Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh năm 2024

Để nắm bắt được khoa học luật so sánh, vấn đề có ý nghĩa quyết định là cần phải làm rõ khái niệm luật học so sánh là gì. Trong khoa học pháp lý, từ rất sớm các nhà nghiên cứu đã làm quen với khái niệm so sánh pháp luật, phương pháp so sánh pháp luật là một trong những phương pháp quan trọng của sự nhận thức các hiện tượng pháp luật. Khái niệm luật học so sánh bao gồm: việc nghiên cứu khối lượng các văn bản quy phạm pháp luật, việc sử dụng phương pháp so sánh trong quá trình tiến hành so sánh các hệ thống pháp luật. Đánh giá, sử dụng các phương thức phản ánh và tiếp nhận các yếu tố đó trong hệ thống pháp luật quốc gia hay hệ thống pháp luật quốc gia khác, khuynh hướng, quy luật phát triển chung của pháp luật.

Từ những phân tích trên có thể khái quát luật học so sánh là tổng thể các tri thức về việc nghiên cứu so sánh pháp luật nước ngoài.

Trong quá trình nghiên cứu về luật học so sánh cần phải phân biệt thuật ngữ luật học so sánh trên 3 nghĩa: là một khoa học, là một phương pháp và là một môn học.

Với tư cách là một phương pháp nghiên cứu khoa học, so sánh pháp luật là một trong những phương pháp quan trọng của việc nghiên cứu các hiện tượng pháp lý. Thông qua việc sử dụng phương pháp so sánh pháp luật mà chúng ta có khả năng làm sáng tỏ cái chung nhất, cái đặc thù và cái đơn nhất của các hệ thống pháp luật.

Với tư cách là một ngành khoa học, luật học so sánh là tổng thể những tri thức khoa học về các hệ thống pháp luật hiện hành được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học của các học giả.

Với tư cách là một môn học, luật học so sánh là đối tượng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật, dưới các mức độ khác nhau, cụ thể có thể ở dạng nhập môn luật học so sánh và cũng có thể ở dưới dạng một lĩnh vực cụ thể như luật hành chính so sánh, luật thương mại so sánh, luật hình sự so sánh…

Việc luật học so sánh có phải là một ngành khoa học hay không đã gây ra nhiều sự tranh cãi, tuy nhiên, trong thực tiễn cho thấy, ngày nay có những lĩnh vực, có những vấn đề, có những hệ thống pháp luật sẽ không thể được nghiên cứu có kết quả nếu không tiếp cận dưới góc độ so sánh pháp luật, chẳng hạn như việc nghiên cứu các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới; việc nghiên cứu những cơ sở xã hội, kinh tế, chính trị và truyền thống của sự ra đời và nội dung của các chế định pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau; việc nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của nước ngoài…. Tất cả điều đó nói lên rằng, luật học so sánh có những đặc điểm, dấu hiệu riêng của một môn khoa học, nó có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của riêng mình.

Đối tượng nghiên cứu của luật học so sánh

Đối tượng nghiên cứu của luật học so sánh là nghiên cứu pháp luật nước ngoài, trên cơ sở đối chiếu các hệ thống pháp luật với nhau và với hệ thống pháp luật quốc gia, cụ thể:

– Những vấn đề phương pháp luận của nghiên cứu so sánh pháp luật (ở đây lý luận về phương pháp so sánh chiếm vị trí đặc biệt);

việc thường xuyên so sánh các hệ thống PL với nhau đã tạo ra một hệ thống tri thức độc lập với hệ thống tri thức của các ngành khoa học độc lập khác

  • tương tự với các ngành khoa học khác, nhất là khoa học xã hội, khi thực hiện so sánh có thể phát sinh ra ngành khoa học độc lập, ví dụ: bên cạnh ngành triết học có ngành triết học so sánh, bên cạnh ngành xã hội học có ngành xã hội học so sánh, ngôn ngữ học có ngôn ngữ học so sánh
  • các học giả đã chứng minh được “luật so sánh” và “phương pháp so sánh luật” là hoàn toàn khác nhau ==> không thể coi luật so sánh là 1 phương pháp nghiên cứu mà phải coi đó là 1 ngành khoa học độc lập
  • Phạm vi nghiên cứu của luật so sánh rất rộng: căn cứ vào định nghĩa luật so sánh của Micheal Bogdan:
  • So sánh các hệ thống PL khác nhau để xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng: hiện nay trên thế giới có hàng trăm hệ thống PL (mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có ít nhất 1 hệ thống PL, ở các quốc gia liên bang thì mỗi bang lại có 1 hệ thống PL riêng như Hoa Kỳ, Đức, Nga), mà không có 2 hệ thống PL nào trùng hoàn toàn với nhau ==> số lượng đối tượng nghiên cứu là rất lớn
  • Nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống PL: trong mỗi hệ thống PL đều có rất nhiều các chế định, các nguyên tắc, các quy phạm ==> có rất nhiều nội dung để luật so sánh nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh
  • Mặc dù còn tranh luận về bản chất của luật so sánh nhưng các học giả đều thừa nhận: “việc so sánh các hệ thống PL khác nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng” là nội dung cơ bản, chủ đạo của các công trình luật so sánh. a. Khái quát các đối tượng nghiên cứu
  • Hệ thống pháp luật (legal system): có 3 cách hiểu (cách sử dụng):
  • tổng thể các quy phạm PL của 1 quốc gia / vùng lãnh thổ: VD tổng thể các quy phạm PL của Trung Quốc
  • tổng thể quy phạm PL và thiết chế PL của 1 quốc gia / vùng lãnh thổ: ngoài các quy phạm PL còn có các vấn đề khác như mô hình tổ chức tòa án của quốc gia đó, về hoạt động nghề nghiệp của luật sư, thẩm phán, công chứng viên, công tố viên, ..., về hoạt động đào tạo luật và đào tạo nghề luật
  • PL của 1 nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà trong đó PL có điểm chung nhất định: VD nhóm hệ thống PL các nước XHCN, nhóm hệ thống PL các nước châu Âu lục địa ==> trong môn học này, sẽ hiểu Hệ thống PL theo cách hiểu thứ 2, tức là Hệ thống PL là tổng thể quy phạm PL và thiết chế PL của 1 quốc gia / vùng lãnh thổ
  • Dòng họ PL (legal family): là hệ thống PL của 1 nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà có những điểm chung nhất định. VD dòng họ PL common law, dòng họ PL các nước XHCN, ...
  • thuật ngữ “dòng họ PL” do Montesquier sáng tạo ra khi nghiên cứu các hệ thống PL, sau đó Rene David sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của mình (nhiều đến mức công chúng lầm tưởng Rene David là người sáng tạo ra thuật ngữ “dòng họ PL”)
  • là nhóm hệ thống PL có đặc điểm chung nhất định
  • trong đó xuất hiện hệ thống PL gốc, hệ thống PL bố mẹ. VD hệ thống PL của Anh được coi là hệ thống PL gốc của dòng họ PL common law, hệ thống PL của Pháp được coi là gốc của dòng họ PL civil law
  • thuật ngữ “truyền thống PL” (legal tradition) được sử dụng với nghĩa tương tự: có thể dùng cả 2 thuật ngữ “dòng họ PL” và “truyền thống PL” với ý nghĩa tương đương
  • Pháp luật quốc tế: hiện nay vẫn còn tranh cãi giữa các học giả xem PL quốc tế có phải là đối tượng nghiên cứu của luật so sánh không. Lý do vì PL quốc tế thường là “đơn nhất”, không có 2 đối tượng PL quốc tế để so sánh, VD công ước luật biển quốc tế là duy nhất. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khi 1 quốc gia gia nhập 1 điều ước quốc tế, thì quốc gia đó phải xem xét các quy định trong điều ước quốc tế đó có phù hợp, có mâu thuẫn với luật quốc gia của mình không, tức là có sự so sánh.
  • để lý giải được, còn phải sử dụng phương pháp logic và phương pháp lịch sử
  • để đánh giá được, có thể phải sử dụng phương pháp xã hội học ==> đây là sự khác biệt lớn nhất của luật so sánh với phương pháp so sánh luật b. Phương pháp so sánh trong luật so sánh
  • Nguyên lý chung khi sử dụng phương pháp so sánh: các đối tượng so sánh phải tương đồng, tương ứng với nhau
  • Trong luật so sánh phải tuân thủ nguyên lý đó ==> các đối tượng trong 1 công trình so sánh luật phải thực hiện cùng chức năng c. Các bước của quá trình so sánh luật Gồm 06 bước:
  • B1: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
  • xác định vấn đề dự kiến nghiên cứu: đưa ra câu hỏi để nghiên cứu
  • xây dựng giả thuyết nghiên cứu: để định hướng chương trình đi theo hướng nào
  • B2: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu: xác định cụ thể, rõ ràng đối tượng nghiên cứu, phải có thuộc tính pháp lý tương ứng để so sánh
  • B3: Thu thập tài liệu tham khảo
  • mục đích:  Để xem các học giả khác đã giải quyết vấn đề mình đặt ra như thế nào, từ đó đánh giá cách giải quyết của họ, đưa ra những điểm đồng tình / không đồng tình với họ ==> nhằm đưa ra quan điểm, cách giải quyết của mình  Để xem vấn đề mình đặt ra đã được các học giả khác giải quyết đến đâu rồi, còn có những phần nào các học giả chưa giải quyết không ==> nhằm tập trung vào những phần chưa được giải quyết ==> mục đích của việc thu thập tài liệu là để xác định hướng đi cụ thể của công trình nghiên cứu
  • lưu ý: phải đánh giá độ tin cậy của tài liệu tham khảo dựa vào nguồn cung cấp tài liệu, VD nhà xuất bản, tác giả, đơn vị chủ quản của website
  • B4: Xây dựng hệ thống tiêu chí so sánh
  • mục đích: để công trình nghiên cứu được trọn vẹn hơn, rõ ràng hơn
  • lưu ý: tránh sử dụng thuật ngữ pháp lý không đồng nhất giữa các quốc gia, giữa các hệ thống PL
  • B5: Viết báo cáo so sánh
  • chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh trên cơ sở những tiêu chí đã đặt ra ở Bước 4
  • lưu ý: cần trung thực, khách quan khi viết báo cáo, tránh áp đặt ý chí chủ quan của mình, và cũng tránh tuân theo “mù quáng” quan điểm, ý kiến của học giả khác, dù cho học giả nó có uy tín và nổi tiếng như thế nào
  • B6: Đánh giá có phê phán kết quả so sánh
  • giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng, điểm khác biệt
  • phân tích, đánh giá ưu, nhược của các giải pháp pháp lý
  • nhận xét về hiệu quả của các giải pháp pháp lý Chú ý: khác với Bước 5 yêu cầu cần khách quan, thì ở Bước 6, nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến chủ quan của mình Chú ý: không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước trên. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn những bước thực hiện cho phù hợp. c. Một số điều cần lưu ý khi nghiên cứu PL nước ngoài
  • Phải là so sánh các đối tượng của PL trong nước với PL nước ngoài hoặc của PL nước ngoài với nhau chứ không phải đối tượng của PL trong nước với nhau vì nó không là đối tượng của luật so sánh VD: so sánh Luật hình sự 1999 với Luật hình sự 2015: đây không phải là đối tượng của luật so sánh
  • Cần có nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy về PL nước ngoài
  • Phải có thông tin cập nhật về PL nước ngoài
  • Nắm được các nguồn luật và sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý của nước ngoài e. Cơ sở để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống PL
  • Hệ thống chính trị và tư tưởng: VD xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng Mác-Lê nin đề cao sở hữu chung, sở hữu toàn dân; tư bản chủ nghĩa và hệ tư tưởng phương Tây đề cao sở hữu tư nhân
  • Sự phát triển của nền kinh tế: VD hệ thống PL của nước phát triển khác với hệ thống PL của nước đang phát triển, hay nước chậm phát triển
  • Tôn giáo: VD hệ thống PL của quốc gia hồi giáo khác với hệ thống PL của quốc gia không hồi giáo
  • Yếu tố lịch sử và địa lý:
  • lịch sử: VD các quốc gia từng là thuộc địa => chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống PL chính quốc
  • địa lý = vị trí + khí hậu : VD pháp luật về biển chỉ có ở những quốc gia có biển
  • Yếu tố về dân số: ảnh hưởng tới PL về hôn nhân gia đình, an sinh xã hội
  • Tác động phối hợp của các biện pháp kiểm soát: liên quan đến PL về thuế, sở hữu trí tuệ, ... của mỗi quốc gia
  • Những yếu tố ngẫu nhiên: có những trường hợp hệ thống PL của 2 quốc gia giống nhau (một phần) mà không thuộc các yếu tố đã nêu trên II. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh
  • Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới a. Giai đoạn trước thế kỷ 19
  • Các tiểu giai đoạn:
  • cổ đại
  • nhà nước đế quốc La Mã
  • trung cổ
  • cận đại (thời ký ánh sáng và PL tự nhiên)
  • Thời kỳ cổ đại (trước Công nguyên)
  • gồm Nhà nước Lưỡng Hà, Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại
  • theo Rene David: “Việc so sánh các hệ thống PL ở cạnh nhau về mặt địa lý là công việc đã có từ xa xưa như chính khoa học pháp lý”
  • nhà nước Hy Lạp cổ đại: Plato với tác phẩm “Các luật lệ”, Aristot với tác phẩm “Chính trị”, Theophrastus với tác phẩm “Về các luật lệ”, ... trong đó so sánh PL của các thành bang Hy Lạp với nhau, từ đó rút ra những quy định PL tốt nhất, tối ưu nhất
  • nhà nước La Mã cổ đại: các học giả La Mã cổ đại đã nghiên cứu và so sánh PL của các thành bang Hy Lạp cổ đại với nhau và so sánh với tập quán của La Mã, từ đó rút ra những quy định được cho là tốt nhất, kết quả là Luật 12 bảng ra đời ==> ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của luật so sánh. Chú ý: mới chỉ ở mức độ “mầm mống” của luật so sánh chứ chưa phải là đã có luật so sánh từ thời cổ đại. Lý do là vì: những công trình so sánh luật không được đưa vào thực tiễn ứng
  • khách quan: bị cấm vận, mà nguồn luật thì chủ yếu ở các nước TBCN
  • chủ quan:  Việc tìm hiểu về PL TBCN bị cấm đối với các luật gia XHCN  Luật so sánh có phạm vi nghiên cứu chủ yếu là hệ thống PL của các nước XHCN, mà các nước XHCN chủ yếu sao chép luật của Liên bang Xô Viết ==> không có gì để so sánh
  • Sự phát triển của luật so sánh ở VN
  • Thời kỳ phong kiến: rất mờ nhạt, mới chỉ có luật so sánh lập pháp, tức là tiếp thu luật từ nước khác (chủ yếu từ Trung Quốc) vào xây dựng luật, VD Quốc triều hình luật tiếp thu PL nhà Đường, Bộ luật Gia Long gần như sao chép hoàn toàn luật nhà Thanh
  • Thời kỳ 1945-1975:
  • hầu như không có ở miền bắc
  • miền nam: luật so sánh rất phát triển  xuất hiện các học giả nổi tiếng về luật so sánh như Tiến sỹ Ngô Bá Thành (tiến sỹ ở Pháp, là tiến sỹ về luật so sánh đầu tiên của VN), luật sư Vũ Văn Mẫu  năm 1961 bộ Dân luật Nam kỳ được xây dựng trên cơ sở của luật so sánh  miền nam VN là thành viên của Hiệp hội Luật so sánh thế giới
  • Thời kỳ 1975 – 1986: hầu như không phát triển vì cả nước đang xây dựng XHCN
  • Thời kỳ 1986 – nay: đạt được nhiều thành tựu lớn
  • luật so sánh lập pháp: xây dựng PL trên cơ sở học hỏi luật nước ngoài, VD luật hình sự 1999, luật dân sự 2015
  • luật so sánh học thuật:  xuất hiện nhiều học giả nghiên cứu luật so sánh như TS Nguyễn Kim Pháp, TS Vũ Thị Ánh Vân, TS Võ Khánh Vinh, TS Nguyễn Thanh Tâm, ...  xuất hiện các đơn vị tổ chức nghiên cứu luật so sánh như Phòng luật so sánh của Viện Nhà nước và Pháp luật, Trung tâm luật so sánh của ĐH Quốc gia Hà Nội, Viện Luật so sánh – ĐH Luật Hà Nội, ...  môn học luật so sánh được đưa vào giảng dạy tại tất cả các cơ sở đào tạo luật III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luật so sánh
  • Trang bị kiến thức văn hóa chung cho người nghiên cứu: khi thực hiện nghiên cứu luật so sánh, các học giả thường không chỉ nghiên cứu các quy phạm PL, các thiết chế, ... mà còn nghiên cứu vì sao các quy phạm PL, các thiết chế, ... lại được xây dựng như thế, tức là biết được kiến thức về văn hóa của quốc gia đó
  • Nâng cao hiểu biết về PL quốc gia:
  • bằng việc nghiên cứu luật so sánh, các học giả có thể biết những quy định, thiết chế trong luật quốc gia mình có nguồn gốc từ đâu, từ đó nắm được sâu hơn bản chất PL quốc gia mình
  • bằng việc so sánh PL các quốc gia, nhà nghiên cứu sẽ có đánh giá khách quan về PL của nước mình so với thế giới (chứ không bị tư tưởng chủ quan, coi PL nước mình là ưu việt hơn)
  • Hỗ trợ tìm kiếm mô hình PL lý tưởng: đánh giá được cái tốt, cái xấu, cái phù hợp nhất, lý tưởng nhất cho hệ thống PL quốc gia mình. Đây là ý nghĩa chính, quan trọng nhất của luật so sánh.
  • Hỗ trợ tiến trình hòa hợp và nhất thể hóa PL:
  • hài hòa hóa PL: là việc làm cho PL của các quốc gia dù khác nhau nhưng có thể “sống chung” với nhau
  • nhất thể hóa PL: là việc đưa ra những quy định PL chung cho các quốc gia

\==> nghiên cứu luật so sánh giúp cho việc xây dựng và áp dụng luật quốc tế (cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế), tức là giúp cho việc xử lý được những xung đột PL giữa các quốc gia Giúp như thế nào?

  • việc nghiên cứu luật so sánh giúp cho những nhà thương thuyết hiểu được sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống PL của các nước liên quan ==> dễ dàng hơn cho việc xây dựng luật quốc tế
  • giúp cho việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia trong điều ước quốc tế
  • nghiên cứu luật so sánh giúp rất nhiều cho việc xây dựng các quy định của luật quốc tế, vì thường sẽ bắt nguồn từ 1 tập quán hay 1 quy định của 1 hay 1 số quốc gia cụ thể (chứ rất ít khi xây dựng từ đầu)
  • Hỗ trợ thực hiện và áp dụng PL: khi giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, việc hiểu biết luật so sánh (tức là hiểu biết PL nước ngoài trên cơ sở so sánh với luật nước mình) sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những người xét xử và những người liên quan. IV. Sự phân nhóm các hệ thống PL trên thế giới
  • Mục đích phân nhóm
  • Nắm được sự tương đồng giữa các hệ thống luật sẽ giúp nghiên cứu PL nước ngoài trở nên rõ ràng hơn. Số lượng hệ thống PL trên thế giới là rất nhiều, trên 200 hệ thống PL ==> 1 học giả gần như không thể nghiên cứu chi tiết từng hệ thống PL ==> tìm ra những điểm tương đồng của các hệ thống PL và sắp xếp chúng vào cùng 1 nhóm ==> khi so sánh các hệ thống PL, chỉ cần chọn 1 hệ thống PL điển hình của nhóm đó (mà không cần tìm hiểu lần lượt từng hệ thống PL)
  • Mục đích chủ yếu của việc phân nhóm các hệ thống PL trên thế giới nhằm mục đích sư phạm
  • Tính tương đối của việc phân nhóm các hệ thống PL trên thế giới
  • Sử dụng những tiêu chí phân nhóm khác nhau sẽ cho ra kết quả phân nhóm khác nhau.
  • Rene David dựa vào 2 tiêu chí là Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp ==> cho ra 4 nhóm:  nhóm PL Đức – La Mã (hay nhóm Rome – Giecmanh),  nhóm PL xã hội chủ nghĩa,  nhóm PL dựa trên tôn giáo và truyền thống (những nước Hồi giáo, Phật giáo và một số nước châu Phi),  nhóm PL Anh – Mỹ (common law)
  • Zwergert và Kotz sử dụng 5 tiêu chí ==> cho ra 8 nhóm PL
  • Mặc dù sử dụng những tiêu chí phân nhóm giống nhau nhưng tiến hành tại thời điểm khác nhau, sẽ cho ra kết quả phân nhóm khác nhau. Chẳng hạn trường hợp phân nhóm theo 2 tiêu chí là Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp của Rene David được thực hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20, kết quả cho ra 4 nhóm PL (như đã nêu trên). Đến đầu thế kỷ 21, 1 học giả khác cũng sử dụng 2 tiêu chí là Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp, nhưng lại cho ra kết quả khác, chỉ có 3 nhóm là nhóm civil law, nhóm common law, nhóm PL dựa trên tôn giáo và truyền thống ==> lý do là vì cuối thế kỷ 20 khối XHCN đã sụp đổ ==> không còn tạo thành 1 dòng họ PL riêng như trước đây.
  • Trong nhiều cách phân nhóm hệ thống PL phổ biến, có 1 số hệ thống PL khó xếp vào bất cứ nhóm nào trong số các nhóm được phân chia. VD hệ thống PL của VN gồm các đặc điểm của cả Civil law và Common law; hệ thống PL của Malaixia là sự pha trộn của luật Hồi Giáo

Chú ý: mặc dù có thể “dịch nghĩa” của civil law là dân luật, hay dân sự, nhưng nếu sử dụng thuật ngữ “dòng họ PL dân luật / sự” thì dễ gây hiểu nhầm rằng dòng họ PL này chỉ có PL dân sự mà không có hình sự, không có hành chính, ... ==> như vậy là sai về bản chất, vì thực tế dòng họ PL civil law chỉ coi trọng PL dân sự, ưu tiên pháp điển hóa PL dân sự trước, nhưng vẫn có đầy đủ PL hình sự, hành chính, ....

  • dòng họ PL châu Âu lục địa: vì ra đời đầu tiên ở các quốc gia thuộc châu Âu lục địa, sau đó lan rộng ra các quốc gia khác trên toàn thế giới Chú ý: nói 1 quốc gia có hệ thống PL thuộc dòng họ PL châu Âu lục địa thì không có nghĩa quốc gia đó thuộc châu Âu lục địa
  • dòng họ PL thành văn: coi trọng pháp điển hóa PL (tức là PL thành văn) và trung tâm là PL dân sự, có nguồn gốc từ thời La Mã. Chú ý: tên gọi này chủ yếu dùng để phân biệt với dòng họ PL common law (PL coi trọng án lệ)
  • Chế định PL đặc thù: luật nghĩa vụ, gồm 3 nội dung:
  • hợp đồng
  • bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • làm giàu bất chính I. Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law
  • Có 2 giai đoạn:
  • dòng họ civil law hình thành và phát triển ở châu Âu lục địa
  • dòng họ civil law mở rộng sang các châu lục khác
  • Sự hình thành và phát triển của dòng họ civil law ở châu Âu lục địa
  • Chia làm 3 giai đoạn:
  • giai đoạn trước thế kỷ 11
  • giai đoạn từ thế kỷ 11 – thế kỷ 18
  • giai đoạn từ cuối thế kỷ 18 – nay a. Giai đoạn trước thế kỷ 11
  • PL các nước châu Âu lục địa trước thế kỷ 11 là sự tồn tại của nhiều loại PL khác nhau. Có 3 loại chính:
  • PL thành văn: luật La Mã,
  • tập quán pháp: PL của các vùng, miền khác nhau
  • luật giáo hội: ra đời muộn hơn, xuất hiện vào thế kỷ 6, 7
  • Thời kỳ này PL còn đơn giản, có sự khác biệt giữa 2 tiểu giai đoạn:
  • trước thế kỷ 7: gồm PL La Mã, tập quán địa phương
  • thế kỷ 7 – thế kỷ 10: tập quán địa phương, luật giáo hội (thời kỳ khủng hoảng toàn diện, gọi là “Đêm trường trung cổ” với sự thống trị của luật tôn giáo)
  • Dòng họ civil law được cấu thành từ luật La Mã, tập quán địa phương, luật giáo hội, và tư tưởng về PL tự nhiên đã trải qua 1 quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Nhưng nền tảng chính tạo nên dòng họ civil law là luật La Mã.
  • Về luật La Mã
  • Có nhiều quan điểm về khái niệm luật La Mã:
  • là bộ tổng luật do Hoàng đế Justinian ban hành (gọi là Corpus Juris Civilis) (đây là thời kỳ thịnh vượng của đế quốc La Mã): đây là bộ tổng luật đồ sộ nhất trong hơn 1000 năm tồn tại của nhà nước La Mã, là tập hợp toàn bộ các quy định PL của nhà nước La Mã. Bộ tổng luật này không chỉ có hiệu lực trong thời hoàng đế Justinian mà vẫn có hiệu lực trong các triều đại về sau của nhà nước La Mã. Không những thế, bộ luật này có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn

bộ các hệ thống PL của nhân loại, rất nhiều quy tắc pháp lý, rất nhiều quy định PL của các quốc gia sau này bắt nguồn từ bộ tổng luật này. ==> chính vì tầm ảnh hưởng quá lớn của Corpus Juris Civilis mà nhiều học giả đồng nhất luật La Mã với bộ tổng luật này.

  • là Corpus Juris Civilis và các biến tướng của Corpus Juris Civilis
  • là toàn bộ các bộ luật La Mã từ thế kỷ 5 trước CN đến thế kỷ 6, 7: tức là toàn bộ các sản phẩm PL của các triều đại La Mã. Chú ý: mặc dù nhà nước La Mã tồn tại đến tận thế kỷ 15, tuy nhiên kể từ thế kỷ 6, 7 thì nhà nước La Mã đã suy yếu rất nhiều và không còn đưa ra được sản phẩm lập pháp nào đáng chú ý nữa. Nhận xét: cách hiểu 1 và 2 không chính xác. Cách hiểu thứ 3 mới được công nhận rộng rãi.
  • Một số thành tố cơ bản của luật La Mã:
  • thuật ngữ “luật La Mã” được dùng để chỉ toàn bộ khối lượng PL La Mã được ban hành trong hơn 1 thiên niên kỷ (kéo dài từ năm 450 trước CN đến thế kỷ 6, 7)
  • 3 thành tố cơ bản của luật La Mã:  Luật 12 bảng  Tác phẩm Institutes của Gaias  Corpus Juris Civilis
  • Luật 12 bảng:
  • gọi là Luật 12 bảng vì sau khi ban hành, nhà nước La Mã đã khắc bộ luật này ra 12 tấm bảng và để ra nơi công cộng để người dân biết và tuân theo.
  • ra đời khoảng năm 451 – 449 trước CN, trong quá trình xây dựng Luật 12 bảng, các nhà lập pháp La Mã đã sử dụng luật so sánh. Vào thời điểm này thì nhà nước Hy Lạp láng giềng đã có hệ thống PL tương đối hoàn chỉnh với những hệ thống PL riêng của mỗi thành bang Hy Lạp (khoảng 50 thành bang), để học hỏi thì nhà nước La Mã đã thành lập Hội đồng pháp quan sang Hy Lạp học hỏi, những pháp quan này đã so sánh PL của mỗi thành bang Hy Lạp, đồng thời so sánh với tập quán La Mã để xây dựng nên những quy định PL phù hợp nhất.
  • đặc điểm:  Chứa đựng nhiều tập quán la-tinh (tập quán của người La Mã cổ đại) và nhiều quy định giống PL Hy Lạp cổ đại  Phạm vi điều chỉnh hẹp (luật 12 bảng có rất ít quy định cụ thể mà phần lớn là các quy định mang tính nguyên tắc, và chủ yếu chỉ quy định luật tư, cụ thể là luật dân sự) ==> sau khi ra đời, nhà nước La Mã vẫn phải sử dụng tập quán pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội  Mặc dù ra đời rất sớm, luật 12 bảng bên cạnh 1 số quy định còn lạc hậu, mang đậm tính chất của xã hội chiếm hữu nô lệ, còn có rất nhiều quy định được đánh giá là rất tiến bộ, như quy định về thừa kế, quy định về thủ tục tố tụng, ...
  • ý nghĩa: luật 12 bảng có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với nhà nước La Mã mà còn đối với nhân loại:  Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước La Mã, góp phần xây dựng nên nhà nước La Mã thịnh vượng  Từ thành công của Luật 12 bảng, nhà nước La Mã đã rất quan tâm đến PL thành văn, và các nhà nước ở châu Âu lục địa sau này kế thừa tư duy xây dựng PL thành văn
  • Tác phẩm Institutes của Gaias (các thiết chế pháp luật của Gaias):
  • là 1 tác phẩm khoa học luật, ra đời từ thế kỷ 3 trước CN, đến thế kỷ 2 trước CN mới được phát hiện, đến nay vẫn chưa rõ tác giả
  • đây không phải là văn bản quy phạm PL, mà là 1 tác phẩm khoa học luật
  • được coi là 1 thành tố của luật La Mã do:
  • Từ thế kỷ 11, nền kinh tế châu Âu lục địa bắt đầu hồi phục và đi vào ổn định, khoa học bắt đầu phát triển trở lại, trong đó có khoa học pháp lý. Cùng với sự phát triển của thương mại giữa các quốc gia ==> nhu cầu xây dựng PL để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh ==> nhu cầu nghiên cứu PL phát triển, chủ yếu là nghiên cứu luật La Mã
  • Xuất hiện 5 trường phái nghiên cứu luật La Mã:
  • trường phái các nhà bình chú (Glossators)
  • trường phái các nhà bình luận (Commentators)
  • trường phái nhân văn pháp lý (Legal Humanists)
  • trường phái các nhà pháp điển hiện đại (Pandectist)
  • trường phái pháp luật tự nhiên (Natural Law shool)
  • Mỗi trường phái sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau, đặt ra mục đích khác nhau ==> kết quả khác nhau và đóng góp cho PL châu Âu lục địa cũng khác nhau
  • Trường phái các nhà bình chú (Glossators)
  • Ra đời vào thế kỷ 11 ở Ý
  • Những học giả đầu tiên là các giáo sư luật của trường đại học Bologna, Ý
  • Lựa chọn nghiên cứu về Digesta của Corpus Juris Civilis
  • Mục đích: làm cho Digesta dễ hiểu hơn, bằng cách đưa ra những lời bình chú vào Digesta
  • Kết quả: đến thế kỷ 13, 1 học giả là Accurcius (1182-1236) tập hợp những lời bình chú này trong tác phẩm Great Gloss (Đại bình chú) có đến 96 lời chú giải về luật La Mã.
  • Tại sao lại là Digesta? Vì Digesta khó hiểu, nên các giáo sư luật muốn làm cho Digesta gần gũi, dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận hơn đối với người dân thường
  • Trường phái các nhà bình luận (Commentators)
  • Ra đời vào thế kỷ 13 ở Ý
  • Những học giả đầu tiên là các giáo sư luật của trường đại học Bologna, Ý
  • Kế thừa phương pháp nghiên cứu của trường phái Glossators (nên còn được gọi là các nhà hậu – bình chú – Post Glossators), tuy nhiên hoạt động nghiên cứu của trường phái này không dập khuôn theo trường phái Glossators, thể hiện:  Đối tượng nghiên cứu mở rộng hơn: Digesta và luật giáo hội (vì thời điểm này Nhà thờ đã can thiệp rất sâu vào hoạt động của nhà nước)  Khai thác tính thực dụng của PL La Mã ở xã hội đương thời, tức là xem xét việc áp dụng PL La Mã vào tực tiễn châu Âu lúc bấy giờ (chứ không chỉ nghiên cứu mang tính lý thuyết như ở trường phái Glossators)
  • Chú ý:
  • đóng góp lớn nhất của 2 trường phái nghiên cứu đầu tiên là góp phần cho việc hình thành và phát triển luật chung châu Âu lục địa (Jus Commune – chú ý: không phải là luật của liên minh Châu Âu hiện tại): thông qua việc nghiên cứu của mình, các học giả của 2 trường phái này đã hình thành nên 1 tư duy pháp lý, và vì là các giáo sư luật ==> truyền lại tư duy pháp lý của mình cho các thế hệ học viên sau (không chỉ là học viên Ý mà từ khắp châu Âu) ==> tư duy pháp lý lan tỏa khắp châu Âu lục địa
  • Jus Commune chỉ tồn tại ở châu Âu lục địa từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, là hệ tư duy pháp lý hình thành từ luật La Mã, luật giáo hội, được hầu hết các quốc gia ở châu Âu lục địa tiếp nhận nhưng thể hiện cụ thể linh hoạt ở từng nước (các quốc gia ở gần Ý tiếp nhận 1 cách dễ dàng, các quốc gia xa Ý, như các nước Bắc Âu, thì tầm ảnh hưởng hạn chế hơn)
  • Jus commune không giống luật Liên minh châu Âu – là các điều ước, hệ thống phán quyết của tòa công lý châu Âu.
  • Trường phái nhân văn pháp lý (Legal Humanists)
  • Ra đời ở Ý thế kỷ 15
  • Sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu luật La Mã: tìm hiểu, giải thích bằng cách quay trở lại thời nhà nước La Mã còn tồn tại (tức là làm rõ những quy định PL La Mã bằng nghĩa gốc từ thời La Mã) ==> không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nghiên cứu PL ở châu Âu lục địa lúc bấy giờ. Vì nếu sử dụng thì không thể được vì điều kiện, hoàn cảnh của nhà nước La Mã rất khác với châu Âu thế kỷ 15.
  • Trường phái các nhà pháp điển hiện đại (Pandectist)
  • Ra đời ở Đức, thế kỷ 16
  • Sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại: nghiên cứu luật La Mã gắn với điều kiện thực tiễn lúc bấy giờ, tuy nhiên lại chỉ “gắn” với điều kiện, hoàn cảnh của nước Đức, chứ không phải của toàn châu Âu ==> kết quả nghiên cứu có ý nghĩa nhiều hơn đối với hệ thống PL Đức, không có ảnh hưởng lớn với châu Âu
  • Trường phái pháp luật tự nhiên (Natural Law shool)
  • Ra đời ở Hà Lan, Đức, thế kỷ 17 (muộn hơn so với các trường phái khác)
  • Có đối tượng nghiên cứu và quan niệm khác nhất trong số 5 trường phái nghiên cứu PL: ngoài PL do nhà nước ban hành còn có PL tự nhiên. Pháp luật tự nhiên: được coi là do đấng tối cao ban tặng, là bất khả xâm phạm
  • Đóng góp:
  • kêu gọi chủ nghĩa dân tộc pháp lý: mỗi học giả luôn đặt lợi ích dân tộc mình về pháp lý lên trước tiên ==> áp dụng PL phù hợp với quốc gia mình, xây dựng PL riêng cho quốc gia mình
  • khởi xướng phong trào pháp điển hóa PL không chỉ ở Đức mà ở toàn châu Âu lục địa: tức là xây dựng PL thành văn (ngoài Đức, còn có rất nhiều nước pháp điển hóa PL thành công)
  • đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển các chế định PL thuộc lĩnh vực công pháp: đặc biệt đặt nền móng cho xây dựng các chế định quyền con người, quyền của cá nhân c. Giai đoạn từ cuối thế kỷ 18 đến nay
  • Ở châu Âu từ cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 là cuộc Đại pháp điển hóa PL:
  • bắt đầu với Bản tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789, đã đặt nền móng cho luật Hiến pháp của Pháp và của tất cả các quốc gia trên thế giới sau này.
  • nước Pháp đã pháp điển hóa thành khoảng 40 bộ luật, trong đó nổi bật là Bộ luật dân sự Napoleon 1804, Bộ luật TTDS 1806, Bộ luật thương mại 1807, Bộ luật TTHS 1808, Bộ luật hình sự 1810, ...
  • nước Đức cũng đã pháp điển hóa những bộ luật quan trọng, như Bộ luật thương mại 1866, Bộ luật hình sự 1871, Bộ luật TTHS 1877, Bộ luật TTDS 1877, Bộ luật dân sự 1896, ...
  • ảnh hưởng của cuộc Đại pháp điển này là rất lớn đối với các thuộc địa của Pháp, Đức, và của các quốc gia khác như Nhật, Hàn, Thái Lan, Hi Lạp, ...
  • So sánh cuộc pháp điển hóa này với các cuộc pháp điển hóa trước đó:
  • bộ tổng luật Corpus Juris Civilis của Hoàng đế Justinian cũng là pháp điển hóa quy mô lớn, nhưng nó vẫn chưa được coi là Đại pháp điển hóa PL, vì quy mô chỉ trong phạm vi La Mã, so với quy mô với châu Âu thì vẫn còn nhỏ bé. Về nội dung thì mới pháp điển hóa chủ yếu luật dân sự (luật tư), nếu có hình sự thì vẫn cho là luật tư vì bảo vệ con người.
  • còn cuộc Đại pháp điển hóa PL ở châu Âu thì việc pháp điển hóa PL diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: dân sự, hình sự, hành chính, hành pháp, ... và trên phạm vi rộng lớn (toàn bộ châu Âu)
  • Nam Mỹ chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ==> đều theo civil law
  • Châu Phi:
  • Bắc Phi: là thuộc địa của Pháp nên theo civil law, nhưng trước đó đã có luật hồi giáo ==> duy trì cả luật hồi giáo + civil law (hỗn hợp)
  • Trung Phi: chưa có nền pháp lý nào ==> theo civil law
  • Nam Phi: chịu sự ảnh hưởng của cả Anh và Pháp ==> hỗn hợp civil law và common law
  • Châu Á:
  • hầu hết là hỗn hợp: như hỗn hợp giữa civil law với PL XHCN (Trung Quốc, VN), hỗn hợp giữa civil law với common law (Philippin), hỗn hợp civil law với truyền thống Á Đông (Nhật Bản)
  • riêng Indonexia là sự hỗn hợp của luật hồi giáo và civil law II. Cấu trúc pháp luật của dòng họ Civil law
  • Cách phân chia pháp luật
  • Nói chung, civil law đều chia thành công pháp và tư pháp. Đây là 1 đặc trưng của dòng họ civil law (các dòng họ PL khác không có) (Ở VN thì chia thành các ngành luật, không có sự phân chia rõ ràng thành công pháp và tư pháp) a. Nguồn gốc và mục đích phân chia công pháp – tư pháp
  • Nguồn gốc: từ luật La Mã, quan niệm các quan hệ tư và quan hệ công không thể đặt trên cùng 1 bàn cân
  • Mục đích: khác với luật La Mã là bỏ quan hệ công ra khỏi hệ thống PL, dòng họ civil law đã tách riêng quan hệ công ra khỏi quan hệ tư Câu hỏi: Tại sao luật La Mã lại muốn loại bỏ quan hệ công ra khỏi hệ thống PL? Trả lời: Vì phạm vi áp dụng của luật công là chính quyền, tức là nếu ban hành thì sẽ ràng buộc chính mình ==> không muốn có những quy định ràng buộc chính mình Câu hỏi: Tại sao civil law tách riêng quan hệ công ra khỏi quan hệ tư? Trả lời: Vì không thể gộp chung luật công và luật tư, hơn nữa là để xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc cụ thể, trong các nước theo civil law tồn tại hệ thống tòa hành chính (giải quyết quan hệ công) và hệ thống tòa tư pháp (giải quyết quan hệ tư) Chú ý: trong lịch sử, nước Anh cũng có giai đoạn phân chia thành công pháp và tư pháp, nhưng chỉ với mục đích để xác định được thủ tục tương ứng (và giai đoạn này cũng chỉ tồn tại rất ngắn) b. Phân biệt công pháp và tư pháp

Công pháp Tư pháp

Đối tượng điều chỉnh

Quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau, quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân

Quan hệ giữa người dân với nhau

Mục đích Bảo vệ lợi ích công Bảo vệ lợi ích tư nhân

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp mệnh lệnh Phương pháp tự do thỏa thuận ý chí của các các bên tham gia

Tính chất Thể hiện tính bất bình đẳng giữa các chủ Thể hiện sự bình đẳng của

thể PL, trong đó cơ quan NN (hoặc người có thẩm quyền) thường ra các quyết định mang tính mệnh lệnh và bên chủ thể khác phải thi hành

các chủ thể tham gia quan hệ PL

Các ngành luật

Hiến pháp, Hành chính, Hình sự, Cán bộ công chức viên chức, ...

Dân sự, Thương mại, Lao động, Hôn nhân gia đình, ...

Quy phạm PL Thường mang tính tổng quát cao Thường mang tính cụ thể, chi tiết

Quá trình phát triển

Đến thế kỷ 17 mới phát triển (khi xuất hiện trường phái PL tự nhiên trong đó đề cao quyền con người, và cách mạng tư sản liên tiếp thành công)

Xuất hiện từ thời cổ đại (Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại)

Câu hỏi: Vì sao chưa có quốc gia nào ban hành được bộ luật hành chính ở mức độ đồ sộ như BLDS? Trả lời: Vì đối tượng điều chỉnh của luật hành chính sẽ là quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau, quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân ==> tức là có liên quan mật thiết đến mô hình bộ máy nhà nước và hoạt động quản lý nhà nước, mặc dù hiện nay tình hình các quốc gia hầu hết có sự ổn định, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rất nhiều biến động, chưa thể có đươc sự ổn định giống như quan hệ tư ==> các quốc gia chưa thể ban hành được bộ luật hành chính giống như BLDS. 2. Quy phạm pháp luật và giải thích quy phạm pháp luật

  • Quy phạm PL trong civil law:
  • nguồn: chủ yếu là PL thành văn (trong common law chủ yếu là án lệ)
  • chủ thể ban hành: nhà lập pháp (trong common law là thẩm phán)
  • tính chất:  Là quy tắc xử sự chung cho nhiều chủ thể, nhiều tình huống (trong common law thì chỉ điều chỉnh mối quan hệ cụ thể, vì nằm trong bản án)  Có tính dự liệu, khái quát cao ==> trừu tượng (trong common law thì chi tiết, cụ thể, vì nằm trong bản án) ==> cần phải có các văn bản hướng dẫn dưới luật để có thể được thi hành trong thực tế (do đó chỉ có thuật ngữ “giải thích PL thành văn”, chứ không có thuật ngữ “giải thích án lệ”)
  • Việc giải thích PL là thẩm quyền của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, và Tòa án (trong đó chủ yếu thẩm quyền giải thích PL là của tòa án) Ở VN thì việc giải thích PL được giao cho rất nhiều cơ quan: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát
  • Trong luật La Mã, công pháp không được chú trọng phát triển, mới chỉ có luật Hình sự, tuy nhiên ở chỉ ở khía cạnh trừng phạt người dân.
  • Công pháp ở các nước thuộc dòng họ civil law có mức độ phát triển không đồng đều và có mức độ hoàn thiện thấp hơn tư pháp. Vì sao? Vì:
  • vì tư pháp trong các nước thuộc dòng họ civil law phát triển dựa trên sự kế thừa luật La Mã, mà tư pháp của La Mã rất phát triển và đã đạt đến mức hoàn thiện, còn công pháp thì phải phát triển gần như từ đầu
  • ở VN thì bảo hiến được thực hiện nửa tập trung và nửa phi tập trung: thường vụ Quốc hội xem xét tính hợp hiến của các văn bản PL, ngoài ra còn có các Cục trong các Bộ cũng có chức năng kiểm tra tính hợp hiến của văn bản PL, thậm chí cơ quan báo chí cũng có quyền “tuýt còi” văn bản PL vi hiến.
  • Điều ước quốc tế:
  • hầu hết các nước civil law đều đặt điều ước quốc tế ở vị trí thấp hơn hiến pháp nhưng cao hơn các đạo luật khác
  • nếu mâu thuẫn với Hiến pháp: thực hiện bảo lưu điều ước quốc tế (tức là không thực hiện ĐƯQT), nếu không thể bảo lưu thì không tham gia ĐƯQT đó
  • nếu mâu thuẫn với luật quốc gia: sẽ thực hiện sửa đổi luật quốc gia
  • Luật, bộ luật (Chú ý: về giá trị pháp lý thì Luật và Bộ luật là 1, nhưng thông thường phạm vi điều chỉnh của Bộ luật là lớn hơn so với Luật; Bộ luật thường điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội, VD Bộ luật dân sự, còn Luật thường điều chỉnh 1 quan hệ xã hội VD Luật hôn nhân gia đình, Luật lao động)
  • Các loại văn bản PL khác: nghị định, thông tư. Chú ý: trên thế giới không có khái niệm “văn bản dưới luật” (under law), mà dùng khái niệm Văn bản ủy quyền (luật là do Quốc hội / Nghị viện xây dựng và ban hành, nhưng có những vấn đề cần chi tiết, cần chuyên môn sâu thì phải chuyển cho bộ, ngành chuyên môn thực hiện ==> gọi là văn bản ủy quyền)
  • Tập quán pháp
  • Mức độ áp dụng tập quán pháp khác nhau giữa các nước: ví dụ
  • Pháp: coi tập quán pháp là lỗi thời nên phạm vi áp dụng rất hạn chế, thường chỉ được sử dụng khi có sự dẫn chiếu; hoặc 1 số trường hợp tập quán pháp được áp dụng đương nhiên (có thể trái PL)
  • Tây Ban Nha: nếu vấn đề nào đó đã có trong tập quán pháp thì sẽ không được quy định trong luật dân sự
  • Đức: coi trọng tập quán pháp
  • Vai trò của tập quán pháp: thông thường không vượt quá vai trò của PL thành văn (tức là chỉ sử dụng tập quán pháp khi PL thành văn không quy định), trừ các trường hợp đặc biệt (là các trường hợp PL chủ động không ban hành quy phạm PL điều chỉnh, mà yêu cầu sử dụng tập quán pháp để điều chỉnh)
  • Các nguyên tắc chung của PL
  • Khái niệm: nguyên tắc chung của PL là những nguyên tắc pháp lý (có thể thành văn hoặc không thành văn) được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết các nước
  • Nguồn gốc: Các nguyên tắc chung của PL có thể nằm ở bất kỳ đâu: trong văn bản PL quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán, phán quyết của tòa án, học thuyết pháp lý, ... miễn là nó được thừa nhận và được áp dụng rộng rãi.
  • Các nguyên tắc chung của PL có sự ổn định nhất định. Một số nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong hầu hết các hệ thống PL trên thế giới, VD nguyên tắc 1 hành vi phạm tội không bị xét xử 2 lần, 1 vi phạm hành chính không được xử phạt 2 lần, nguyên tắc 1 người chỉ coi là có tội khi có bản án có hiệu lực của tòa án, nguyên tắc ai khẳng định người đó phải chứng minh, nguyên tắc không ai bị bắt buộc phải kết tội chính mình, ...
  • Phán quyết của tòa án
  • Về phương diện lý thuyết, các hệ thống PL thuộc dòng họ civil law không thừa nhận học thuyết Stare Decisis (nguyên tắc tiền lệ pháp)
  • Trên thực tế, đây vẫn là 1 nguồn luật bổ sung hữu hiệu và được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên vẫn có nhiều giới hạn về áp dụng tiền lệ pháp (so với các nước thuộc dòng họ Common law)

Chú ý: ở VN, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán cũng nhằm để giải thích việc áp dụng PL, cũng có vai trò gần giống như “án lệ” 5. Các học thuyết pháp lý