Dân sự hóa các viện nghiên cứu quân độ

Trình bày đề dẫn hội thảo, Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam) nêu rõ, trong các kỳ đại hội gần đây, công tác giáo dục và đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước nói riêng luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm, thể hiện qua nhiều quyết sách mang tầm chiến lược.

Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục và đào tạo, Quân ủy Trung ương đã ra Nghị quyết số 1657-NQ/QUTW, ngày 20-12-2022 về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới.

Dân sự hóa các viện nghiên cứu quân độ

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam) trình bày dự thảo Đề án.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận, làm rõ vị trí, vai trò, chức năng của một số nhà trường Quân đội trong tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong đó khẳng định, việc một số cơ sở đào tạo trong Quân đội tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của các địa phương và đất nước...

Đặc biệt là phát huy được tiềm năng, thế mạnh, nhất là vai trò, trách nhiệm của Quân đội trong tham gia giải quyết những vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ 4.0, y tế, xây dựng Đảng ở chính quyền cơ sở, phát triển văn hóa... Qua đó tiếp tục nâng vị thế, vai trò của các nhà trường Quân đội với xã hội cũng như hệ thống giáo dục quốc dân.

Dân sự hóa các viện nghiên cứu quân độ

Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội phát biểu tại hội thảo.

Thực tế cho thấy, từ năm 2001 đến nay, 18 cơ sở đào tạo trong Quân đội đã đào tạo được hàng chục nghìn học viên, sinh viên với hơn 90% được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở khám chữa bệnh... trong toàn quốc. Trong đó có nhiều học viên, sinh viên được tuyển dụng vào Quân đội. Không ít người trở thành giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, nhạc sĩ, văn nghệ sĩ nổi tiếng...

Dân sự hóa các viện nghiên cứu quân độ

Quang cảnh Hội nghị.

Cùng với đó, hệ thống nhà trường Quân đội được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng toàn diện về mọi mặt, ngày càng chính quy, hiện đại. Chương trình đào tạo bài bản, đạt chuẩn theo quy định. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cơ sở đào tạo trong Quân đội có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật, giàu kinh nghiệm, phương pháp làm việc khoa học, tâm huyết, mẫu mực, trách nhiệm, hết lòng vì người học... Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để các cơ sở đào tạo trong Quân đội tiếp tục tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các đại biểu cũng nhất trí lộ trình thực hiện Đề án vào quý II-2024 và tổ chức tuyển sinh, tổ chức đào tạo từ năm học 2024-2025.

Dân sự hóa các viện nghiên cứu quân độ

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh phát biểu kết luận hội thảo.

Phát biểu kết luận hội thảo, thay mặt lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh yêu cầu cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam) sớm hoàn thiện Đề án, bảo đảm bố cục, nội dung, phạm vi, mục tiêu, lộ trình, giải pháp sát tình hình thực tế, có tính khả thi cao, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Bộ Quốc phòng đề xuất 8 cơ sở trực thuộc được tuyển sinh hệ dân sự, nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cao, tránh lãng phí nguồn lực sẵn có.

Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn với Học viện Kỹ thuật Quân sự chiều 13/12, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ Bộ Quốc phòng tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thay vì chỉ phục vụ riêng quân đội như hiện nay.

Từ năm 2002, các trường quân đội đã tuyển sinh được hơn 93.000 sinh viên hệ dân sự ở các trình độ. Đến năm 2017, theo nghị quyết 19, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, các trường quân đội từng bước giảm dần và đến năm 2021 dừng hẳn tuyển sinh hệ dân sự. Việc này nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức các đơn vị quân đội, khắc phục tình trạng có trường đào tạo hệ dân sự gấp nhiều lần hệ quân sự, nhưng đội ngũ cán bộ giảng dạy vẫn là của quân đội.

Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi các trường quân đội đủ điều kiện và có thế mạnh ở nhiều ngành, Bộ Quốc phòng đang hoàn thiện đề án tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại một số cơ sở đào tạo.

Ông Vịnh cho rằng điều này phù hợp và cần thiết bởi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đất nước là chức năng của Bộ Quốc phòng, được quy định trong Luật Quốc phòng. Việc này cũng giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giúp phát triển toàn diện các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Bộ Quốc phòng. Học viên, sinh viên ngoài được lĩnh hội kiến thức chuyên môn còn được rèn thể chất, tác phong, kỷ luật quân đội.

Dân sự hóa các viện nghiên cứu quân độ

Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Lê Huy Vịnh chia sẻ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, chiều 13/12. Ảnh: Dương Tâm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết đề nghị 8 cơ sở giáo dục được mở rộng tuyển sinh. Trong đó, Học viện Chính trị đào tạo các ngành nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, khoa học giáo dục và đào tạo. Học viện Quân y, Viện Y học cổ truyền quân đội, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108 đào tạo khối ngành sức khỏe.

Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự đào tạo khối ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ. Học viện Khoa học Quân sự đào tạo các ngành ngôn ngữ, văn học, văn hóa. Còn Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đào tạo các ngành văn hóa, nghệ thuật.

Theo ông Vịnh, Bộ Quốc phòng chỉ đưa ra đề xuất với những lĩnh vực có thế mạnh đào tạo. Ông đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng góp ý kiến để đề án của Bộ Quốc phòng sớm được thông qua.

Dân sự hóa các viện nghiên cứu quân độ

Phó giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự nêu đề xuất tại buổi làm việc với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Dương Tâm

Thiếu tướng Trần Xuân Nam, Phó giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự, cho biết học viện luôn sẵn sàng đào tạo hệ dân sự đối với các chuyên ngành kỹ thuật gắn liền với công nghệ nền, cuộc các mạng lần thứ tư và các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước và quân đội. Giai đoạn 2002-2018, học viện đã đào tạo khoảng 9.500 học viên các trình độ.

"Từ khi dừng tuyển sinh hệ dân sự vào năm 2019, học viện chịu những tác động không tích cực, nhất là khả năng giao lưu, hội nhập với các trường đại học, học viện trong hệ thống giáo dục quốc dân và các trường quốc tế", ông Nam nói.

Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện có khoảng 1.100 cán bộ, giảng viên, 45% có trình độ tiến sĩ. Về cơ sở vật chất, học viện có 7 khu vực đóng quân, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Hà Nội, Vĩnh Yên, TP HCM và Đồng Nai với nhiều phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại. Trong khi đó, mỗi năm học viện chỉ tuyển khoảng 600 học viên. Sau khi trừ số đi học ở nước ngoài, số học viên học tập tại trường chỉ khoảng 350. Trong 15 ngành đào tạo, có những ngành hai năm mới được giao chỉ tiêu một lần.

"Dừng tuyển sinh hệ dân sự là lãng phí về nguồn nhân lực và chưa hiệu quả trong sử dụng hệ thống cơ sở vật chất", ông Nam chia sẻ.

Ngoài ra, đại diện Học viện Kỹ thuật Quân sự mong muốn được tham gia đào tạo kỹ sư thiết kế chip bán dẫn do đủ nguồn lực và có thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu ngành này.

Dân sự hóa các viện nghiên cứu quân độ

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Học viện Kỹ thuật Quân sự tham quan một số sản phẩm nghiên cứu khoa học. Ảnh: Dương Tâm

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng với đội ngũ cán bộ, giảng viên rất mạnh như học viện, nếu chỉ đào tạo rất ít học viên, môi trường đào tạo sẽ thiếu sức sống, động lực để phát triển. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ giúp phát huy được nguồn lực của học viện.

Vụ trưởng Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy cho rằng Học viện Kỹ thuật Quân sự có nhiều nguồn lực, thế mạnh đào tạo ở các ngành kỹ thuật, công nghệ, những ngành đang được ưu tiên đào tạo hiện nay, trong đó có chip bán dẫn hay trí tuệ nhân tạo.

"Chúng tôi rất ủng hộ và sẽ trình với Bộ trưởng để đưa Học viện vào danh sách những đơn vị đào tạo nòng cốt trong kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực chip bán dẫn", bà Thủy nói.

"Đề án tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại một số cơ sở đào tạo trong Quân đội" dự kiến trình Chính phủ trong thời gian tới. Nếu được thông qua, đề án được thực hiện trong quý II năm 2024, tuyển sinh và đào tạo từ năm học 2024-2025 với chỉ tiêu tối đa là 2.000 sinh viên.