ thuộc vào lợi ích mà bạn gửi đến nhóm người dùng mục tiêu.  

3. Xác định những thuộc tính gắn với thương hiệu trong nhận thức khách hàng

Nhận thức thương hiệu [Brand awareness] đề cập đến mức độ mà khách hàng có thể gợi nhớ hoặc nhận diện một “brand”. Đây là một vấn đề rất được coi trọng trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, quản trị quảng cáo, quản trị thương hiệu và phát triển chiến lược. Khả năng người tiêu dùng có thể nhận nhận biết và gợi nhớ về một thương hiệu là nhân tố hàng đầu tạo ra quyết định mua hàng.

Việc mua sản phẩm sẽ không thể được tiến hành trừ khi trước hết khách hàng phải nhận thức được danh mục hàng hóa họ cần mua và “brand” nằm trong danh mục đó. Nhận thức không nhất thiết là khách hàng phải có khả năng nhớ đến một cái tên thương hiệu cụ thể, nhưng ít nhất người dùng phải nắm được đầy đủ những tính năng có thể phân biệt được của sản phẩm.

Ví dụ: Nếu một người tiêu dùng nhờ bạn của cô ta mua một ít kẹo socola có “bao bì màu xanh, kiểu dáng là dạng viên, bọc bằng giấy bạc, … Người bạn sẽ biết được mình nên mua loại keo cao su nào, cho dù cô ta chưa thể nhớ ra một cái tên thương hiệu nào vào lúc đó.

Nhận thức thương hiệu đề cập đến mức độ khách hàng có thể gợi nhớ hoặc nhận diện một “brand”.

4. Nghiên cứu sự khác nhau của “brand” trong nhận thức khách hàng & doanh nghiệp

Việc tìm hiểu sự khác nhau giữa những thuộc tính của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng với những thuộc tính bạn mong muốn họ nhận thức từ “brand” của bạn rất quan trọng. Thấu hiểu mong muốn, khai thác nhu cầu thực sự của nhóm khách hàng mục tiêu thì “brand” của công ty bạn mới dễ dàng được hình thành và lan tỏa nhanh.

Ví dụ: Dòng xa Grand Yamaha khai thác đúng nhu cầu và sở thích của nhóm khách hàng nữ giới ở độ tuổi từ 20 – 35 nên thương hiệu sản phẩm này đã nhanh chóng được đông đáo khách hàng nữ đón nhận và đánh giá tốt. Sự thành công của doanh nghiệp Yamaha đó là từ những bước xây dựng thương hiệu sản phẩm đã tìm hiểu kỹ sự nhìn nhận khác nhau về “brand” trong suy nghĩ của khách hàng và của doanh nghiệp. 

5. Tiến hành triển khai, theo dõi, đo lường kết quả và điều chỉnh kịp thời

Đây là bước cuối cùng rất quan trọng trong quá trình xây dựng “brand”. Rõ ràng dù là một chiến lược phát triển “brand” tốt nhưng nếu không thực hiện thì sẽ không bao giờ có được kết quả. Nên triển khai từng bước theo kế hoạch. Hãy đầu tư vào việc theo dõi, đo lường trên các nền tảng công nghệ số sẽ giúp các doanh nghiệp có được số liệu cụ thể về số lượng khách hàng quan tâm, tìm kiếm, truy cập vào website của mình, …

Chỉ khi nào đảm bảo bước cuối cùng này thì các nhà kinh doanh mới có thể điều chỉnh kịp thời, nếu chiến lược xây dựng “brand” của mình chưa thật sự phù hợp.

Tiến hành triển khai, theo dõi, đo lường kết quả và điều chỉnh kịp thời.

Khắc phục 6 vấn đề lớn nhất khi xây dựng thương hiệu

Trong quá trình xây dựng “brand” cho doanh nghiệp, nhà kinh doanh thường rất dễ gặp các rủi ro, dù là đã lên kế hoạch kỹ lưỡng từ ban đầu nhưng cũng khó tránh khỏi. Vậy nếu gặp phải, các công ty sẽ giải quyết như thế nào. Dưới đây là một số cách để giải quyết 6 vấn đề có thể xảy ra khi bạn đang cố gắng xây dựng “brand” của mình.

1. Thương hiệu không phù hợp với xu hướng

Dù đã trải qua bước nghiên cứu bài bản nhưng nếu “brand” của bạn không phù hợp với xu hướng hiện tại cũng rất dễ mất đi số lượng khách hàng tiềm năng, mức độ tương tác với khách hàng cũng bắt đầu giảm nhanh chóng.

Cách khắc phục nhanh là khảo sát lại sở thích, nhu cầu, xác định khách hàng bạn hướng đến muốn gì. Đừng quên rằng, những mong muốn của khách hàng cũng có thể thay đổi theo thời gian. Điều cần làm là các nhà kinh doanh nên kịp thời thích ứng, thay đổi cách khéo léo để thương hiệu của mình luôn được người dùng đón nhận.

Nếu “brand” không phù hợp với xu hướng thị trường cần khắc phục ngay.

2. Doanh nghiệp không có câu chuyện thương hiệu

Có bao giờ bạn nghĩ rằng, phân khúc khách hàng mục tiêu đã bỏ lỡ hoặc nhầm lẫn thông điệp của công ty không? Và họ không thực sự hiểu bạn đang làm gì, đang bán gì? Đó là do bạn chưa xây dựng Brand Story.

Giải pháp cho các doanh nghiệp là ngay lập tức xây dựng câu chuyện của bạn và cho mọi người biết về nó. Nếu không làm điều này, rất có thể sẽ khiến bạn khó tạo ra một “brand” có độ tin cậy cao. Một Brand Story hoàn hảo có thể chiếm được cảm xúc, trái tim của khách hàng và mặc nhiên họ sẽ chọn “brand” của bạn. Hãy bổ sung khía cạnh con người, mục đích chính đáng mà bạn tạo ra nó, sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc kết nối và liên tưởng đến công ty hay sản phẩm của bạn.

3. Khách hàng không nhận biết thương hiệu

Nếu đối tượng mục tiêu không biết gì về “brand” của bạn, thì làm cách nào để họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp bạn? Hoặc họ đã nghe qua về “brand” của công ty bạn nhưng không có ấn tượng? 

Để giải quyết cho rủi ro này, các nhà kinh doanh nên tập trung vào nhóm tiếp thị có độ ảnh hưởng cao, PR bằng nhiều hình thức [báo chí, OOH, DOOH, social, …] để “brand” của doanh nghiệp bạn được lan tỏa rộng hơn. Ngoài ra, cần đảm bảo tất cả thiết kế bao bì các sản phẩm đều nổi bật, bắt mắt và đậm chất riêng, tập trung xây dựng nội dung chứa bộ từ khóa có thứ hạng cao để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.

Có nhiều cách khắc phục nếu khách hàng không nhận biết “brand” của bạn.

4. Đối tượng mục tiêu không hiểu gì về thương hiệu

Nghĩa là doanh nghiệp bạn đã có tệp khách hàng tiếp cận “brand” nhưng họ vẫn không hiểu gì “brand” mà bạn muốn truyền tải. Giải pháp cho bạn là sử dụng SEO, phương tiện truyền thông xã hội đang được đánh giá cao hiện nay và các bản tin tiếp thị ngắn gọn, chứa các từ khóa cần truyền tải. Những điều này có thể giúp nội dung của bạn tiếp cận nhanh hơn với tệp khách hàng bạn đã có sẵn.

5. Không biết cách sử dụng dữ liệu tạo ra từ “Brand”

Sau khoảng thời gian “brand” của công ty bạn đã có tín hiệu và đã có số lượng dữ liệu khách hàng, nhưng bạn lại không biết cách sử dụng. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc xử lý và sử dụng dữ liệu được đổ về. Có rất nhiều công cụ và tài nguyên sẽ giúp các nhà kinh doanh làm điều này. 

Tại sao không bắt đầu sử dụng phần mềm theo dõi thương hiệu? Sau khi làm như vậy, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan tốt về mức độ nhận biết “brand”. Từ đó, các nhà kinh doanh cũng có thể theo dõi hiệu suất của đối thủ cạnh tranh của mình.

Doanh nghiệp không biết cách sử dụng dữ liệu tạo ra từ “Brand”.

6. Không có sự nhất quán giữa các nền tảng với thông điệp

Tính nhất quán của thương hiệu thể hiện ở sự duy trì chất lượng ổn định, sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Tính nhất quán có tác động rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng và lòng trung thành của khách hàng.

Ví dụ: Khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng nếu lần đầu tiên họ vào một nhà hàng và cảm thấy rất hài lòng về món ăn, sau đó quay lại thì đầu bếp lại nấu hơi mặn, lần tiếp theo thì hơi nhạt. Cuối cùng, khách hàng sẽ lựa chọn ăn ở một nhà hàng khác và nhà hàng sẽ mất đi một khách hàng trung thành.

Nếu gặp phải rủi ro này, các doanh nghiệp hãy cố gắng mang lại sự nhất quán hơn để tất cả các nền tảng của bạn đều đưa ra cùng một thông điệp. Ở giai đoạn này, bạn nên tạo ra bộ nhận diện “brand” riêng biệt và chỉnh chu, để dù ở hạng mục nào cũng dựa vào bộ nguyên tắc này thực hiện các bài bản.

Chất lượng tạo nên thương hiệu khi có sự nhất quán giữa thông điệp và các nền tảng.

Kết luận

“Brand” chính là nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bốn yếu tố chủ chốt giúp doanh nghiệp tạo nên một “brand” thành công đó là: mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, tạo ra phong cách riêng, không lẫn vào đâu so với thị trường; duy trì sự ổn định trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ; cuối cùng là thúc đẩy các hoạt động Marketing và truyền thông online lẫn offline để nâng cao độ nhận diện “brand”, tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa “brand” và thị trường mục tiêu. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về “brand” và cách xây dựng thương hiệu chuẩn. Các nhà kinh doanh nên tham khảo trước khi xây dựng “brand” cho doanh nghiệp của mình. Đặc biệt là những công ty startup, vừa và nhỏ. Cập nhật thêm các chuyên mục hữu ích tại GOBRANDING ở các bài viết sau nhé!

Video liên quan

Chủ Đề