Cóc chết ba năm quay đầu về núi là gì

“Cóc chết ba năm còn quay đầu về núi” - câu ngạn ngữ đầy ẩn dụ. Bởi cóc có một bản năng “tìm về mái nhà xưa” rất đáng nể. Hãy bắt một “cậu” cóc thường tá túc nơi góc hiên nhà, lấy sơn trắng bôi lên đầu làm dấu rồi di dời cậu ta ra ngoài gò mả thật xa. Đảm bảo vài ba ngày sau lại thấy cậu lim dim cặp mắt ngồi lù lù nơi chỗ cũ.

Không chỉ cóc mà nhiều loài động vật khác cũng có những bí ẩn bản năng tương tự. Con cá hồi sinh ra nơi nguồn sông, lớn lên bằng ngón tay đã xuôi dòng ra biển. Nhưng rồi một ngày nó lại vượt hàng ngàn dặm biển khơi, hàng trăm ghềnh thác để trở về dòng suối “cố hương”. Các nhà khoa học cho rằng chính cái “mùi” đặc hữu của mỗi dòng sông được ghi trong não bộ đã thôi thúc, định hướng cho loài cá hồi tìm lại được quê hương. Vậy quê hương của mỗi người chúng ta có “mùi” gì không?

Có đấy! Đó là “mùi” tổng hợp từ tất cả các giác quan nhưng cũng có cả cái mùi cụ thể từ khứu giác. Và không cứ phải là loại mùi thơm tho. Có người đi xa nhớ mùi… phân bò tươi đang bốc hơi giữa sân trong nắng sớm. Mùi rạ ẩm. Mùi ao bèo. Mùi tóc khét nắng

của con nhỏ bạn. Và còn bao nhiêu thứ mùi vị, hình ảnh, âm thanh khác nữa ở nơi thôn dã đã từng “upload” lên hệ giao cảm mỗi con người chúng ta rồi lặn vào trong não bộ. Chúng không chỉ là ký ức mà còn tồn tại như những di truyền văn hóa, nhiều khi biểu hiện trong hành vi dưới dạng những thói quen cố hữu. Có anh bạn nhà văn quê Quảng Nam sống ở Sài Gòn gần 40 năm vẫn thích món cá hố khô kho nước của mẹ anh ngày xưa ở quê nhà.

Trong nhà bếp sang trọng của anh lúc nào cũng lủng lẳng mấy chùm cá khô. Mỗi lần nhớ mẹ, nhớ quê anh lại rứt vài con, cắt khúc đem chiên qua, kho nước rồi chan với cơm ăn. Anh bảo ăn như thế ngon đến… ứa nước mắt. Tại TP.New Orlean, bang Lousiana của Mỹ, tôi đã mục kích một cái “chợ chồm hổm” của người Việt y chang như ở các làng quê xứ ta nhưng lại “chẳng giống ai” đối với văn hóa xứ người.

Chợ mỗi tuần họp một lần vào sáng thứ bảy, từ 5 đến 9 giờ. Người mua kẻ bán ở đây phần lớn là người cao tuổi và những thứ đem ra trao đổi cũng hầu hết là cây nhà lá vườn. Và dường như cái chợ này tồn tại không phải với mục đích bán mua mà chủ yếu là để người Việt xa xứ giải tỏa những ray rứt của nỗi nhớ nhà, những bâng khuâng hoài niệm. Cũng vì nỗi ray rứt đó mà đã có hàng triệu lượt Việt kiều về nước mỗi năm. Họ bươn bả quay về như bị thôi thúc từ trong thẳm sâu tiếng gọi thiêng liêng của khói hương nguồn cội.

Những biểu hiện mang dấu ấn cội nguồn là một đặc điểm tâm lý mang tính cộng đồng. Có lẽ người Á Đông bị chi phối mạnh mẽ hơn người phương Tây, những cư dân sinh ra từ nơi thôn dã “nặng nợ” với nơi chôn nhau cắt rốn hơn người kẻ chợ. Phải chăng là do sự khác biệt về thiên nhiên, về không gian sống, về mức độ gắn bó trong cộng đồng? Phải chăng có sự chênh lệch về điều kiện mưu sinh đã phân hóa thành những mức độ ý thức bổn phận khác nhau? Hay là do độ đậm nhạt của tình cảm con người? Có thể tất cả những điều đó đã cộng hưởng để tạo nên một thứ “gien” di truyền qua nhiều thế hệ và nó biểu hiện thường trực trong một miền tâm thức: tâm thức cội nguồn.

Tâm thức cội nguồn là một quán tính có điều kiện trong thành phần của phẩm hạnh. Nó có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng những giá trị văn hóa của một vùng miền dân cư, rộng ra là bản sắc của cả một dân tộc.

1. Trở lại nơi xuất phát, trở về chỗ cũ: Bao năm thay đổi, chuyển hết cơ quan này sang cơ quan khác, bây giờ lại về với nơi làm việc đầu tiên, đúng là cóc ba năm lại quay đầu về núi. 2. Nh. Cáo chết ba năm lại quay đầu về núi. Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt

Mỗi chúng ta đều có quê hương của riêng mình, ai cũng không thể quên nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình lớn lên với bao nhiêu kỷ niệm đong đầy. Dù có đi đến đi đâu nhưng những giây phút cuối cùng của cuộc đời, người ta vẫn muốn về lại nơi mình sinh ra và từ từ chấm dứt một kiếp người. Tục ngữ Việt Nam có câu “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”, con người chúng ta cũng như thế mà thôi.

“Cáo chết ba năm quay đầu về núi”

Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ này có nghĩa là con cáo trước khi chết sẽ tìm cách quay về quê hương rồi mới chết đi. Về mặt nghĩa sâu xa cũng có ý tương tự, con người thường không quên được nơi mình sinh ra. Dù cuộc đời có thăng trầm, biến đổi và trải qua bao nhiêu chuyện, họ cuối cùng cũng muốn về lại quê nhà tận hưởng những ngày còn lại.

Cóc chết ba năm quay đầu về núi là gì

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Tôi luôn cho rằng, con người chính là sinh vật vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối. Đôi lúc, họ có thể làm được những chuyện dường như không tưởng và có đôi khi, họ yếu đuối đến không ngờ. Suy cho cùng, mỗi người đều có một điểm yếu riêng khiến họ cảm thấy không thể bình thản khi nghĩ đến. Đối với nhiều người, điểm yếu đó là quê hương.

Ở những vùng quê nghèo, người ta thường tha hương cầu thực, mong tìm được chút ánh sánh để thay đổi cuộc sống vất vả. Có người đi những nơi xa, có người đi đến những nơi rất xa. Xưa nay, công việc làm thuê kiếm đồng tiền từ người khác nào có dễ dàng bao giờ. Một mình nơi xứ người, họ phải đối mặt với vô vàn vấn đề. Chỉ có một tinh thần mạnh mẽ và trái tim dũng cảm mới giúp họ vượt qua được nỗi cô đơn đó.

Đằng sau là quê nhà

Mỗi năm tôi về nhà lại cảm thấy số người xa quê ngày càng nhiều. Hầu như thanh thiếu niên đều đi hết, chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó như vậy, việc đi làm thuê chính là một cơ may để mọi chuyện trở nên khá hơn. Thật ra, tôi cũng như họ đấy thôi, học cho lắm rồi cuối cùng cũng phải lao động để kiếm tiền. Có điều, công việc nặng nhẹ lại không giống nhau.

Xem thêm bài viết tham khảo “Máu chảy ruột mềm”

Hồi mới lên học đi làm thêm nói thế nào cũng vất vả hơn bây giờ một chút. Nhưng áp lực và mệt mỏi là chuyện ai cũng không tránh khỏi. Lại nói về câu tục ngữ “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Con cáo dù bị thương, bị bệnh đến kiệt sức sắp chết đi vẫn muốn quay lại ngọn núi mà nó đang sống. Phải chăng, đó là nơi nó cảm thấy yên lòng nhất, an toàn nhất. Giống như con người chúng ta, quê hương là nơi để trở về.

Dù có bao nhiêu năm bôn ba xứ người, đạt được những thứ bản thân hằng mong muốn hay bị cuộc đời trù dập đến đáng thương. Thì sau những năm tháng đó, chúng ta lại muốn trở về nhà. Trở về nơi mình từng sinh ra, chiêm nghiệm lại một đời và ra đi thanh thản khi không còn đủ sức lực. Mỗi người Việt Nam đều xem trọng nguồn cội, xem trọng cái gốc của mình. Phải rồi, quê hương nếu ai không nhớ thì sẽ không thể lớn nổi thành người.

Có một nơi yên bình

Tôi nhớ nhà bác làm ăn phất lên như diều gặp gió, kinh tế ngày càng dư dả. Thuận tiện lúc đó chị gái cũng chuẩn bị vào đại học nên cả nhà chuyển lên thành phố sống. Lúc đó, ông đang sống chung với bác cũng buộc phải đi cùng. Thật lòng, ông chẳng có vẻ gì là muốn vì ông không muốn xa bà nhưng do cả nhà bác tôi cứ năn nỉ. Mà trong mọi người, nhà bác là có điều kiện nhất.

Cóc chết ba năm quay đầu về núi là gì

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Những năm trên thành phố, tôi ít thời gian gặp ông hơn nhưng qua lời kể của mọi người thì cuộc sống của ông rất tốt. Lúc đo, tôi chỉ mới mười mấy tuổi nên chưa hiểu được tâm tư của ông thế nào. Ba tôi lại sống ở quê mẹ nên tôi cũng ít có dịp gần gũi ông hơn. Tuy vậy, ông trong ấn tượng của tôi là một người hiền lành và phúc hậu. Mỗi lần tôi về thăm, ông đều quyến luyến nơi mộ của bà.

Và con người cũng không thể thắng nổi thời gian, “sinh lão bệnh tử” là điều mà ai cũng phải trải qua. Sức khỏe ông dần yếu đi mặc cho cả nhà đã chạy chữa tận những bệnh viện lớn. Ngày bác sĩ gọi người nhà đưa ông trở về, ông bảo muốn về lại quê. Mọi người biết ý chiều theo ông, đưa ông trở lại quê nhà nơi có bà vẫn chờ ông ở đó. Lúc tôi vào thăm, ông đã tiều tụy đi rất nhiều, ánh mắt cũng nhuốm màu mỏi mệt. Ông bảo chẳng nơi nào bằng được quê hương.

Quê hương của mỗi người

Nhiều năm sau, tôi mới thật sự hiểu những lời ông nói khi đang chật vật ở xứ người. Cuối cùng thì ông và bà lại có thể tiếp tục bên nhau rồi. Nghĩ đến đây, tôi mỉm cười mà nước mắt lại lặng lẽ rơi. Quê hương thật sự là một cái gì đó rất thiêng liêng.

Xem thêm bài viết tham khảo “Hổ dữ không ăn thịt con”

Nhỏ bạn của tôi từng nói, bà nó trước khi mất muốn người nhà sau này hỏa táng bà rồi mang tro cốt rải xuống dòng sông gần nha. Đó là nơi ông và bà gặp nhau với chất chứa bao kỉ niệm. Ông hy sinh trong đạn bom khói lửa vẫn chưa tìm thấy xác nhưng bà vẫn vững niềm tin rằng hai người sẽ lại gặp nhau. Tôi lại thêm một lần xúc động về tình cảm của người xưa, họ yêu nhau theo cách văn minh và giản dị.

Lời kết

Cuối cùng thì, quê hương vẫn là điểm tựa để con người ta khi mệt mỏi có thể quay đầu. Quê hương vừa là người cha chở che vừa là người mẹ an ủi, vỗ về. Có đôi khi, quê hương giống như người bạn động viên chúng ta những lúc khó khăn trong cuộc sống. Sau tất cả, con người ta vẫn có một mong muốn là tìm đến nơi bình yên những người cuối đời. Người ta gọi nơi đó là nhà, là quê hương.