Đánh giá về truyện của nguyễn thị minh ngọc

Nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc bắt đầu viết từ trước năm 1975 với những truyện ngắn xuất hiện trên các tạp chí Tuổi Ngọc, Văn, Thời tập, tốt nghiệp Đại học Sân khấu sau năm 1975 và trải qua các nghề như đạo diễn, diễn viên, dạy học, viết văn và viết kịch bản.

  • Bấm vào đây để nghe tiết mục này
  • Download story audio

Nhà văn - đạo diễn Nguyễn thị Minh Ngọc – [Photo của Minh Ngọc] >> Xem hình lớn hơn

Ngoài việc sáng tác, Minh Ngọc từng là Chủ nhiệm Trường đào tạo Diễn viên nhà hát Trần Hữu Trang. Năm 2004 Minh Ngọc được bình chọn là “Nhân vật được vinh danh” bên ngành Sân khấu với vở kịch Giữa hai bờ sương khói. Hiện nay Minh Ngọc đang cộng tác với Unesco thực hiện chương trình Xử dụng nghệ thuật truyền thông trong việc phòng chống HIV/AIDS.

Minh Thùy có dịp nói chuyện với nhà văn Nguyễn thị Minh Ngọc, mời quí vị theo dõi phần 1 bài phỏng vấn.

- Tác phẩm đã xuất bản: Ngọn nến bên kia gương [truyện ngắn, 1992, 1994]; Một mình bước tới [truyện ngắn, 1994 - 1995]; Trình Tiên [truyện dài, 1995]; Năm đêm với bé Su [truyện vừa, 1995 - 1996]. - Tiểu thuyết mới xuất bản: Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ. - Kịch bản: Khi Nàng "Thúy" Trở Về, Khói hương, Nhân mệnh, Nằm ngoài sự thật, Người đàn bà thất lạc. - Giải thưởng văn học: Giải kịch toàn quốc: "Đứng giữa đồi sao [1995]"; Giải truyện ngắn: "Quán trọ" [1993] của báo Kiến thức ngày nay và Hội Nhà văn TPHCM. - Giải kịch: "Một nửa của tôi đâu" [1993] của Hội Sân khấu và Đài truyền hình TPHCM; "Năm đêm với bé Su". Giải A Văn học thiếu nhi của NXB Kim Đồng.

Minh Thùy: Chào chị Minh Ngọc, dường như chị khởi sự viết rất sớm, trước năm 75, với bút hiệu Nguyễn thị Ngọc Minh, chị có thể cho biết tác phẩm đầu tay là truyện gì?

Minh Ngọc: Truyện ngắn đầu tiên của Ngọc là truyện “Trái khổ qua” đăng ở tạp chí Văn, cũng hên là gửi truyện đầu tiên được đăng liền, sau đó viết tiếp luôn mấy truyện như Trăng huyết trên tạp chí Thời Tập của anh Viên Linh, trên tờ Văn của ông Mai Thảo thì mình có truyện Người mẫu. Lúc đó cũng chưa nghĩ là sẽ theo ngành này lâu dài, thấy viết được, gửi bài mà người ta không bỏ bài mình ra, người ta còn nhận thì mình cứ viết gửi tiếp.

Minh Thùy: Từ đó đến nay Minh Ngọc đã xuất bản mấy tập truyện?

Nói công tâm thì nghề chọn Ngọc chứ không phải là Ngọc chọn nghề, vì hồi học trung học lúc thi đậu vô trường Phan bội Châu [Phan Thiết] thì Ngọc đậu thủ khoa, cũng có sự cố văn chương là bị đuổi ra khỏi trường khi học lớp 12 vì viết một vở kịch.

Minh Ngọc: Về tập truyện ngắn, truyện vừa thì đã có trên 10 tập, trong đó có 2 truyện vửa thiếu nhi. Riêng về tiểu thuyết thì sắp tới sẽ ra cuốn tiểu thuyết đầu tiên là cuốn “Ký sự về người đàn bà bị chồng bỏ”, viết cách đây gần 20 năm rồi ngưng, vì sau cái chết của anh Lưu quang Vũ thì cảm thấy mấy cái này phù phiếm quá nên ngưng một thời gian. Vừa rồi có cái chết của mấy người thân trong gia đình với bạn bè thì tự nhiên mình viết một mạch phần 2 để hoàn tất cuốn tiểu thuyết đó.

Minh Thùy: Đọc qua “lý lịch trích ngang” của Minh Ngọc, phần nói về nghề nghiệp có vẻ đa dạng: từng trải qua các nghề như viết văn, viết kịch, đạo diễn, diễn viên, dạy học, đi buôn nữa thì nghề nào là nghề tay trái và tay phải của Minh Ngọc?

Minh Ngọc: Nói công tâm thì nghề chọn Ngọc chứ không phải là Ngọc chọn nghề, vì hồi học trung học lúc thi đậu vô trường Phan bội Châu [Phan Thiết] thì Ngọc đậu thủ khoa, cũng có sự cố văn chương là bị đuổi ra khỏi trường khi học lớp 12 vì viết một vở kịch.

Lên Đại học khi đang học lớp kịch nghệ điện ảnh của trường Tri hành thì năm 75 trường đó rã, mình đang ngồi bán cà phê thuốc lá vỉa hè thì bạn bè nói đi thi, phải nói các trường khác rớt hết, có mỗi trường Sân khấu này đậu thôi, có một trường chọn mình thì phải theo nó. Lúc học thì định học diễn viên, cô giáo lại đề nghị Ngọc qua lớp đạo diễn.

Khi ra trường mình cũng lãnh vé số đi bán dạo vỉa hè, không nghĩ là kiếm được việc làm vì kiếm việc lúc đó không dễ, nhất là nghề đạo diễn, người ta không tin mấy người mới ra trường. Trong lúc đang bán vé số thì cô giáo gọi về trường làm Trợ giảng, sau đó mình dạy chính thức luôn.

Lớp do mình chủ nhiệm thì sau này có mấy người nổi tiếng như Quang Minh, Hồng Đào, Hữu Châu, Mai Lan...mình cũng trôi dạt theo nghề dạy. Đi dạy đến một lúc thì ông trưởng phòng tổ chức kêu mình lên viết đơn tự muốn nghỉ vì đã tìm việc làm thích hợp hơn. Phòng tổ chức có những cái bí ẩn mà mình không biết được lý do, có lẽ người ta muốn tránh tiếng đuổi, thấy chuyện này cũng vui.

Lúc đang đi lang thang thì gặp một ông thầy có thời gian bị thất sủng, đó là đạo diễn Đoàn Bá ở Nhà hát cải lương Trần hữu Trang, lúc ông được giao quyền giám đốc thì rủ Ngọc về phụ trách đào tạo diễn viên cải lương, mình về được giao làm phó chủ nhiệm. Khi ông chủ nhiệm lớn tuổi về hưu thì mình thay luôn chức chủ nhiệm trường đào tạo đó. Nói chung mình cứ trôi dạt theo nghề, khi công việc đẩy tới thì phải làm thôi.

Thí dụ khi đang học đạo diễn, lúc đó chưa có ý định viết kịch mặc dù trong trường cũng có bộ môn biên kịch, nhưng khi cần làm một vở kịch tốt nghiệp thì không có vở kịch nào ưng ý, mình nghĩ tự viết ra để dựng luôn. Mình viết được thì bạn bè cũng nhờ viết nên tự nhiên tôi luyện mà thành viết kịch.

Minh Thùy: Trong việc trở thành nhà viết kịch thì dường như Minh Ngọc có làm việc với nhà biên kịch Lưu quang Vũ thì phải ?

Công việc viết kịch phải nói thêm là công của anh Lưu quang Vũ xúi Ngọc viết kịch rất lớn. Lúc anh ở Hà nội vô thì Ngọc đang xin ảnh kịch bản để làm tốt nghiệp cho lớp của nhóm Hồng Đào, Quang Minh là vở Nguồn sáng trong đời thì lúc đó ảnh có ý kiến là: “Nếu em không làm đạo diễn thì vẫn có nhiều ngưòi khác làm đạo diễn, hiện giờ trong giới viết văn chuyển qua viết kịch để các tác phẩm kịch có thêm tính văn học rất hiếm”.

Minh Ngọc: Công việc viết kịch phải nói thêm là công của anh Lưu quang Vũ xúi Ngọc viết kịch rất lớn. Lúc anh ở Hà nội vô thì Ngọc đang xin ảnh kịch bản để làm tốt nghiệp cho lớp của nhóm Hồng Đào, Quang Minh là vở Nguồn sáng trong đời thì lúc đó ảnh có ý kiến là: “Nếu em không làm đạo diễn thì vẫn có nhiều ngưòi khác làm đạo diễn, hiện giờ trong giới viết văn chuyển qua viết kịch để các tác phẩm kịch có thêm tính văn học rất hiếm”.

Như trường hợp ảnh rất hiếm, vì trong thời điểm 1985 công việc viết kịch không có hứa hẹn gì về tiếng tăm lẫn tiền bạc nhưng vì nó hiếm nên anh rủ mình tham gia để tăng cường số lượng người bên giới văn học chuyển qua viết kịch, mình cũng thấy nên chọn đường nào ít người đi thì người ta cần mình hơn, thêm lời dụ dỗ đó nên cũng tác động cho mình bỏ thời giờ viết kịch hơn.

Giữa anh Vũ với Ngọc cũng có tình thân như một người anh đi trước trong ngành viết kịch, mình cũng có sử dụng kịch bản của anh Vũ trong việc đào tạo.

Lần gặp nhau đầu tiên anh Vũ cho biết đã đọc khá nhiều những tác phẩm của miền nam trước 75, điều này rất hiếm hoi với những người ở miền bắc sau 75. Nói chung sau thời gian bất đồng ngôn ngữ với những bạn ở miền bắc viết văn viết kịch thì thấy dễ nói chuyện với anh Lưu quang Vũ vì thấy ảnh đọc một hơi những bài như thơ Thanh xuân chị Nhã Ca chẳng hạn, chứng tỏ ảnh đọc đến thuộc luôn thì đây là người mình nói chuyện được.

Từ đó nó cũng tác động làm mình thấy tin tưởng hơn vào nghệ thuật viết kịch. Hồi trước khá nhiều tác phẩm viết kịch ít chất nghệ thuật mà bị nghiêng về tính chất tuyên truyền quá làm mình bị allergy với một số tác phẩm viết kịch của miền bắc trước 75.

Minh Thùy: Gần như những nhân vật trong các tác phẩm của Minh Ngọc đều lấy nguyên mẫu trong cuộc sống thì trong truyện “Ký sự về người đàn bà bị chồng bỏ” sắp xuất bản thì nó có thể là hình bóng của một người nào đó trong đời sống không?

Minh Ngọc: Tác phẩm này có 2 phần rất khác nhau, phần 1 như một kiểu kể chuyện bình thường về một nhân vật bình thường. Nhưng qua phần 2 thì gần như mỗi chương là một kiểu bị chồng bỏ, thành ra Ngọc không thể nào phân thân để làm mười mấy chương kiểu bị chồng bỏ ở phía sau bởi vì đời người thì ngắn, cao lắm thì mình bị bỏ vài lần thôi, trong phần 2 có những bà bỏ chồng nữa chứ không phải chỉ bị chồng bỏ.

Nếu đoán già đoán non thì cao lắm cũng chỉ thấy Ngọc xuất hiện ở phần 1 gần giống như hồi ký thôi. Còn phần 2 coi như “trăm hoa đua nở”, trong đó có những chuyện mình chưa chứng kiến nhưng thấy khoảng 5 nhà văn viết về mẫu người như vậy, đó là một người đàn bà sau 75 đã đứng trần truồng hát dưới mưa trước Nhà hát lớn, bà hát cái bài mà vì yêu bà đã bị kỷ luật không được hát bài đó nữa, thì trong lúc bên trong nhà hát lớn, người khác hát bài đó thì bên ngoài bà bị tâm thần hoảng loạn nên bà vẫn hát say sưa bài hát như thế.

Ngọc đã đọc đến 5 truyện ngắn khai thác chi tiết đó, nhưng không ai viết như nguồn mà Ngọc đã tiếp cận mà chính bạn Ngọc cũng muốn viết thành phim. Ngọc thấy hay quá nên nói, nếu bạn không viết thành phim thì trước mắt để Ngọc dành một chương trong tập này. Ngọc nghĩ là nhân vật đó dù bị bỏ rơi, bị vùi dập đến thế nào mà vẫn đứng hát dưới mưa, một hình ảnh quá tuyệt vời.

Có một câu của Nguyễn huy Thiệp mà Ngọc rất thích trong cuốn Giăng lưới bắt chim mà vừa rồi ông được giải thưởng là câu: Có 4 mafia trong văn hóa văn nghệ là quyền lực, đồng tiền, tôn giáo và tình yêu. Khi Ngọc đi dự Đại hội phụ nữ viết văn thì mấy bà thắc mắc là tại sao có tình yêu trong đó, thì Ngọc cũng lý giải cho họ hiểu là tình yêu là cái mình khó đối phó nhất, bởi vì 3 cái kia là áp lực trực diện với mình, còn tình yêu thì nhiều khi rất vô hình và rất lan tỏa, nó nhiều khi ở sát bên cạnh mình, nhiều khi vuốt nhẹ lưng mình bằng cái lưỡi lam hay cái gì đó mà mình khó đỡ nhất.

Minh Thùy: Từ đó đến nay Minh Ngọc vẫn tiếp tục viết, viết văn và viết kịch, trong số những sáng tác đó thì tác phẩm nào, vở kịch nào mà Ngọc ưng ý nhất, để gửi gấm tâm sự nào đó đến với bạn đọc và khán giả không?

Minh Ngọc: Nếu nói thích nhất thì có thể nói mình cũng là một trong những người được hạnh phúc bởi vì mình có nhiều khoảnh khắc thích lắm, có thể sau đó nó không còn thích nữa nhưng giống như bà mẹ để dành tình thương cho đứa con bất hạnh thì mình thấy thương nhất cho những đứa bé vì một lý do nhạy cảm nào đó nó chưa hoặc là không được chào đời hay vì lý do nào đó nó bị mất tai, mất mũi gì đó.

Nhưng mình cũng có nhiều điều hạnh phúc là vì mặc dù nó không được chường mặt ra như thế nhưng lâu lâu nó lại có thể hồi sinh qua cái dạng khác, thí dụ như nhiều khi mình tập trung bạn bè để diễn những mẫu kịch ngắn cho bạn bè coi, thì mình vẫn có những giây phút gọi là phóng mình ra để tìm những cái tri âm bất chợt.

Thí dụ như Ngọc diễn trong 1 buổi mà không bị áp lực bởi khán giả, doanh thu, kiểm duyệt, áp lực đạo đức, áp lực mọi thứ của xã hội, thì mình được là mình, không bị áp lực nào, thì thấy rất thoải mái và hạnh phúc.

Có một câu của Nguyễn huy Thiệp mà Ngọc rất thích trong cuốn Giăng lưới bắt chim mà vừa rồi ông được giải thưởng là câu: Có 4 mafia trong văn hóa văn nghệ là quyền lực, đồng tiền, tôn giáo và tình yêu.

Khi Ngọc đi dự Đại hội phụ nữ viết văn thì mấy bà thắc mắc là tại sao có tình yêu trong đó, thì Ngọc cũng lý giải cho họ hiểu là tình yêu là cái mình khó đối phó nhất, bởi vì 3 cái kia là áp lực trực diện với mình, còn tình yêu thì nhiều khi rất vô hình và rất lan tỏa, nó nhiều khi ở sát bên cạnh mình, nhiều khi vuốt nhẹ lưng mình bằng cái lưỡi lam hay cái gì đó mà mình khó đỡ nhất.

Và nhiều khi tác phẩm mình bị ngưng trệ vì những áp lực đó, thì chính đó là những tác phẩm Ngọc yêu thích nhất và yêu thích hơn nữa nếu một lúc nào đó mình né được 4 cái áp lực đó để nó được chường mặt ra với bạn bè và những tri âm tri kỷ được.

Chủ Đề