Đà nẵng giãn cách xã hội bao lâu

Phong tỏa một khu vực dân cư sau khi xác định ca COVID-19 liên quan ở TP Đà Nẵng sáng 16-7 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Trong sáng 16-7, kết quả xét nghiệm cho thấy số ca COVID-19 trên địa bàn Đà Nẵng tăng vọt. Đáng chú ý là việc số ca COVID-19 trong cộng đồng tại nhiều địa bàn đã có trường hợp F0 trước đó tăng mạnh. 

Trước tình hình này, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã triệu tập cuộc họp khẩn trong cuối giờ sáng để bàn giải pháp chống dịch. Theo ghi nhận trên địa bàn thành phố hiện có 9 chuỗi lây nhiễm phức tạp liên quan đến khu công nghiệp, tiệm cắt tóc, khu bờ hồ Hàm Nghi…

Theo bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, hiện nay Đà Nẵng có nhiều ca COVID-19 được phát hiện khi có triệu chứng ho sốt trong cộng đồng, tình hình dịch bệnh tại thành phố ở nguy cơ rất cao. 

Ngành y tế đề xuất áp dụng chỉ thị 16 ở 4 phường gồm: Hòa An [quận Cẩm Lệ]; Hòa Khánh Bắc [quận Liên Chiểu]; An Khê, Thạc Gián [quận Thanh Khê].

Ông Nguyễn Văn Quảng - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho rằng một số giải pháp phòng dịch trước đây của Đà Nẵng cần phải cập nhật để phù hợp bởi virus biến chủng mới có nguy cơ lây lan nhanh. 

Ông Quảng yêu cầu các quận, huyện, đơn vị chức năng phải quyết liệt dập dịch và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch. Cần chủ động trong việc phong tỏa, thực hiện xét nghiệm diện rộng để rà soát dịch và đặc biệt phát huy vai trò tổ COVID-19 cộng đồng.

Ông Quảng cũng thống nhất ý kiến phong tỏa 4 phường thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ gồm: An Khê, Thạc Gián [quận Thanh Khê]; Hòa An [quận Cẩm Lệ]; Hòa Khánh Bắc [quận Liên Chiểu].

Đà Nẵng có 27 ca mắc mới, trong đó có 18 người là công nhân

TRƯỜNG TRUNG

Đến 8h ngày 26/8, thành phố Đà Nẵng sẽ kết thúc 10 ngày thực hiện Quyết định 2836 và Quyết định 2788 của UBND thành phố Đà Nẵng về bổ sung các biện pháp phòng chống dịch Covi-19 với tinh thần “ai ở đâu thì ở đó”. Phóng viên Thanh Hà, phỏng vấn nhanh ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về kết quả 8 ngày qua và kế hoạch sau ngày 26/8.

Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trả lời phỏng vấn báo chí.

PV:Thưa ông, đến nay Đà Nẵng đã qua 8 ngày thực hiện chủ trương "ai ở đâu thì ở đó", ông có thể đánh giá những kết quả ban đầu?

Ông Lê Trung Chinh: Chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm sàng lọc hộ gia đình và phát hiện ra một số ca F0 và đưa đi điều trị. Tôi nghĩ là chúng ta đã đạt được những mục tiêu chúng ta đã đề ra.

PV: Vậy kế hoạch sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội triệt để, kịch bản tiếp theo sau 10 ngày “ai ở đâu thì ở đó” là gì?

Ông Lê Trung Chinh: Mặc dù chúng ta đã đạt được những kết quả. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp cho nên 10 ngày đến, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp mạnh để cố gắng phát hiện ra những ca F0 trong cộng đồng.

Theo đó, thành phố sẽ cho một vài hoạt động trở lại nhưng tinh thần kiểm soát đảm bảo công tác phòng chống dịch.

PV: Thưa ông người dân có được phép ra đường hay không. Thành phố có nới lỏng lệnh giãn cách hay không. Những vùng xanh người dân có được nới lỏng hay không?

Ông Lê Trung Chinh:

 Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có số vùng nguy cơ cao và nguy cơ chiếm rất lớn. Còn vùng nguy cơ thấp thì ít thôi. Vì vậy, tinh thần xem như toàn bộ thành phố chúng ta thực hiện nghiêm việc “ai ở đâu thì ở đó”.

Chỉ có một số bộ phận cũng như một số doanh nghiệp được hoạt động nhưng kiểm soát chặt chẽ, xét nghiệm, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch.

PV: Cụ thể thì chúng ta kéo dài thêm bao lâu nữa?

Ông Lê Trung Chinh: Chúng tôi dự kiến thêm 10 ngày nữa.

PV: Từ trưa đến giờ, trên mạng xã hội lan truyền thông tin thành phố kéo dài Quyết định Chỉ thị 05 và Quyết định 2788 đến ngày 5/9, ông xác nhận thế nào?

Ông Lê Trung Chinh:

Việc này cũng chỉ dự kiến tinh thần như vậy. Những vùng nguy cơ thấp thì chúng ta thực hiện Chỉ thị 05, còn lại chúng ta tiếp tục thực hiện Quyết định 2788 và Quyết định 2836 về bổ sung các biện pháp cấp bách về phòng chống dịch Covid-19.

PV: Nếu cái dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội triệt để, thành phố tổ chức cung ứng lương thực, thực phẩm như thế nào cho người dân?

Ông Lê Trung Chinh:

Có thể nói rằng, thành phố rất quan tâm đến công tác an sinh. Chúng tôi giao Sở Công thương phối hợp với UBND các quận huyện đảm bảo cung ứng cho người dân trong 10 ngày tới.

PV: Vậy ngành y tế có tiếp tục xét nghiệm không, thưa ông?

Ông Lê Trung Chinh:Lực lượng y tế trước đây làm công tác chuyên môn, nay vẫn tiếp tục làm công tác chuyên môn, điều trị, tiếp tục tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Xin cảm ơn ông!

Đà Nẵng: Từ 18 giờ 00 phút ngày 31/7 thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố

[ĐCSVN] - Kể từ 18 giờ 00 phút ngày 31/7/2021 cho đến khi có thông báo mới, TP. Đà Nẵng thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; tổ dân phố cách ly với tổ dân phố; thôn cách ly với thôn; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện.

Đây là nội dung Chỉ thị số 05-CT/TU vừa được UBND TP. Đà Nẵng ban hành thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn TP Đà Nẵng để phòng, chống dịch COVID-19.

Tại Chỉ thị trên, UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu mọi người dân không được ra khỏi nhà, trừ các trường hợp sau: Đi mua lương thực, thực phẩm; cấp cứu, khám chữa bệnh, xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm chủng, mua thuốc chữa bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác như: Thiên tai, hỏa hoạn; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở nhà nước, tác nghiệp báo chí, đi làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các nhà máy, cơ sở sản xuất; tham gia điều khiển phương tiện vận chuyển giao nhận hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu; thực hiện các nhiệm vụ vệ sinh môi trường đô thị, xử lý sự cố điện, nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin, phòng chống dịch theo quy định. Các trường hợp đặc biệt khác khi được sự đồng ý của Chủ tịch UBND thành phổ bằng văn bản.

Từ 18 giờ 00 phút ngày 31/7 , người dân Đà Nẵng ra ngoài cần phải có giấy tờ sử dụng đủ điều kiện lưu thông.

Chỉ thị cũng quy định: Khi ra ngoài trong các trường hợp kể trên, người dân cần tuân thủ: Có giấy tờ sử dụng đủ điều kiện lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội như: Giấy đi đường [Giấy đi đường do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, UBND phường, xã cấp theo mẫu thống nhất trên toàn địa bàn TP; Thẻ nhà báo hoặc Thẻ đi chợ kèm theo giấy tờ tùy thân].

Thực hiện nghiêm quy định 5K; giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét khi giao tiếp; không tụ tập quá 02 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện bắt buộc khai báo y tế hàng ngày.

UBND TP. Đà Nẵng lưu ý, người dân không được ra khỏi TP trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị này. Người dân chỉ được phép di chuyển vào TP vì lý do công vụ, phòng, chống dịch, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, làm việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh được phép hoạt động phải thực hiện khai bảo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của TP. Các trường hợp đặc biệt khác do Chủ tịch UBND TP xem xét, quyết định.

Chỉ thị yêu cầu UBND các quận, huyện tự quyết định thiết lập các chốt kiểm soát ở các khu dân cư, trên các đường giao thông chính; thành lập các tổ tuần tra cơ động liên ngành để kiểm tr, kiểm soát việc thực hiện giãn cách và xử lý các hành vi vi pham.

UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu tạm dừng hoạt động tất cả các cơ sở kinh doanh, dịch vụ [kể cả hoạt động bán mang về của các nhà hàng, cửa hàng, quán ăn uống], trừ các trường hợp được hoạt động như: Siêu thị, siêu thị mini, chợ dân sinh, cửa hàng tạp hoá bán hàng thiết yếu; của hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tự tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng, chống dịch; cơ sở dịch vụ khám, chữa bệnh; cừa hàng kinh doanh ga, xăng dầu; ngân hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, bổ trợ doanh nghiệp [như đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo hiểm...], bổ trợ tư pháp [như công chứng, luật sư, đấu giá, thừa phát lại, trọng tài thương mại, tư vấn pháp luật, quản lý, thanh lý tài sản...], kho bạc, chứng khoán.

Các hoạt động được phép duy trì: Khách sạn sử dụng là cơ sở cách ly y tế tập trung cho người có nhu cầu. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thư tín, phát hành báo chí. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất và xuất nhập khẩu. Dịch vụ cung ứng suất ăn công nghiệp. Các trường hợp đặc biệt khác do Chủ tịch UBND TP xem xét, quyết định.

Các cơ sở, cá nhân cho phép được hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện phòng, chống dịch theo quy định; chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn chongười dân, người lao động và cộng đồng, kiểm soát toàn bộ người đến mua hànghoặc sử dụng dịch vụ; thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; tổ chức khai báo y tế bằng mã QR Code hoặc bằng giấy. Trường hợp thiếu trách nhiệm để xảy ra lây lan dịch bệnh sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.

Bắt đầu từ 18 giờ 00 phút ngày 31/7, Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội toàn TP .

UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu đối với các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất phải có phương án, kịch bản phòng, chống dịch theo quy định; cam kết đầy đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch; tổ chức sản xuất với phương án giãn 50% ca, kíp sản xuất, bộ phận quản lý làm việc trực tiếp không quá 50% số người tại trụ sở.

Chủ cơ sở sản xuất phải chủ động dừng sản xuất khi chưa đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định; trường hợp để xảy ra lấy lan dịch bệnh do thiếu trách nhiệm sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.

UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu dừng các hoạt động thi công tại tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn TP [kể cả các hoạt động xây dựng nhà dân]. Các công trình trọng điểm, cấp bách của TP chỉ được thi công khi được sự cho phép của UBND TP hoặc UBND các quận, huyện.

Các cơ quan, công sở nhà nước sắp xếp, bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, làm việc trực tiếp với số lượng không quá 50% tại trụ sở [trừ nhân viên y tế, lực lượng công an, quân đội và một số ngành đặc thù khác phục vụ phòng, chống dịch], đảm bảo cơ bản hoàn thành nhiệm vụ.

Dừng việc tiếp công dân trực tiếp tại tổ một của Trung tâm hành chính TP và quận, huyện, phường, xã [nhưng vẫn bảo đảm giải quyết, xử lý công việc của công dân và doanh nghiệp]; đẩy mạnh việc giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.

Dừng các hoạt động hội họp chưa thật sự cấp thiết trong trường hợp phải tổ chức các cuộc họp, sự kiện thì phải bảo đảm giãn cách 02 mét và tập trungkhông quá 20 người trong 01 phòng, ngoại trừ các cuộc họp, sự kiện quan trọng được cấp có thẩm quyền cho phép.

Người đứng đầu đơn vị quyết định phương án bố trí công việc, số lượng người làm việc và chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnhdo không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch./.

Tin, ảnh: Đình Tăng

TIN LIÊN QUAN

  • Châu Âu đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới
  • TP Hồ Chí Minh đã duyệt hỗ trợ tiền thuê nhà cho hơn 74.000 người
  • Ngành Công Thương tập trung thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát
  • TP Hồ Chí Minh: Hơn 168.000 hộ dân tham gia hiến đất mở rộng hẻm
  • “Có một nước Pháp thật đặc biệt trong mắt người Việt Nam”
  • Chàng trai khuyết tật truyền cảm hứng về nghị lực sống
  • Bình Dương: Kinh tế - xã hội tiếp tục khởi sắc

Video liên quan

Chủ Đề