Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng

Tự kỷ [còn được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”] là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác. Để nhận biết dấu hiệu tự kỷ và […]

Tự kỷ [còn được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”] là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác. Để nhận biết dấu hiệu tự kỷ và khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ, chúng tôi đã có buổi trao đổi với TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

PV: Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Khi tìm hiểu về các dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ ta cần biết tự kỷ là gì! Theo nghiên cứu của NIH [Sức khỏe Tâm thần Mỹ], phổ tự kỷ là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiện từ rất sớm, 75% xuất hiện từ trước 3 tuổi. Nó được gọi là phổ vì có sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng và mức độ ở mỗi người. Rối loạn phổ tự kỷ gồm nhiều chẩn đoán đơn lẻ: tự kỷ [thông thường], rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác [PDD-NOS] và hội chứng Asperger. Với các biểu hiện rất sớm vậy, các bà mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có hướng xử lý sớm.

Về Cảm xúc: Trẻ không giao tiếp bằng mắt với mẹ ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, lơ đễnh, không phân biệt được người lạ, người quen; không bày tỏ yêu thương, quyến luyến với mẹ; không theo mẹ, không biết vui mừng khi bố mẹ đi đâu về.

Lúc đi học trẻ không thích chơi với bạn, không nhận thức được cô giáo la mắng hay khen, dẫn đến làm những điều không thích hợp.

Về Ngôn ngữ: Trẻ nói những âm đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhại lời người khác, nói lẩm bẩm một mình, có khi phát âm những âm vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Không biết bắt chước người lớn để làm theo, nói theo; khi có nhu cầu bé không biết làm cho người lớn hiểu mình cần gì; phải gợi ý hướng dẫn nhiều lần bé mới có thể làm theo.

Về Hành vi: Trẻ chỉ thích chơi với một thứ, quan tâm đến chi tiết hơn là cách sử dụng đồ chơi thế nào [ ví dụ trẻ chỉ xoay tròn chiếc bánh xe chứ không để xe chạy dưới sàn].

Trẻ rất ghét sự thay đổi: giận dữ hay rất hoảng sợ khi đồ đạc trong nhà thay đổi, mẹ thay đổi kiểu tóc….

Đối với những kích thích từ bên ngoài, có khi trẻ đáp ứng quá mức, hoặc kém đáp ứng. Trẻ có thể lờ đi những lời của cha mẹ, nhưng lại cảm thấy thú vị với âm thanh nhỏ mà trẻ tự tạo ra như gãi, gõ vào đồ vật bên tai.

Trẻ có thể không ngủ vào ban đêm nhưng ngày vẫn dồi dào sinh lực.

Trẻ không biết sợ hãi khi gặp nguy hiểm, tự gây thương tích cho mình, đánh vào đầu, cào cấu, nhổ tóc…

Những trẻ bị tự kỷ có thể có những vận động bất thường như chậm đi do giảm trương lực cơ. Cử động bất thường: nhăn nhó mặt, xua tay, lắc lư, đập đầu…

PV: Xin bác sĩ cho biết căn nguyên dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có nhiều ngiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh tự kỷ, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra nó. Có rất nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có thể liên quan đến gen truyền từ bố mẹ trẻ và những thứ khác, như nhiễm trùng hoặc độc tố làm thay đổi cách não phát triển. Các vấn đề trong thời gian mang thai và khoảng thời gian sinh đẻ cũng làm tăng nguy cơ bị chứng tự kỷ.

PV: Vậy khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, thưa ông?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng:

Khi thấy trẻ gặp khó khăn về lời nói và ngôn ngữ, dẫn đến nhiều hạn chế trong giao tiếp, giảm tương tác xã hội, bất thường về hành vi. Các dấu hiệu này sẽ rõ ràng và lặp lại một cách thường xuyên thì nên đưa cháu đến bác sĩ để được tư vấn và cho hướng điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ là người trực tiếp thăm khám và chẩn đoán cho trẻ. Bên cạnh đó là những nhà tâm lý học, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ và giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ đánh giá trẻ.

PV: Vậy bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi không, thưa bác sĩ?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn chứng phổ tự kỷ. Tuy nhiên trên thực tế, việc chẩn đoán để điều trị và can thiệp sớm trẻ tự kỷ có thể giúp cải thiện và hòa nhập xã hội tốt hơn nếu được chăm sóc, quan tâm đúng mức. Những người bị chứng tự kỷ có nhiều rối loạn hành vi như kích động, gây rối, giải toản bản năng….sẽ được bác sĩ kê toa để giảm sự hiếu động thái quá, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn. Ngoài ra những trẻ này cần được học ngôn ngữ và xây dựng các kỹ năng xã hội. Tùy vào mức độ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và có những điều trị phù hợp.

PV: Cảm ơn bác sĩ!

Đỗ Hằng- BV Bạch Mai

Tự kỷ là một hội chứng dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời khiến người mắc gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm cùng sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, người tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cuộc sống. Bằng chứng cho thấy, nhiều trẻ tự kỷ đã phát triển các năng lực nổi trội và đóng góp cho xã hội khi trưởng thành.

Nhiều người vẫn quan niệm rằng tự kỷ là một căn bệnh, và bệnh thì sẽ có thuốc chữa khỏi, từ đó dẫn đến những tác hại không chỉ riêng cho trẻ mà còn cho cả gia đình, xã hội. Ngày nay, hiện tượng tự kỷ được xem là một trong các dạng loạn tâm ở trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh đau buồn vì đã có một đứa con có những hành vi mà họ không thể hiểu nổi, họ nghĩ là do họ gây ra những sai lầm, khiến họ trở nên mặc cảm và không tin rằng họ có thể giúp cho con mình được nữa. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các hành vi của trẻ tự kỷ thường là kết quả của các rối loạn trong sự phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm đầu và đa số là do thể chất chứ không hoàn toàn là do cách nuôi dạy của cha mẹ.

Phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ mắc tự kỷ ngay từ lúc mới 6 tháng tuổi.

Thế nào là bị tự kỷ?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Cứ 59 trẻ thì có một bé bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ [Autism Spectrum Disorder – ASD]. 

Tự kỷ là tự phong toả. Hội chứng Tự kỷ là tình trạng khiếm khuyết kéo dài suốt cuộc đời khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc thể thiết lập các mối quan hệ tương tác với xã hội bên ngoài, mất khả năng giao tiếp [nhất là về phương diện ngôn ngữ]. Tình trạng này tiến triển trong ba năm đầu đời của đứa trẻ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ vì các hành động tự gây hại, và quậy phá của trẻ. 

Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm cùng sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, người tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cuộc sống. Bằng chứng cho thấy, nhiều trẻ tự kỷ đã phát triển các năng lực nổi trội và đóng góp cho xã hội khi trưởng thành.

Làm thế nào để nhận biết trẻ có bị rối loạn tự kỷ hay không, ngay khi còn nhỏ?

Thời điểm 6 tháng tuổi là thời điểm sớm nhất để chúng ta phát hiện bệnh tình của trẻ. Các triệu chứng của trẻ tự kỷ có thể rất khác nhau, tùy mức độ nghiêm trọng và thường không rõ ràng cho đến khi bé được hơn 2 tuổi, Vì vậy, các mẹ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của con mình và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu phát hiện con có những biểu hiện bất thường, không giống với các bạn cùng trang lứa. Cần lưu ý rằng, chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường.

Các biểu hiện sau đây cần lưu ý

  • Ít cười: Con có cười đáp trả khi bạn nở nụ cười ấm áp vui tươi với chúng? Con có tự mỉm cười với chính mình hay không? Trẻ 6 tháng tuổi có thể cười giòn giã hay thể hiện cảm xúc vui vẻ..  Khó trong việc diễn tả bằng lời nói, cử chỉ hay biểu cảm bằng khuôn mặt.
  • Ít bắt chước: Con bạn có bắt chước âm thanh hay sự vận động của người khác không? Bé có sự tương tác hay chia sẻ biểu hiện qua lại gì không? Bé 9 tháng tuổi ít bắt chước âm thanh, nụ cười, nét mặt của người khác có thể là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ.
  • Mắt không linh hoạt: Ánh mắt của trẻ dường như hạn chế khi giao tiếp với bạn hay người yêu thương khác. Đây sẽ là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ bởi ánh mắt là một hình thức truyền thông và thể hiện sự hiểu biết.
  • Chậm bập bẹ tập nói: Con bạn đã bập bẹ hay tự thì thầm ngôn ngữ của riêng mình? Bé có thường xuyên làm điều này? Và bé cần đạt mốc ấy khi 12 tháng tuổi.
  • Hiếm gây ra sự chú ý: Con trai bạn bắt đầu có những biểu hiện hay tạo ra tiếng ồn để thu hút sự chú ý của cha mẹ? Nếu bé không quan tâm đến việc này thì đó là dấu hiệu cho thấy bé có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, thiết lập mối liên hệ với người khác.
  • Thiếu điệu bộ cử chỉ: Bé trai làm đủ mọi trò khi giao tiếp với người khác? Bé có thể vẫy tay, mỉm cười, tiếp cận mọi thứ? Đây là mốc bé đạt được khi 9-10 tháng tuổi.
  • Chậm phát triển vận động: Hãy theo sát các mốc phát triển vận động như lẫy, lăn, trườn, bò của bé.

Cần lưu ý đặc biệt đến các loại hành vi sau đây

  • Lặp đi lặp lại một số động tác: liên tục vẫy tay, tự xoay người vòng vòng
  • Khó thích nghi hay cứng nhắc: rất thích xếp đồ vật theo đúng thứ tự, ngăn nắp.
  • Thiếu thích thú, không biết vui đùa.
  • Nhạy cảm với thức ăn, mùi vị, âm thanh hay hình ảnh: thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật rất đỗi thông thường.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ?

Nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến tự kỷ đến thời điểm hiện tại vẫn là một dấu hỏi lớn đối với nền khoa học y tế. Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Tuy nhiên, có thể do những nhân tố tác động làm gia tăng mức độ tự kỷ ở trẻ dưới đây:

  • Sinh con ở độ tuổi cao sẽ làm gia tăng triệu chứng tự kỷ của con cái.
  • Phụ nữ khi mang thai tiếp xúc với một số loại hóa chất, thuốc [chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm].
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai mắc các bệnh về chuyển hóa như béo phì hay tiểu đường.

Can thiệp/ trị liệu

Tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác. Hiện nay, chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ, vì khi được phát hiệp và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ thường bao gồm:

  • Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân.
  • Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.

Tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác. Hiện nay, chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và can thiệp sớm thì vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng.

Source: //health.clevelandclinic.org/

Bệnh viện Quốc tế City

Video liên quan

Chủ Đề