Không còn hóa đơn đỏ hóa đơn điện tử năm 2024

Công ty ông Đàm Tuyên mới đăng ký lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài từ tháng 6/2022. Trước đây, hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu không quy định phải phát hành thêm hóa đơn điện tử. Nhưng kể từ ngày 1/7/2022 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp cần phải chú ý: "Khi thực hiện xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan sẽ thực hiện xuất hoá đơn điện tử" và thời gian phát hành hóa đơn điện tử là sau khi hoàn tất thủ tục khai hải quan (tức ngày xác nhận được thông quan).

Tuy nhiên, vì chưa nắm bắt được quy định mới nên kể từ lúc làm lĩnh vực xuất khẩu này cho đến nay công ty ông Tuyên không xuất hóa đơn đúng thời điểm.

Ông Tuyên hỏi, nếu bây giờ công ty ông xuất hóa đơn thì sẽ bị xem là xuất sai thời điểm có đúng không? Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm đối với trường hợp này sẽ như thế nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ có nêu:

Điều 4 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

"1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này".

Điều 9 quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:

"1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền...".

Tại Khoản 3 Điều 13 quy định về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

"3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:

… c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.

Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu".

Căn cứ Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

"1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

… 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;…".

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thực hiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Trường hợp công ty lập hóa đơn sai thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn thì thực hiện xử phạt về hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Đề nghị công ty liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn theo quy định.

Hóa đơn điện tử hợp lệ sẽ được sử dụng làm căn cứ pháp lý chứng minh nguồn gốc sản phẩm và sự minh bạch trong kinh doanh từ đó đảm bảo an toàn cho các giao dịch. Tuy nhiên, có không ít hóa đơn điện tử được làm giả hoặc không có hiệu lực pháp lý, vậy cách kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn điện tử như thế nào?

Không còn hóa đơn đỏ hóa đơn điện tử năm 2024
Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn điện tử.

1. Tính hợp lệ của hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử có thể có mã hoặc không có mã của cơ quan Thuế. Tính hợp lệ của hóa đơn điện tử được thể hiện ở nội dung hóa đơn, hình thức, cách tạo lập... Hóa đơn điện tử hợp lệ có nội dung tuân thủ quy định tại Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Cụ thể đảm bảo các nội dung sau: - Đảm bảo các tiêu chuẩn về tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. - Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Số hóa đơn - Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán - Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua - Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. - Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua, - Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. - Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn. - Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này. - Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có). - Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. - Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn Hóa đơn điện tử hợp pháp khi hóa đơn đó đã được doanh nghiệp làm thủ tục thông báo phát hành trước khi xuất và tuân thủ các quy định về việc tạo lập hóa đơn theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Hiện nay, doanh nghiệp có thể thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC trực tuyến qua website của Tổng cục thuế.

2. Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn điện tử như thế nào

Tổng cục Thuế đã xây dựng Website tra cứu hoá đơn, biên lai tại địa chỉ Tracuuhoadon.gdt.gov.vn với nội dung cung cấp các thông tin về hóa đơn, biên lai do cơ quan Thuế và người nộp thuế (NNT) phát hành.

2.1. Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn thông qua website tra cứu hóa đơn của Tổng cục thuế

Thông tin trên website Tracuuhoadon.gdt.gov.vn được tập hợp từ các báo cáo, thông báo của các đơn vị phát hành hoá đơn, biên lai (NNT và cơ quan Thuế) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư 303/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Website Tracuuhoadon.gdt.gov.vn giúp NNT và các tổ chức, cá nhân khác có thể tra cứu được các thông tin về hoá đơn, biên lai hợp lệ. Các thông tin gồm:

  • Đơn vị phát hành hoá đơn, biên lai; Thời gian phát hành, thời gian hoá đơn, biên lai có giá trị sử dụng và thông tin hoá đơn, biên lai không còn giá trị sử dụng (là các hoá đơn, biên lai của NNT ngừng hoạt động, hoá đơn, biên lai đã báo mất, huỷ, xoá bỏ, hoá đơn, biên lai không có giá trị sử dụng qua kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế).