Con gián đất sống ở đâu

Tìm hiểu của PV về cái gọi là “mô hình” nuôi gián đất du nhập từ Trung Quốc vừa bị các cơ quan chức năng Việt Nam 'thổi còi'.

Bộ NNPTNT đã có công văn yêu cầu Sở NNPTNT Bắc Ninh xử lý nghiêm việc tự ý nhập khẩu, nuôi gián đất trên địa bàn tỉnh này vì có nhiều nguy cơ gây hại. Vậy con gián đất như thế nào, tại sao người dân lại nuôi loại côn trùng này? Phóng viên đã về Bắc Ninh để tìm hiểu cái gọi là “mô hình” nuôi gián đất.

Nhiều người Trung Quốc ở cơ sở nuôi gián

Địa điểm nuôi gián đầu tiên mà chúng tôi tìm đến là Công ty HH có địa chỉ tại xã Quảng Phú, huyện Lương Tài. Tiếp chúng tôi là ông N- Giám đốc công ty.

Thấy có khách đến “tham quan”, ông N dẫn ngay chúng tôi ra khu nuôi gián để giới thiệu. Theo lời ông N, từ giữa năm 2013, ông có quen chị Nguyễn Thị L ở xã Xuân Lai [Gia Bình, Bắc Ninh] là người mới đi làm việc ở bên Trung Quốc về, giới thiệu là bên đó có mô hình nuôi gián đất phát triển cho thu nhập cao lắm. “Thấy giới thiệu như vậy, nên tôi quyết định bỏ tiền đầu tư mua giống xây dựng khu nuôi và nhờ chị Lương bắt mối với người bên đó mua giống về để nuôi” - ông N cho biết.

Cơ sở nuôi gián đất rộng hơn 200m2 của Công ty HH ở xã Quảng Phú [Lương Tài, Bắc Ninh].

Có được “mối hàng”, ông Nguyên đã về đầu tư xây dựng khu nhà xưởng nuôi gián rộng 200m2 và chia làm 3 chuồng, chuồng được xây dựng bằng khung ống thép chắc chắn, khoảng cách mỗi chuồng gần 20m, mỗi chuồng lại được xây thành 3 tầng khác nhau.

Ngay sau khi hoàn thành cơ sở khu nuôi, ông N đã mua hơn 1 tạ trứng gián với giá là 130.000 nhân dân tệ [khoảng 450.000 đồng/kg] về để ủ giống. Chỉ riêng tiền trứng gián, ông N đã chi phí mất gần 50 triệu đồng. Gián thường có 2 loại giống là giống gián đất tròn [rẻ tiền] và loại dài [còn gọi là Kim biên], giống đắt có thể lên đến 9 triệu đồng/kg.

Đến khi mang được giống về, ngay lập tức ông N được 4 người Trung Quốc sang tận cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Ông N kể: “Từ tháng 8.2013, người Trung Quốc họ ăn ngủ ở cơ sở của tôi 24/24, đến giờ tôi đã hiểu rõ về kỹ thuật nuôi, nên hiện họ chỉ để lại một người để giám sát, hướng dẫn”.

Nói xong, ông N dẫn chúng tôi đến giới thiệu với ông Giang Triệu V [55 tuổi]. Ông V là người Việt gốc Hoa khá am hiểu về con gián đất. Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc về loài vật mới này, ông V giới thiệu luôn: “Gián đất là một loài được nuôi rất phổ biến ở Trung Quốc chuyên dùng để cung cấp cho ngành dược phẩm và đang là con vật mang lại thu nhập cao cho người dân Trung Quốc. Chúng tôi muốn đưa nó sang đây giúp người Việt Nam làm giàu”. Như để khẳng định thêm về “lợi thế” mà loài côn trùng nguy hiểm này mang lại, ông này nói tiếp: Gián đất là một loài vật nuôi còn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng là con vật tiềm năng sẽ mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Các bạn cứ thử nuôi gián đi, nuôi ra bao nhiêu chúng tôi cũng sẽ mua hết mà không lo ế”.

Mỗi kg trứng gián nở ra 16.000 con

Nói về “kỹ thuật” nuôi gián, ông N cho biết: “Gián đất chủ yếu sống ở trong đất. Nếu nuôi bằng thủ công thì cần phải chuẩn bị, xử lý tốt thì gián đất mới có thể giữ ấm được trong mùa đông. Đối với mùa hè chúng đi tránh nóng, thì cần chú ý đất tốt để gián đất hấp thụ được nước và thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể”. Khi nghe ông N giới thiệu về quá trình sinh trưởng của gián đất chúng tôi không khỏi rùng mình. Bởi theo lời ông, cứ mỗi 1kg trứng gián có tương đương 2.000 kén trứng. Mỗi kén sẽ nở ra được 8 con, như vậy mỗi kg trứng gián có khả năng sinh sôi ra tới 16.000 con gián đất. Và từ mỗi kg trứng gián đó có thể thu được tới 40-50kg gián khô.

Theo ông N, gián đất có 3 giai đoạn sinh trưởng như loại hình hạt vừng; loại có hình hạt đậu tương và loại hạt đậu côve là gián trưởng thành. Thấy chúng tôi chưa hiểu, ông N giới thiệu thêm: Gián khi ở giai đoạn hạt vừng là loại con non được sinh ra từ trứng có màu trắng, có độ to nhỏ giống như hạt vừng. Sau đó chuyển gián xuống nuôi trong bồn trước, đợi khi gián lột xác lần đầu xong thì mới bỏ vào bể [hộp] để nuôi. Thức ăn của gián chủ yếu là cám nhỏ, lá chè non, quả dưa, ngô, bột xương, hạt đậu, lạc…

Rùng mình hơn, ông N còn cho biết, gián đất rất… khó chết. “Gián đất là một loài chân khớp nên chúng kháng bệnh rất mạnh, chúng chỉ mắc một số bệnh như bệnh đường ruột” - ông N nói. Về đầu ra của gián đất, ông N nói: “Gián đất thường được sơ chế theo dạng lấy phôi khô rồi tiếp tục sấy khô. Gián đất sau khi thu hoạch, phơi khô sẽ báo cho các đầu mối ở bên tỉnh Sơn Đông [Trung Quốc] về thu mua ngay [để làm... thuốc Đông y], vì để lâu sẽ bị mọt và ẩm mốc. Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu, gián khô loại 1 có giá 1.500 đồng/con, còn nếu bán theo khối lượng thì được 1,7 triệu đồng/kg. Gián loại 2, 3 sẽ được phân loại và bán thấp hơn giá trên.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Trọng Minh - Phó Trưởng phòng Chăn nuôi [Sở NNPTNT tỉnh Bắc Ninh] cho biết, đúng là trong thời gian gần đây đã xuất hiện một số mô hình nuôi gián đất của người dân trên địa bàn tỉnh tại 2 huyện Gia Bình và Lương Tài. Do đây là mô hình mới, nên Sở NNPTNT Bắc Ninh mới có công văn xin ý kiến chỉ đạo của Bộ NNPTNT về vấn đề này.

Sẽ giám sát, quản lý thật chặt

Chiều qua [13.3], trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Văn Hồng - Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Ninh cho biết, hiện Sở vẫn chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ NNPTNT về việc xử lý các mô hình nuôi gián đất trên địa bàn. Trước đó, theo ông Hồng, Sở đã phát hiện được thông tin về tình trạng 2 hộ nuôi gián đất tự phát ở xã Xuân Lai [Gia Bình] và Quảng Phú [Lương Tài] từ cuối tháng 12.2013. Sau đó, Sở đã về kiểm tra 2 cơ sở nuôi gián trên để tìm hiểu thực tế tình hình và đã có lấy mẫu trứng gián mang về xét nghiệm. “Trước mắt, Sở NNPTNT Bắc Ninh đã yêu cầu chính quyền địa phương giám sát, quản lý thật chặt không cho 2 cơ sở nuôi gián đất trên phát tán, nhân rộng đến các hộ khác cũng như thả ra môi trường”- ông Hồng khẳng định.

[Theo Dân Việt]

Sự thật đằng sau bản kê khai tài sản quan chức

Xôn xao quyết sách mới, đốt ruột nhà đầu tư

Đội siêu xe Ferrari, Lamborghini hàng đầu Châu Á của dân chơi Việt

Đại gia đầu tiên xây lâu đài châu Âu ở Hà Nội

Gái cưng đại gia và những cú 'nổ bom' ngàn tỷ

Sự thật chung cư trấn yểm bằng 4 xác trinh nữ

Những người trong con hẻm gần cầu vượt Cây Gõ [Q.11,TP.HCM] gọi ông Hồ Hoàng Khanh là “ông Hai”, nhưng với dân câu cá Sài Gòn, ông Khanh được biết đến với biệt danh “Chín gián” - thợ săn gián độc quyền cung cấp gián cho vài cửa hàng chuyên bán mồi câu.

Ngày cao điểm kiếm cả triệu đồng

9 giờ sáng, mặt trời lên quá nửa, ông Khanh mới thong thả xách đồ nghề gồm 1 vỏ lon và 1 cây gỗ bỏ vào giỏ xe đạp Martin, luồn qua các con hẻm khác nhau để đến bãi đất trống gần chung cư trên đường Tên Lửa [Q.Bình Tân, TP.HCM] săn gián đất.

VIDEO: Thợ săn gián tay không độc nhất Sài Gòn

Địa điểm ông Khanh săn gián hôm nay là một bãi rác, có nhiều đất xốp, ẩm thấp và bay mùi khó chịu. Ông Khanh cứ vậy thoăn thoắt xới từng khoảnh đất rồi chộp lẹ những con gián nhỏ cất vào lòng bàn tay.

Với chiếc xe đạp Martin, ông Khanh tự tin chui rành rọt khắp các con hẻm để tìm săn gián

Ảnh: Vũ Phượng

Nhìn hàng loạt con gián nhỏ chen nhau bò lúc nhúc, xen kẽ giun đất và đủ loại con nhỏ xíu không rõ tên, thấy tôi rùng mình nổi da gà, ông Khanh cười khà khà: “Cô sợ hả? Ừ mà mấy con này lần đầu thấy ai chẳng sợ, có tôi là riết quen thôi, không sợ mùi cũng chẳng sợ dơ”.

Vừa làm việc, ông vừa nói, công việc mà suôn sẻ thì ngày ông kiếm được năm ba trăm, một triệu cũng không chừng, mà nhiều ngày không có đồng nào cũng có, tùy theo ngày đó có người đi câu cá hay không.

Ngày trước, ông Khanh làm nghề bán lưỡi câu, vợ ông bán vé số, chật vật lắm hai vợ chồng cũng không nuôi nổi 4 người con. Thấy vậy, ông Chín ở tiệm lưỡi câu mà ông làm mách nước ông đi săn gián về bán cho dân câu vì gián là mồi đắt so với các mồi lúc bấy giờ.

Ông Khanh bới trong đống rác để tìm gián đất

Ảnh: Vũ Phượng

Bàn tay ông Khanh thoăn thoắt bới đất để tìm gián

Ảnh: Vũ Phượng

Bản thân ông Khanh cũng là dân câu cá nên biết cá bông lau, cá ngát, cá trê, cá tra bể chỉ khoái gián do có trứng. Vậy là ông tự mày mò trở một thành thợ săn gián chính hiệu. Dân câu cá thì chỉ biết trước đó ông làm ở tiệm lưỡi câu của ông Chín nên đặt luôn cho ông biệt danh là “Chín gián”.

Thời gian đầu, ông dùng vỏ sầu riêng như mọi người gợi ý để dụ gián, nhưng không khả quan vì đến mùa mới có mà hay bị chuột cống tha đi mất. Sau đó ông dùng nước đường nấu ngọt để dụ gián, thì lại phát hiện ra độ keo của đường không đủ để giữ được chân gián nên ông đổi qua mạch nha.

Cứ vậy, mỗi ngày hai chặp sáng, đêm, ông Khanh xách đồ nghề đi săn gián đất và gián đỏ [gián cống].

Săn gián nuôi cả gia đình

Ông Khanh tâm sự, nghề săn gián tuy bay mùi khó chịu, mỗi lần đi làm về ông chà chanh muốn rát tay chân nhưng mùi vẫn thoang thoảng khắp nhà. Do đó, thời gian đầu vợ ông và con cái không ủng hộ. Nhưng đây là nghề không cần vốn, có thu nhập tức thời, phù hợp điều kiện sức khỏe nên ông dần thuyết phục được gia đình.

Gián đất có kích thước nhỏ, màu tối lẫn vào màu đất nên đòi hỏi người bắt phải nhanh tay, mắt sáng

Ảnh: Vũ Phượng

Thậm chí, vợ ông là bà Trần Thị Kim Anh [58 tuổi] khi rảnh cũng phụ chồng xách đồ nghề tìm cống để săn gián. Từ đó, kinh tế gia đình ổn định hơn, vợ chồng ông bà đêm đêm mỗi người đi một hướng, 1 – 2 giờ sáng mới về đến nhà. Ngày qua ngày, ông bà nuôi cả 4 người con khôn lớn bằng những đồng tiền chân chính của mình, không phải vay mượn ai.

Theo lời ông Khanh, mỗi lon gián đất hơn 100 con thường bán được 50.000 đồng. Gián đỏ cũng có giá 50.000 đồng, nhưng được cho vào chai nước lít rưỡi, chích lỗ xung quanh để gián có không khí thở.

Ở trong con hẻm với không gian yên tĩnh, vợ chồng ông bà nuôi thêm gà như một thú vui

Ảnh: Vũ Phượng

“Gián đỏ là cứ phải sau 10 giờ đêm nó mới chui ở cống lên, chỗ nào càng tối, càng yên tĩnh thì gián càng nhiều. Mỗi lần tôi chọc que có quết mạch nha xuống, để chừng 5 phút kéo que lên là có cả chục con bám ở đó rồi nên làm khỏe re”, ông Khanh bộc bạch.

Ngày ông Khanh mới vào nghề, khu Đầm Sen, cầu vượt Cây Gõ ngày nay còn nhiều đất trống nên ông chẳng cần đi đâu xa, ngày nào cũng quanh quẩn phạm vi 2km quanh nhà nhưng vẫn mang về được kha khá chiến lợi phẩm.

Gián đất được bán 50.000 đồng/lon

Ảnh: Vũ Phượng

Gián đỏ thì bán theo chai, cũng có giá 50.000 đồng/chai

Ảnh: Vũ Phượng

Sau này, nhà cửa mọc lên sát nhau, đất trống trở nên hiếm hoi, để săn gián đất ông Khanh phải đi khoảng 6 – 8km, gián đỏ thì cứ ra cống ban đêm là bắt được khá nhiều vì gián sinh sản nhanh và có tập tính đêm đi tìm thức ăn.

Ông Khanh ví von: “Hồi đó tôi bán 30.000 đồng một lon gián đất, mà bên trong nhiều lắm. Bây giờ ngày càng khó khăn, tôi rút bớt gián xuống mà giá lên 50.000 đồng mỗi lon. Vậy chứ không đắt đỏ gì đâu, vì hồi đó 20.000 đồng có thể mua được mấy ký gạo, mua đồ ăn nữa cũng chưa chắc gì hết đâu. Ngày nay 50.000 đồng ăn tô hủ tiếu với ly cà phê cóc là hết sạch”.

Mồi dụ gián đỏ của ông Khanh là mạch nha

Ảnh: Vũ Phượng

Để thuận tiện cho việc chộp gián, ông Khanh không mang bao tay nên bị miểng chai cắt tay là chuyện cơm bữa. Rắn, rết ông cũng gặp thường, nghe có vẻ sợ mà ông kể tỉnh rụi: “Mới đầu bị mấy con đó cắn tôi còn nhức, còn đau, giờ riết thấy bình thường. Trước tôi bắt trong chùa Gò còn gặp bọ cạp nữa kìa, bằng ngón chân cái này nè. Hồi mới vô nghề tôi sợ nên đập nó chết, còn sau lấy cây khều đi đâu thì đi chứ mình giết nó làm chi, mấy con rắn này cũng vậy, tôi lấy cây khều nó đi à”.

Những tai nạn nghề nghiệp được ông kể lại cho hàng xóm nghe, nhiều người khuyên ông gặp thì bắt luôn, về cũng kiếm thêm được năm bảy chục, mà ông chỉ cười khẩy đáp rằng, không ham làm gì, sơ sẩy bị cắn là nghỉ mất cả tuần lễ.

Sau mỗi lần làm việc, ông bà đều chà tay với chanh nhiều lần nhưng vẫn không thể hết mùi gián

Ảnh: Vũ Phượng

Bà Kim Anh thì chỉ đi săn gián đỏ về đêm nên ít gặp rắn, rết như chồng. Nhiều đêm vào chợ Bình Thới, săn được gián nhiều quá, bà quên luôn cả giờ về.

Vợ chồng bà hay đùa với nhau rằng, cả Sài Gòn chắc chỉ còn mình ông bà làm nghề "độc" này nên ráng bám trụ đến hết cuộc đời mới thôi. “Đạp xe đạp đi săn gián vậy mà hay à nhen, có lao động nên người tôi khỏe re, không bệnh tật gì, mắt sáng, tay nhanh nhẹn. Nhiều thằng bạn bằng tuổi tôi giờ lèm kèm nhìn ớn lắm”, ông Khanh hào hứng.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề