Con tê tê sống ở đâu

Tê tê đất là loài tê tê lớn nhất hiện nay và đang có nguy có tuyệt chủng do nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép diễn ra tràn lan. Việc nắm rõ đặc điểm, hình dáng và tập tính sinh sống của chúng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc bảo tồn loài sinh vật này.

Tìm hiểu về đặc điểm của tê tê đất

Tê tê đất có tên khoa học là Manis gigantea – một loài động vật có vú thuộc họ Manidae, bộ Pholidota. Đây là loài có kích thước lớn nhất trên thế giới. Chính vì lý do này mà chúng còn được biết đến với tên gọi khác là tê tê khổng lồ.

Hình ảnh tê tê đất trong tự nhiên

Cũng giống như những loài tê tê như tê tê vàng, toàn thân tê tê đất được bao phủ bởi lớp vảy rất cứng có màu nâu hoặc nâu đỏ có thành phần chính là keratin. “Bộ áo giáp” này sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi các mối đe dọa từ kẻ thù của chúng.

Loài động vật này có cái đầu nhỏ, thân phình to và có đuôi dài. Bàn chân của chúng có 3 móng vuốt sắc nhọn để đào hang và tìm kiếm thức ăn. Điều thú vị của loài tê tê đất là mắt của chúng cũng có lông mi và không có răng.

Một con trưởng thành có thể lên tới 140cm [4.6ft] đối với con đực và con cái dài khoảng 125cm [4ft]. Khối lượng trung bình cũng lớn hơn các loài tê tê khác rất nhiều. Trọng lượng lớn nhất từng được ghi nhận của tê tê đất là 33kg.

Khi di chuyển, phần lớn trọng lượng của chúng sẽ dồn về chân sau. Chiếc đuôi sẽ có tác dụng giữ thăng bằng giúp loài động vật này có thể đứng bằng hai chân sau.

Hiện nay, tê tê đất sinh sống nhiều ở các quốc gia Châu Phi. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Uganda, Kenya và Tanzania.

Do môi trường sống bị phá hủy, diện tích rừng bị thu hẹp và tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép diễn ra tràn lan nên số lượng loài sinh vật này đang bị suy giảm nhanh chóng.

Tập tính và hành vi của con tê tê đất

Mặc dù là loài có kích thước khá lớn, nhưng tê tê khổng lồ lại có bán tính rất nhút nhát. Ban ngày, chúng thường ngủ trong hang và sẽ hoạt động khi đêm về. Khi ngủ, chúng thường cuộn tròn lại để tránh sự tấn công của kẻ thù.

Bình thường, tê tê đất thường sinh sống đơn lẻ một mình. Với bộ móng vuốt dài, loài động vật này sẽ đào hang sâu xuống dưới lòng đất để cư trú và ngủ. Một con tê tê có thể đào nhiều hang khác nhau để cư trú.

Tê tê khổng lồ thường đặt con non lên đuôi trong khi di chuyển

Cũng giống như các loài tê tê khác, thức ăn chủ yếu của tê tê đất là các loài côn trùng không xương sống như kiến, mối, dế,… Chúng có cơ quan khứu giác và chiếc lưỡi dài rất nhạy bén để phát hiện thức ăn trong đêm tối. Ngoài ra, chúng cũng có thể trèo lên cây để lấy thức ăn hoặc tránh kẻ thù.

Với bộ móng vuốt dài, loài động vật này dễ dáng đào xuống các tổ kiến, mối để lấy thức ăn. Chiếc lưỡi dài tiết ra chất nhờn để dính côn trùng và đưa vào trong miệng.

Có rất ít thông tin về tập tính sinh sản của tê tê đất do chúng thường chỉ hoạt động ban đêm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tháng 9 và tháng 10 hàng năm sẽ là mùa sinh sản của loài này. Tê tê mẹ sẽ mang thai khoảng 139 ngày, mỗi lần sinh nhiều nhất là 2 con non.

Con non mới sinh thường nặng khoảng 500g và lớp vảy mềm của chúng sẽ cứng lại sau vài ngày. Tê tê đất non thường tiết ra chất dịch màu vàng để con mẹ nhận biết và bảo vệ chúng khỏi nguy hiểm.

Sau thời gian khoảng 6 tháng, tê tê non sẽ tách khỏi con mẹ và sinh sống độc lập.

Tê tê khổng lồ thường đặt con non lên đuôi trong khi di chuyển

Đặc điểm phân bố và môi trường sống của tê tê đất

Tê tê khổng lồ phân bố chủ yếu ở các nước Châu Phi. Các nước tập trung mật độ tê tê đất lớn nhất là Uganda, Kenya và Tanzania.

Các khu nơi thường xuất hiện tê tê đất là những vùng thảo nguyên, rừng nhiệt đới hoặc khu vực canh tác nông nghiệp. Đây là những nơi chúng dễ dàng tìm kiếm thức ăn do có lượng côn trùng lớn.

Tê tê đất sống ở những điều kiện môi trường khác nhau

Do không có bộ lông bên ngoài, nên quá trình trao đổi chất của chúng diễn ra chậm và không thích nghi được với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì vậy, những nơi có nhiệt độ ổn định từ 17 – 36 độ C, ít có thay đổi về thời tiết và nhiều nước cũng là môi trường thích hợp để tê tê khổng lồ sinh sống và phát triển.

Tê tê đất thường chỉ tồn tại được trong môi trường tự nhiên. Đây là loài rất kén chọn và không ăn thức ăn lạ cùng với việc dễ bị nhiễm bệnh, nên chúng hầu như không thể tồn tại lâu trong môi trường bị nuôi nhốt.

Thực trạng hiện nay của tê tê đất

Theo Sách Đỏ IUCN năm 2008, Manis gigantea được phân loại vào nhóm động vật bị đe dọa và dễ bị tổn thương do số lượng loài bị giảm liên tục.

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tê tê đất bị đe dọa tuyệt chủng bao gồm:

  • Tình trạng chặt phá rừng tràn lan làm cho môi trường sống của tê tê khổng lồ bị thu hẹp.
  • Do hoạt động săn bắt và buôn bán các loài động vật hoang dã trái phép diễn ra không kiểm soát làm cho số lượng tê tê đất giảm nhanh.

Theo thống kê của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Hoa Kỳ, tê tê là một trong những loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới.

Hiện nay, tê tê đất bị con người săn bắt và buôn bán để sử dụng làm thức ăn trong các nhà hàng, vảy của chúng sử dụng trong y học, thậm chí có một số nơi dùng để làm các đồ về tâm linh.

Có rất nhiều đồn đại về tác dụng của tê tê trong y học nhưng chúng đều chưa được khoa học kiểm chứng. Vì vậy, bạn đọc không nên sử dụng các sản phẩm từ tê tê đất để chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Ngoài các nguyên nhân trên, việc bảo tồn tê tê khổng lồ cũng trở nên khó khăn hơn vì đây là một loài rất khó nuôi nhốt. Các cá thể tê tê đất được nuôi nhốt trong các viện bảo tồn sinh học thường không thể tồn tại quá lâu, gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu về tập tính, đặc điểm của loài.

Số lượng tê tê đang giảm nhanh chóng do buôn bán động vật hoang dã trái phép

Những việc cần làm ngay để bảo tồn tê tê đất

Để hạn chế việc suy giảm về số lượng tê tê khổng lồ và bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng, chúng ta cần thực hiện những việc sau:

  • Tăng cường kiểm tra, bảo vệ tại các khu bảo tồn, rừng để hạn chế tình trạng săn bắt trái phép động vật hoang dã.
  • Hoàn thiện chính sách và pháp luật để bảo vệ tê tê đất và động vật hoang dã, ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép.
  • Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc tiêu thụ tê tê tại các nhà hàng, tiệm thuốc.
  • Thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã để cải thiện sức khỏe bằng việc tuyên truyền trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.
  • Không sử dụng các sản phẩm từ tê tê đất nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung.
  • Hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, cải thiện môi trường sống cho các loài động vật.
Hãy cùng chung tay bảo vệ loài tê tê đất

Các biện pháp chống buôn bán động vật hoang dã nói chung và tê tê đất nói riêng cần phải được thực hiện đồng nhất và cần có sự tham gia của tất cả mọi người thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực.

Hội nghị Iwt Hà Nội 2016 đã diễn ra trong 2 ngày 17 và 18 tháng 11 đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Bạn đọc có thể tham khảo tại: //www.cms.int/en/eventcalendar/3rd-international-wildlife-trade-conference-iwtc

Bài viết trên đã cung cấp chi tiết về đặc điểm, tập tính và thực trạng nguy cấp của tê tê đất hiện nay. Hãy cùng chung tay ngăn chặn tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép để bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Đó cũng là một cách để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Bác sĩ Trần Hùng 27/09/2019

Tê Tê là còn gì? Đây là một loài động vật có vú còn được người miền Trung và Nam gọi với tên dân dã là con trút, người Ba Na ở Tây Nguyên gọi là Prên pui. Để hiểu rõ hơn về con tê tê cũng như vảy con tê tê có tác dụng gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tê tê là con gì?

Tê Tê có tên khoa học là Manis Pentadactyla, toàn thân được bao phủ các vảy cứng chồng chéo lên nhau. Thức ăn của Tê Tê là kiến và mối, chúng sử dụng chiếc lưỡi dính có chiều dài lên tới 40cm để bắt con mồi. Đặc biệt Tê Tê có thể cuộn mình thành quả bóng chặt vô cùng nhanh chóng khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Một số đặc điểm của loài tê tê:

  • Đầu tê tê dẹt hơn so với toàn thân, dài ra đằng trước và nhọn dần về phía miệng. Tê Tê không có răng, mắt tròn hơi sũng vào trong.
  • Chân Tê Tê rất ngắn và mập mạp, móng dài nên chúng không di bằng cách đạp chân xuống đất mà co 2 chân trước rồi giẫm lên 2 mu bàn chân
  • Phần đuôi Tê Tê có chiều dài tương đương với phần thân của nó khoang 30-100cm.

  1. Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của tê tê là kiến và mối. Ngoài ra, chúng có thể ăn các động vật không xương sống khác như ấu trùng ong, ruồi, giun và dế. Chính vì chế độ ăn này mà chúng cực kỳ khó duy trì trong điều kiện nuôi nhốt. Chúng thường không ăn những loài côn trùng lạ hoặc bị bệnh khi ăn thức ăn lạ.
  2. Kiếm ăn: Trước khi tận dụng chiếc lưỡi dài để bắt mồi, Tê Tê dùng 2 chân trước để phá tổ con trùng tìm kiếm thức ăn. Sau khi con mồi đã được nằm gọn trong chiếc lưới dính, chúng sẽ đẩy con mồi vào bụng rất nhanh.
  3. Tự vệ: Khi ngủ hoặc cảm thấy có dấu hiệu không an toàn, Tê tê sẽ cuộn tròn thân mình lại để phòng có sự tấn công của kẻ thù. Đây cũng là cách chúng bảo vệ tê tê con, nghĩa là khi gặp nguy hiểm, tê tê mẹ sẽ giấu tê tê con ở dưới bụng, cuộn tròn người lại. Vẩy tê tê rất ấm và mềm vì vậy sẽ không làm tổn thương tê tê con.
  4. Sinh sản: Tê tê là loài lưỡng tính nên việc giao phối khá khó khăn. Con đực sẽ hấp dẫn con cái bằng cách để lại nước tiểu và đợi con cái đến. Tê tê mang thai trong khoảng 120-150 ngày. Chúng có thể ẩn nấp trong hang 2-4 tuần sau đó mới ra ngoài đẻ. , mỗi lần đẻ được 1-3 con, tê tê con có trọng lượng từ 80 đến 450g.

Vảy tê tê có tác dụng gì?

Theo YHCT, vảy tê tê được gọi là xuyên sơn giáp, vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn, giảm sốt, lợi sữa. Tuy vậy, nhiều người đồn rằng, vảy tê tê có tác dụng chữa bách bệnh, cả những bệnh nan y, ung thư. Do đó mà tê tê đang bị săn lùng và nâng giá quá khủng khiếp.

Theo Cục Kiểm lâm Việt Nam cho biết, thực chất những lời đồn đại về tác dụng của vảy tê tê trên được bắt nguồn từ những tay buôn động vật hoang dã. Chúng bịa đặt thông tin một cách thái quá nhằm nâng giá kiếm lời. Giá một con tê tê trên thị trường lên đến cả 10 triệu đồng.

Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm V [nhóm động vật nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng]. Nguyên nhân vì chúng bị săn bắt quá nhiều để làm thuốc hoặc buôn bán qua biên giới. Để bảo vệ tê tê, Sách đỏ Việt Nam đề nghị cấm săn bắt, buôn bán tê tê và vảy của chúng…

Phân loại

Có 8 loại tê tê bao gồm:

  • Tê tê Trung Quốc [ Manis pentadactyla ] – Nguy cấp nghiêm trọng
  • Sunda tê tê [ Manis javanica ] – Nguy cấp nghiêm trọng
  • Tê tê Ấn Độ [ Manis crassicaudata ] – Có nguy cơ tuyệt chủng
  • Palang tê tê [ Manis Culionensis ] – Có nguy cơ tuyệt chủng
  • Tê tê mặt đất [ Smutsia temminckii ] – Dễ bị tổn thương
  • Tê tê bụng trắng [ Phataginus tricuspis ] – Dễ bị tổn thương
  • Tê tê khổng lồ [ Smutsia gigantea ] – Dễ bị tổn thương
  • Tê tê bụng đen [ Phataginus tetradactyla ] – Dễ bị tổn thương

Tê tê sống ở đâu?

Tê tê thường tập trung sinh sống ở những khu rừng nhiệt đới và ngập nước, khu vực phát quang và trồng trọt. Nói chung chúng sẽ xuất hiện nhiều ở những nơi có thể tìm kiếm được lượng lớn thức ăn [Côn trùng]. Đặc biệt số lượng Tê tế Châu Á đang bị đe dọa nghiêm trọng do mất môi trường sống. Các hoạt động nông nghiệp ngày càng mở rộng với mục đích sử dụng khác nhau dã dần lấn chiếm môi trường sống của loài này.

Tê tê đào hàng rất sâu để ngủ và làm tổ có chứa các buồng tròn. Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện được các buồng lớn của tê tê trên cạn đủ lớn để con người có thể bò vào trong đó và đứng lên. Một số loài tê tê khác như tê tê Sunda ngủ trong hốc cây hoặc khúc gỗ.

Sự thật ít biết về con tê tê

  1. Tê tê có nghĩa là “cuộn tròn lại”: Tê tê có tên tiếng anh là “pangolin”, trong tiếng Mã Lai có nghĩa là “cuộn tròn lại”. Cái tên này xuất phát từ cơ chế phòng thủ của tê tê. Chúng cuộn tròn người lại như quả bóng khi gặp nguy hiểm. Với đặc điểm này, loài tê tê càng dễ bị săn bắt hơn bởi người thợ săn chẳng cần tốn sức để bắt chúng.
  2. Không ai xác định được tuổi thọ của tê tê: Các nhà khoa học cho rằng tê tê có thể sống thọ đến 20 năm trong môi trường tự nhiên. Bởi họ đã tìm thấy cá thể tê tê sống đến 19 năm. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhốt tù túng, loài tê tê có thể bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy mà các nhà khoa học vẫn chưa biết tuổi thọ trung bình của loài này là bao lâu.
  3. Loài động vật có vú duy nhất có lớp vảy cứng: Đúng thế, tê tê là loài động vật có vú duy nhất trên thế giới sở hữu một lớp vảy cứng cáp bao quanh phần thân, chỉ chừa phần bụng và chiếm tới 20% trọng lượng của cơ thể. Lớp vảy này được cấu tạo từ keratin giống như móng vuốt, sừng hoặc lông của các động vật có vú khác.
  4. Độ dài của lưỡi lớn hơn chiều dài cơ thể: Lưỡi của tê tê khi được kéo dãn hết cỡ có thể đạt tới chiều dài là 0,4m, dài hơn cả chính cơ thể của nó.
  5. Tê tê cũng có nọc độc: Khi bị kẻ thù tấn công, tê tê thường cuộn mình lại như quả bóng, rồi tấn công kẻ thì bằng chiếu đuôi sắc nhọn của mình. Ngoài ra, tê tê có thể tiết ra một loại acid chứa chất độc tương tự như loài chồn hôi.
  6. Để ăn thịt tê tê không hề dễ: Ngoài con người, kẻ thù chính của tê tê chính là sư tử, hổ và báo. Tuy nhiên, với bộ vảy cứng chắc ngay đến cả sư tử có bộ hàm chắc khỏe cũng khó có thể làm gì được tê tê.
  7. Tê tê có thị lực kém: Trong số 8 loài tê tê, chỉ có loài tê tê sinh sống tại Tây và Trung Phi là hoạt động vào ban ngày, còn tất cả các loài còn lại đều hoạt động về đêm. Chính vì điều này mà mắt của tê tê rất nhỏ, cho thấy thị lực của tê tê rất kém, chúng thường dùng lưỡi để đánh hơi và kiếm thức ăn.

Trên đây là bài viết chia sẻ tê tê là con gì và một số điều thú vị về loài động vật này. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình được thông tin bổ ích. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết!

4.7/5 - [3 bình chọn]

Nội dung liên quan:

  1. Quỷ Tasmanian loài quỷ kì lạ với những hành vi kì quặc
  2. Con bọ ngựa ăn gì? 8 sự thật về loài bọ ngựa phong lan
  3. Con lười là con gì? Ăn gì? Có biết bơi không? Có rời khỏi cây không
  4. Gấu trúc đỏ sống ở đâu? Loài động vật đáng yêu nguy cơ tuyệt chủng
  5. Quokka là con gì? Loài động vật hạnh phúc nhất thế giới
  6. Các loài rắn không độc ở Việt Nam và thế giới
  7. Bọ cánh cam ăn gì? Các giai đoạn phát triển và tác dụng của bọ rùa
  8. Aardvark là con gì? Hành vi kì lạ và thức ăn của loài lợn đất
  9. Sóc đất ăn gì? Cách nuôi và huấn luyện ngay tại nhà
  10. Con voi ăn gì? Có màu gì? Sống ở đâu

Video liên quan

Chủ Đề