Danh sách kiểm toán hành nghề của bộ tài chính năm 2024

V/v: công khai danh sách các công ty kiểm toán đủ điều kiện thực hiện kiểm toán BCTC năm 2005 và 2006

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2005

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ - Cục thuế các tỉnh, thành phố - Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, thành phố - Các tổng công ty nhà nước

Hiện nay ở Việt Nam có hơn 80 công ty kiểm toán đang hoạt động. Thực hiện quy định tại Điều 33 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, Điểm 2 Mục c phần II Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Điều 1, Điều 3 Quyết định số 47/QĐ-BTC ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, hàng năm các công ty kiểm toán phải thực hiện việc thông báo danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính. Hiện nay chỉ những công ty kiểm toán có từ 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên trở lên mới đủ điều kiện thực hiện kiểm toán và được Bộ Tài chính ký xác nhận danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề. Các kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề và được Bộ Tài chính xác nhận mới được ký tên trong Báo cáo kiểm toán.

Bộ Tài chính và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thông báo Danh sách các công ty kiểm toán đã đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2006 và đã được Bộ Tài chính xác nhận (Phụ lục kèm theo). Những công ty này đủ điều kiện thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 và 2006.

Bộ Tài chính yêu cầu quý cơ quan nhắc nhở các doanh nghiệp, đơn vị quy định trên và không chấp nhận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp do các công ty kiểm toán không có tên trong danh sách các công ty kiểm toán nói trên, kiểm toán.

Bộ Tài chính và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) gửi kèm cuốn sách “Danh sách kiểm toán viên hành nghề” cập nhật thông tin về các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề tính đến tháng 7 năm 2005.

Khi có thay đổi về danh sách kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo về Bộ Tài chính trong thời hạn bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:

Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung sau đây, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
1. Danh sách kiểm toán viên hành nghề;
2. Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 và Điều 31 của Luật này;
3. Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
4. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
5. Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
6. Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
7. Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về danh sách kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.

Danh sách kiểm toán hành nghề của bộ tài chính năm 2024

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán (Hình từ Internet)

Thông báo Bộ Tài chính về việc thay đổi danh sách kiểm toán viên hành nghề chậm hơn so với quy định, doanh nghiệp kiểm toán có bị xử phạt?

Doanh nghiệp kiểm toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính khi thông báo Bộ Tài chính về việc thay đổi danh sách kiểm toán viên hành nghề chậm hơn so với quy định, mức xử phạt tùy thuộc vào thời gian nộp chậm của doanh nghiệp kiểm toán so với quy định. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Nghị định 41/2018/NĐ-CP như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi có thay đổi phải thông báo theo quy định tại Luật kiểm toán độc lập;
...

Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán có thể bị cảnh cáo nếu thông báo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định là 10 ngày khi thay đổi danh sách kiểm toán viên hành nghề.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 66 Nghị định 41/2018/NĐ-CP như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi có thay đổi về nội dung theo quy định tại Luật kiểm toán độc lập;
...

Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với quy định là 10 ngày khi thay đổi danh sách kiểm toán viên hành nghề.

Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp kiểm toán thông báo Bộ Tài chính về việc thay đổi danh sách kiểm toán viên hành nghề chậm hơn so với quy định?

Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...

Theo đó, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Đây là mức phạt áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

Như vậy, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp kiểm toán thông báo Bộ Tài chính về việc thay đổi danh sách kiểm toán viên hành nghề chậm hơn so với quy định.