Đánh giá về thượng tướng trần văn trà năm 2024

2. Rạng danh Tổ quốc, cơ đồ Việt Nam - Dấu ấn nửa nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Tiếng Việt), tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương - Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại

3. Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam (Thousand years of Viet Nam National Civilization), tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (Ministry of Culture, Sports and Tourism - National Political Publishing House)

4. Cuba: Lịch sử Mỹ (Sách tham khảo), tác giả: Ada Ferrer

5. A, B, C về "nghề" lãnh đạo, quản lý (Xuất bản lần thứ hai), tác giả: Vũ Khoan

6. Vũ khí kinh tế: Sự trỗi dậy của các biện pháp trừng phạt kinh tế như một công cụ chiến tranh hiện đại (Sách tham khảo), tác giả: Nicholas Mulder

7. Ngoại giao kinh tế và những vấn đề đặt ra trong hội nhập quốc tế của Việt Nam, tác giả: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân

8. Chính sách công: Chính trị, phân tích và các lựa chọn, tác giả: Michael E. Kraft - Scott R. Furlong

9. Quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại - hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả: PGS.TS. Trần Quốc Toản

10. 50 năm Việt Nam - Ôxtrâylia: Xây đắp quan hệ ngày càng toàn diện, bình đẳng, tin cậy (Song ngữ Việt - Anh), tác giả: TS. Nguyễn Hồng Hải

11. Một vành đai, Một con đường: Hành trình dài của Trung Quốc đến năm 2049 (Sách tham khảo), tác giả: Michael H. Glantz, Robert J. Ross, Gavin G. Daugherty (Đồng tác giả)

12. Một số hình ảnh hoạt động của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về thăm, làm việc tại tỉnh Lạng Sơn, tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn

13. Tài liệu hỏi - đáp những nội dung cốt lõi trong tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương

14. Viết giữa dòng đời tôi sống, tác giả: TS. Luật sư Nguyễn Mạnh Thắng

15. Thần Hoàng và đình làng Bất Phí, tác giả: TS. Cung Khắc Lược, TS. Vũ Trí Tuệ, NCS. Nguyễn Quang Long

Tôi lại trở về Sài Gòn, nơi tôi đã từ đó ra đi kháng chiến năm 1945 và cũng là nơi tôi làm Trưởng đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự bốn bên tại Tân Sơn Nhất năm 1973. Nhưng lần này, ngày 30/4/1975, tôi cùng đoàn quân về Sài Gòn. Sài Gòn thực sự đã là Thành phố Hồ Chí Minh, tôi làm Chủ tịch Ủy ban quân quản ngay tại Dinh Độc Lập - Hội trường Thống Nhất ngày nay... Đồng chí Trần Văn Trà sinh trưởng ở làng Châu Sa, nay thuộc xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí gắn liền với mảnh đất Nam bộ. Đồng chí rất xứng đáng được tôn vinh là “Vị tướng của Thành đồng Tổ quốc”.

Đồng chí sinh ngày 15-9-1919 với tên khai sinh Nguyễn Chấn, trong một gia đình nghèo khó, không mảnh đất cắm dùi, cha làm thợ xây, mẹ buôn thúng bán bưng, chật vật lắm mới nuôi nổi hai con trai ăn học. Gia đình đồng chí có truyền thống yêu nước: ông nội là nghĩa quân Cần Vương; cha từng tham gia các cuộc đấu tranh thời kỳ 1930 - 1931. Đến lượt Nguyễn Chấn, ở tuổi 11 đã hăng hái đi rải truyền đơn, dán khẩu hiệu chống bọn cầm quyền. Đến năm 17 tuổi, đã có tấm bằng tiểu học trong tay, anh có thể tìm một việc làm không quá khó khăn, nhưng đã quyết định nộp đơn xin học Trường Kỹ nghệ thực hành ở Huế. Quá trình học tập, anh được giác ngộ về chủ nghĩa cộng sản và trở thành đảng viên năm 1938, ở tuổi 19. Nhưng cũng trong năm đó, anh bị địch bắt và kết án 6 tháng tù giam, đưa về quê quản thúc vô thời hạn. Thế là mất liên lạc với Đảng, lại mất cả tự do. Anh suy nghĩ và đi đến một quyết định. Chuyến tàu lửa cuối năm ấy đưa người cộng sản trẻ tuổi xuôi về phương Nam.

Từ nay người cộng sản trẻ tuổi mang trên Trần Văn Trà. Đặt chân đến thành phố Sài Gòn xô bồ, náo nhiệt, rất nhiều điều, nhiều sự việc lần đầu tiên mới biết, mới thấy. Nhưng đồng chí không hề bỡ ngỡ, vì có sẵn chủ đích. Thời kỳ này Trung ương Đảng đứng chân ở vùng Bà Điểm (Hóc Môn), phong trào cách mạng đang phát triển mạnh. Đồng chí liên lạc được với Kỳ bộ Việt Minh Nam kỳ, được giao phụ trách biên tập Báo Giải phóng. Rồi bị địch bắt ở Tân Định, tên trùm mật thám Bazin tra tấn dã man. Mãi đến sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945 mới được thả ra.

Cách mạng tháng Tám thành công ở Sài Gòn chưa đầy một tháng, ngày 23-9-1945, Nam bộ kháng chiến bùng nổ. Kỳ bộ chủ trương tạm lánh về Mỹ Tho để bảo toàn lực lượng, đảng viên Trần Văn Trà xin ở lại Sài Gòn và được chấp thuận. Đồng chí trực tiếp cầm súng đánh giặc như một chiến đấu viên thực sự ở mặt trận Cầu Bông. Tình hình buổi đầu có phần phức tạp do các lực lượng vũ trang chống Pháp tự động hình thành, phân tán cao độ, nhiều chính kiến khác nhau, lại có những đơn vị do phần tử cơ hội làm chỉ huy… Bức xúc trước tình hình trên, đồng chí Trần Văn Trà chủ động bàn bạc với Xứ ủy và Tỉnh ủy Gia Định thành lập Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Tô Ký là chỉ huy. Hoàng Dư Khương rồi sau đó không lâu Trần Văn Trà là chính trị viên. Đây là đơn vị vũ trang đầu tiên ở Nam bộ do Đảng trực tiếp tổ chức và lãnh đạo, có hệ thống chính trị viên từ trên xuống đến trung đội, phân đội.

Sau ngày Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 được ký kết, đồng chí Trần Văn Trà được giao nhiệm vụ về miền Trung Nam bộ để củng cố lại Khu 8 lúc này đang có nhiều khó khăn. Đồng chí tập hợp và phát triển lực lượng vũ trang, khôi phục phong trào chiến tranh du kích vươn lên hòa chung với toàn Nam bộ. Trên cương vị Khu bộ trưởng Chiến khu 8, đồng chí xây dựng vùng Đồng Tháp Mười thành căn cứ hiểm yếu và vững chắc, về sau là nơi đứng chân lâu dài của nhiều cơ quan, đơn vị, của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, của Bộ Tư lệnh Nam bộ. Tại đây đồng chí tổ chức rèn cán chỉnh quân và trực tiếp chỉ huy trận Giồng Dứa phục kích tiêu diệt đoàn xe địch trên lộ 4 giữa ban ngày, trận chiến đấu vang dội của quân dân Chiến khu 8. Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Chiến khu 8 nhanh chóng trưởng thành, ngày càng thiện chiến, trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù với những chiến thắng Tháp Mười, Mộc Hóa, La Bang…

Cho đến khi có Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đồng chí đảm nhiệm nhiều trọng trách: Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh Khu 7, Tư lệnh Phân liên khu miền Đông, Phó Tư lệnh Nam bộ. Mùa hè năm 1948, đồng chí Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn đại biểu quân dân chính Nam bộ hành quân ra Việt Bắc báo cáo tình hình với Bác Hồ và Trung ương. Trước ngày trở về, Bác Hồ đưa một thanh gươm rất đẹp và nói với đồng chí Trưởng đoàn: “Bác trao chú thanh gươm quý này đưa về để đồng bào Nam bộ diệt thù. Chú báo cáo với đồng bào rằng lòng Bác, lòng Đảng lúc nào cũng bên cạnh đồng bào. Chúng ta đồng lòng vì nước, nhất định chúng ta thắng”.

Tập kết ra Bắc, đồng chí Trần Văn Trà được phân công làm Phó tổng Tham mưu trưởng; tiếp theo kiêm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, Giám đốc Học viện Quân chính và Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương. Đồng chí được phong quân hàm Trung tướng ngày 31-8-1959. Đồng chí có công đề xuất, tổ chức buổi đầu việc xây dựng đường 559 trên rừng và đường 759 trên biển để chi viện vũ khí cho chiến trường.

Trở về miền Nam năm 1963, đồng chí Trần Văn Trà là Ủy viên Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân ủy, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Đồng chí trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo hầu hết các chiến dịch ở Mặt trận B2. Đồng chí là người

iên phong chủ trương và thực thi việc xây dựng các đơn vị chủ lực tập trung làm “quả đấm thép” để tiến hành những trận đánh lớn. Dấu ấn của đồng chí in đậm trong nhiều sự kiện quan trọng: cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia phái đoàn bốn bên thực hiện Hiệp định Paris 1973; giải phóng toàn tỉnh Phước Long, đòn trinh sát chiến lược then chốt đầu năm 1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh, trong trận quyết chiến mở cánh cửa thép Xuân Lộc, quân ta gặp nhiều khó khăn, Phó Tư lệnh thường trực Trần Văn Trà đích thân vượt sông Đồng Nai, đến Sở chủ huy Quân đoàn 4 ở La Ngà để nắm tình hình cụ thể. Đồng chí quyết định thay đổi cách đánh, chỉ kiềm chế trực diện và đánh mạnh phía sau, chia cắt cứ điểm Xuân Lộc khỏi hậu phương Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu – đánh theo phương án ấy, quân ta đã buộc địch tháo chạy khỏi Xuân Lộc một cách hỗn loạn.

Sau ngày toàn thắng, đồng chí Trần Văn Trà là Thượng tướng, Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn, rồi Tư lệnh Quân khu 7, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những năm cuối của thập kỷ 1970, đồng chí là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng.

Về hưu năm 1982, tuy sức khỏe giảm sút nhưng đồng chí không muốn nghỉ ngơi. Theo đề nghị của Tổng cục Chính trị, đồng chí cầm bút trực tiếp viết bộ hồi ký về 30 năm chiến tranh giải phóng trên mảnh đất Thành đồng Tổ quốc mà đồng chí là nhân chứng. Bộ hồi ký gồm 5 tập, đã xuất bản tập I và tập V. Đây là đóng góp quan trọng cuối đời của đồng chí vào kho tàng nghệ thuật quân sự và lịch sử quận đội. Ngoài ra, các tác phẩm còn mang lại nhiều hiểu biết bổ ích và cảm nhận sâu sắc cho bạn đọc rộng rãi.

Đồng chí Trần Văn Trà từ trần ngày 20-4-1996 trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng chí, đồng đội và đồng bào. Nhiều người nhắc lại lời đồng chí từng nói trong Lễ mừng thắng lợi tại Sài Gòn ngày 7-5-1975: “Dân tộc ta từ đây nhất định trường tồn và phát triển”. Với đồng chí, những gì đồng chí đã cống hiến cho đất nước, cho nhân dân vô cùng to lớn và quý giá, cũng sẽ còn mãi trên đời, trong lòng mọi người.