Đẻ mổ bao lâu thì bầu lại được

Em mới sinh mổ bé đầu tiên được 3 tháng 1 tuần. Tuần trước, do nhận thấy có một số dấu hiệu giống như nghén nên em đi khám thì biết mình đã có thai được khoảng 4 tuần. Bác sĩ cho em hỏi là có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không? Vợ chồng em hiếm muộn, chữa mãi mới có con nên em không muốn bỏ thai. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em làm thế nào để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé?

Ngọc Mai, Phù Cát, Bình Định

Bác sĩ trả lời

Chào bạn Ngọc Mai

Với câu hỏi có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không? Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé?, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu [Cần Thơ] giải đáp như sau:

Để biết có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không, bạn cần biết về khoảng thời gian mang thai sau sinh mổ bao lâu là an toàn và những rủi ro có thể xảy ra nếu mang thai sau sinh mổ sớm và những lưu ý cần tuân thủ:

Khoảng thời gian an toàn mang thai lại sau sinh mổ

Có một số chuyên gia cho rằng cần phải đợi 12-15 tháng sau mổ mới có thể mang thai lại. Một số tác giả khác lại cho rằng cần đến 18-24 tháng thì mới an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo 24 tháng là thời gian lý tưởng để mang thai lại sau sinh mổ nhằm giảm bớt các nguy cơ cho mẹ và trẻ sơ sinh. Nhìn chung, bạn nên đợi ít nhất 6 tháng đến 1 năm sau sinh mổ mới có thể tiếp tục mang thai trở lại.

Hiện tại, bạn đã có thai lại sau sinh mổ 3 tháng. Dĩ nhiên đây là một thai kỳ có nguy cơ. Việc để thai được hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn: tuổi mẹ, tình trạng mong con hiếm muộn, thai kỳ trước có biến chứng hay không, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn… Do đó, bạn cần thảo luận và theo dõi với bác sĩ để xem xét và cân nhắc.

Có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không?

Việc mang thai lại quá sớm sau sinh mổ có thể gây ra một số nguy cơ:

  • Vỡ tử cung: theo 1 nghiên cứu vào năm 2010 thì tỷ lệ xảy ra là 5% nếu mang thai sau sinh mổ dưới 18 tháng
  • Nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non
  • Sinh non
  • Thai nhẹ cân.

Làm thế nào để an toàn cho cả mẹ và thai nhi?

Thực tế là không có cách nào có thể ngăn cản những nguy cơ đã đề cập ở trên xảy ra. Chỉ có thể phát hiện sớm để giảm các biến chứng đến mức tối đa, bằng cách:

  • Theo dõi thai kỳ thật chặt chẽ ở bệnh viện chuyên khoa
  • Chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ
  • Thảo luận cùng bác sĩ về kế hoạch chuẩn bị cho thời điểm em bé ra đời thích hợp.

Do đó, nếu trong các lần khám thai, kết quả kiểm tra mọi thứ không có gì nguy hiểm, bạn vẫn tiếp tục theo dõi thai kỳ như bình thường và không cần quá lo lắng nhé!

– Bạn có thể xem thêm các bài viết:

Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Sinh mổ: Mẹ và bé phải đối mặt với những nguy cơ gì?

[Infographic] Sinh mổ lần 2: Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của mẹ!

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Công cụ tính ngày dự sinh

Hãy sử dụng công cụ này để tính ngày dự sinh của bạn. Lưu ý, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo. Hầu hết các mẹ bầu thường sinh trong vòng một tuần trước hoặc sau khoảng thời gian dự sinh này.

Ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tỷ lệ sinh mổ ngày nay đang ngày càng gia tăng và một vấn đề không ít chị em quan tâm là sau sinh mổ bao lâu mới nên có thai trở lại?

Chúng ta đều biết độ tuổi sinh con ngày nay đang ngày một cao hơn khi người phụ nữ hiện đại thường có xu hướng kết hôn, sinh nở muộn. Việc sinh con muộn cũng khiến chị em phải đối mặt với nhiều nguy cơ phải sinh mổ, đây cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ các mẹ bầu sinh mổ ngày càng gia tăng.

Ngày nay tỷ lệ sinh mổ đang ngày càng tăng. 

Một vấn đề được nhiều chị em quan tâm là sau sinh mổ bao lâu thì người phụ nữ có thể mang thai trở lại được để an toàn cho cả mẹ và bé? Lý do vấn đề này được quan tâm là bởi nếu mang bầu sớm sau sinh mổ thì chị em có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro như ảnh hưởng đến vết mổ đẻ cũ, bục tử cung khi sinh nở… Còn nếu phải chờ quá lâu mới có thể mang thai trở lại thì họ lại đã bước sang độ tuổi quá lớn, cũng có thể ảnh hưởng xấu đến việc sinh nở.

Vậy thời điểm an toàn nhất chị em có thể mang thai sau sinh mổ là bao lâu?

Nhiều bà mẹ chắc chắc đã từng nghe đến con số 3 năm hay 4 năm 5 năm nhưng thực tế thì con số khoảng cách giữa 2 lần mang bầu sau sinh mổ này là dành cho những bà mẹ trẻ. Đương nhiên con số 3 năm hay 5 năm là hợp lý vì họ còn trẻ tuổi, họ có thể chờ đợi tử cung liền hẳn, khỏe mạnh hoàn toàn và em bé đầu cũng đã cứng cáp, lúc này việc mang thai lần 2 sẽ nhẹ nhàng hơn.

Nếu mang bầu quá sớm sau sinh mổ, nguy cơ rạn vết mổ đẻ cũ, thậm chí bục vết mổ đẻ cũ và xuất huyết hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tỷ lệ phụ nữ hiện đại kết hôn và sinh con ngày càng lớn tuổi. Các chuyên gia cho rằng với phần đông những bà mẹ này thì con số 2 năm là tốt nhất.

Tại sao cần 2 năm?

Theo các chuyên gia, với một người mẹ sinh thường thì chỉ cần 2 tháng là tử cung đã có thể phục hồi trở lại nhưng với người sinh mổ thì cần nhiều thời gian hơn. Nếu mang bầu quá sớm, nguy cơ rạn vết mổ đẻ cũ, thậm chí bục vết mổ đẻ cũ và xuất huyết hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, 2 năm thời gian đủ để vết mổ đẻ lành hẳn và nếu bạn sinh con đầu lòng ở tuổi ngoài 30 thì sau 2 năm đã có thể mang thai lại bình thường.

2 năm thời gian đủ để vết mổ đẻ lành hẳn. 

Có thể sinh thường sau sinh mổ?

Nhiều sản phụ vì một lý do nào đó buộc phải sinh mổ ở lần mang thai trước. Đến thai kỳ thứ hai, nếu có nhu cầu sinh thường cần phải có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ. Muốn sinh thường sau khi sinh mổ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe của người mẹ, tình trạng thai nhi, tình trạng nước ối, ngôi thai...

Các trường hợp có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ bao gồm:

- Mang thai khi vết mổ cũ đã lành, sức khỏe của sản phụ đã bình phục hoàn toàn

- Mang thai đơn. Nếu mang thai đôi sản phụ nên sinh mổ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi

- Ngôi thai thuận

- Sẹo mổ cũ ngang đoạn dưới: có 2 kiểu rạch tử cung trong kỹ thuật mổ lấy thai bao gồm: vết rạch ngang hoặc vết rạch cổ điển từ trên xuống. Đây là vết rạch trong tử cung chứ không phải vết rạch nằm trên da bụng của sản phụ. Để biết được vết rạch cũ trong tử cung là vết rạch gì sản phụ có thể kiểm tra trong sổ y bạ của lần nhập viện sinh con trước. Nếu là vết mổ rạch dọc thì sản phụ không thể sinh thường vì nguy cơ bục vết mổ là rất lớn. Trường hợp bạn không biết vết sẹo mổ cũ của mình thuộc loại nào thì cũng không nên đánh cược tính mạng của bản thân mình bằng cách cố sinh thường.

- Không có các vết sẹo mổ nào khác trên tử cung

- Sức khỏe ổn định, không có vấn đề bất thường gì về khung chậu

- Đã được trang bị các kiến thức sinh đẻ, rặn đẻ trước đó

- Sinh tại các bệnh viện có phòng mổ và có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để có thể kịp thời xử lý các vấn đề bất thường.

Nguồn: //phunuvietnam.vn/sau-sinh-mo-bao-lau-nen-co-thai-lai-khong-phai-3-nam-hay-5-nam-...

Ngày nay tỷ lệ bà bầu lựa chọn sinh mổ đang ngày một gia tăng, vậy nhưng không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về những di chứng mẹ có thể phải gánh...

Theo Đan San [Dịch từ QQ] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Chủ Đề