Đoạn văn có dấu gạch ngang lớp 4

Các em hãy cùng hoàn thành bài Viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập có sử dụng dấu gạch ngang để luyện tập kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang khi viết bài bài nhé.

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập có sử dụng dấu gạch ngang

Mục Lục bài viết:
1. Hướng dẫn viết bài2. Bài mẫu số 13. Bài mẫu số 2

4. Bài mẫu số 3

Đoạn văn có dấu gạch ngang lớp 4

Viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập có sử dụng dấu gạch ngang
 

– Hình thức: Viết đoạn văn

– Yêu cầu đề bài: Kế về cuộc nói chuyện với bố mẹ về tình tình học tập, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.

– Cách sử dụng Dấu gạch ngang:

  • Đứng trước lời đối thoại
  • Dùng để chú thích
  • Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Dựa vào tác dụng của dấu gạch ngang, các em có thể vận dụng vào viết bài, đó có thể là một đoạn hội thoại với bố mẹ, kể lại cuộc nói chuyện trong đó có dùng dấu gạch ngang để chú thích, liệt kê,….
 

Sau khi ăn bữa cơm cuối tuần, em cùng mẹ đi dạo biển đêm tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên khi màn đêm đến.

Mẹ và em vừa đi vừa trò chuyện, tỉ tê những câu chuyện nhỏ . Mẹ hỏi:– Dạo này học tập thế nào hả con? Có gì khó khăn không vậy?Em vừa mỉm cười vừa trả lời mẹ:– Dạ không ạ, kết quả học tập của con vẫn ổn. Tuần vừa rồi còn được hai điểm 10 môn Toán và một điểm 9 môn Tiếng việt đấy mẹ ạ.– Ừ, vậy à con, thế thì tốt rồi. Nhưng con không được chủ quan đâu đấy, phải cố gắng rèn luyện mỗi ngày nhé. Có bài nào khó hay thắc mắc điều gì còn cứ hỏi để ba mẹ hỗ trợ con nhé.– Dạ vâng ạ, con biết rồi mẹ ạ. Con sẽ chăm chỉ hơn để có thành tích tốt ạ.Mẹ xoa đầu tôi, mỉm cười đầy hài lòng:

– Con của mẹ ngoan lắm. Bây giờ muộn rồi, mình về thôi còn.

Sau bữa ăn chiều cuối tuần, cả nhà tập trung ra phòng khách vừa ăn hoa quả vừa xem thời sự. Bỗng bố quay sang hỏi em:– Nam à, tuần vừa rồi học hành thế nào hả con? Sao mấy hôm nay bố không thấy con kể chuyện học tập?Tôi sợ hãi, ấp úng trả lời bố:– Dạ…..dạ …..con vừa bị điểm 6 môn Toán ạ.– Sao vậy con? Bài làm mắc lỗi gì à?– Dạ con đọc đề không kỹ, làm nhầm bài giải toán ạ. Con…con xin lỗi…con xin lỗi cả nhà ạ.Thoáng thấy ánh mắt lo lắng của tôi, bố xoa đầu an ủi:– Thôi, không sao đâu con ạ. Ai cũng phải có lỗi lầm mới trưởng thành được chứ con. Nhưng con phải rút kinh nghiệm hơn cho những lần sau nhé, đọc đề thật kỹ trước khi đặt bút làm bài nghe con.– Dạ vâng bố, con hiểu rồi ạ.

Cảm ơn bố thật nhiều vì đã luôn hiểu, động viên và đồng hành cùng con trong học tập.

Em vừa đi học về, vội vã chạy lên nhà cất sách vở rồi xuống phụ mẹ làm cơm chiều. Mọi món ăn đã sẵn sàng cũng là lúc ba về tới, chúng tôi lại vui vẻ cùng nhau ăn bữa cơm gia đình.Vừa ăn cơm em vừa khoe với bố mẹ:– Hôm này còn được chọn vào đội tuyển HSG của trường đấy cả nhà ạ.– Vậy à, con bố giỏi quá, lớp có nhiều bạn tham gia không con? Bố tôi hỏi.– Dạ có 3 người ạ, ngoài con còn thêm bạn Mai lớp trưởng và bạn Huy – phó học tập của lớp nữa ạ.Cả bố mẹ đều rất hài lòng về kết quả đó của em. Mẹ âu yếm bảo em:– Đây là cơ hội tốt để con học tập và nâng cao kiến thức. Con phải nắm bắt và cố gắng để không phụ niềm tin của thầy cô nhé.

– Dạ vâng, mẹ ạ. Cơn sẽ chăm chỉ hơn nữa ạ.

———————HẾT———————–


Trên đây là 3 đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ về tình hình học tập có sử dụng dấu gạch ngang, bên cạnh đó để củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài, các em có thể tham khảo thêm: Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, Viết đoạn văn ngắn tả cơn mưa, Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa, Viết đoạn văn ngắn tả ngoại hình của một cụ già mà em biết

Hoa học trò – Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang. Câu 1. Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang trong các đoan văn sau.Câu 2. Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì?Câu 1. Tìm dấu gạch ngang trong bài Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu:

I. NHẬN XÉT

Câu 1. Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang trong các đoan văn sau:

Các câu có chứa dấu gạch ngang là:

–     Cháu con ai?

–    Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

–     Trước khi bật quạt, tiếp xúc đều với nền.

–     Khi điện đã vào quạt- nóng chảy cuộn dây trong quạt.

–     Hàng năm, tra dầu mỡ , dây bên trong quạt.

–     Khi không dùng… sạch sẽ, ít bụi bặm.

Câu 2. Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì?

Ở câu a dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

Ở câu b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, trong câu.

Ở  câu c dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các điểm được liệt kê.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm dấu gạch ngang trong bài Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu:

Quảng cáo

-Một viên chức tài chính” (2 dấu gạch ngang này chỉ rõ phần chú thích trong câu).

-Pa-xcan nghĩ thầm” (dấu này dùng để phân cách ý nghĩ của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).

-Con hi vọng món quà… nhức đầu vì những con tính” (dấu này dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật).

-Pa-xcan nói” (dấu này dùng để phân cách lời nói của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).

Chú ỷ: Giữa tên Pa-xcan cũng có gạch nối. Dấu này dùng để nối các tiếng trong một từ được phiên âm từ ngôn ngữ nước ngoài.

Câu 2. Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Đoạn văn tham khảo:

Sáng chủ nhật, mẹ em gọi em lại và hỏi em về tình hình học tập của em trong tuần qua.

Mẹ em nói:

–    Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?

–    Con học vẫn tốt mẹ ạ!

–    Có môn nào con bị sụt điểm không?

–    Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10, kế cả các bài kiểm tra miệng cũng như kiểm tra viết.

–    Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan. Phải luôn luôn siêng năng cần mẫn vì siêng năng, cần mẫn là đức tính hàng đầu mà mỗi học sinh phải có.

–    Thưa mẹ, vâng ạ.

Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 45 giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập, trả lời các câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 23 Tiếng Việt 4 tập 2 thật tốt. Qua đó, thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Tuần 23. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Dấu gạch ngang trang 45 - Tuần 23

Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong các đoạn văn sau:

a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Duy Khánh

b) Con cá sấu này da màu xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

Theo Đoàn Giỏi

c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

Theo Phạm Đình Cương

Trả lời:

Các câu có chứa dấu gạch ngang là:

a) - Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

b) Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

c) - Trước khi bật quạt, tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt- nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hàng năm, tra dầu mỡ, dây bên trong quạt.

- Khi không dùng... sạch sẽ, ít bụi bặm.

Câu 2

Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì?

Trả lời:

Ở câu a dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

Ở câu b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, trong câu.

Ở câu c dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các điểm được liệt kê.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 46

Câu 1

Tìm dấu gạch ngang trong bài Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu:

Quà tặng cha

Mỗi bữa Pa-xcan đi đâu về khuya thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.

“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.

Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình.

- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói.

Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn

Trả lời:

- Một viên chức tài chính" (2 dấu gạch ngang này chỉ rõ phần chú thích trong câu).

- Pa-xcan nghĩ thầm" (dấu này dùng để phân cách ý nghĩ của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).

- Con hi vọng món quà... nhức đầu vì những con tính" (dấu này dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật).

- Pa-xcan nói" (dấu này dùng để phân cách lời nói của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).

Chú ý: Giữa tên Pa-xcan cũng có gạch nối. Dấu này dùng để nối các tiếng trong một từ được phiên âm từ ngôn ngữ nước ngoài.

Câu 2

Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Trả lời:

Sáng chủ nhật, mẹ em gọi em lại và hỏi em về tình hình học tập của em trong tuần qua.

Mẹ em nói:

- Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?

- Con học vẫn tốt mẹ ạ!

- Có môn nào con bị sụt điểm không?

- Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10, kế cả các bài kiểm tra miệng cũng như kiểm tra viết.

- Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan. Phải luôn luôn siêng năng cần mẫn vì siêng năng, cần mẫn là đức tính hàng đầu mà mỗi học sinh phải có.

- Thưa mẹ, vâng ạ.

>> Tham khảo: Kể lại cuộc nói chuyện giữa bố mẹ với em về tình hình học tập