Đơn vị hành chính thời Lý được chia làm bao nhiêu độ

Bởi Thích Nhật Từ, Nguyễn Kha

Giới thiệu về cuốn sách này

Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?

Đề bài

Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 36 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Tổ chức chính quyền trung ương:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

- Với các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ.

- Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.

* Tổ chức chính quyền địa phương:

- Chia cả nước thành 24 lộ, phủ [ở miền núi gọi là châu], đặt các chức tri phủ, tri châu.

- Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Loigiaihay.com

[TCTG]- Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ buổi đầu thời phong kiến tự chủ, Thăng Long - Hà Nội luôn có một vị trí rất trọng yếu. Trong hơn 778 năm, từ tháng Bảy năm Canh Tuất đời Vua Lý Thái Tổ [tháng 8 năm 1010] đến cuối năm Mậu Thân, đầu năm Kỷ Dậu đời Vua Lê Chiêu Thống [tháng 2 năm 1789], Thăng Long là Kinh đô, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - giáo dục của cả nước, nơi các cơ quan đầu não của Nhà nước phong kiến Đại Việt đóng qua các triều: Lý - Trần - Lê Sơ - Mạc và Lê - Trịnh.

Với vị trí trọng yếu về chính trị - kinh tế - giáo dục - văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, suốt chiều dài của lịch sử đất nước, Nhà nước các thời kỳ luôn quan tâm đến việc quản lý đô thị này, bởi sự ổn định và phát triển của nó có ảnh hưởng rất lớn đến các mặt chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước. Trong việc quản lý Thăng Long - Hà Nội, các vương triều phong kiến rất quan tâm đến vị thế của đô thị này trong hệ thống hành chính của cả nước; đồng thời thiết lập bộ máy hành chính của Kinh đô. Nghiên cứu tổ chức bộ máy hành chính và vị thế của Thăng Long - Hà Nội trong hệ thống hành chính của cả nước cho thấy được cung cách quản lý, sự phát triển và ảnh hưởng của Thăng Long - Hà Nội đối với các mặt đời sống của đất nước qua các thời kỳ lịch sử,từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của quá khứ cho việc quản lý Thủ đô Hà Nội hiện nay.

I. Vị thế của Thăng Long trong hệ thống hành chính và bộ máy chính quyền Thăng Long thời [l010 - 1225]

Tháng Bảy năm Canh Tuất [tháng 8 năm 1010], nhận thấy vị thế đắc địa của thành Đại La "ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh. . . . , Thực chỗ hội họp của bốn phương. . . , là nơi thượng đô kinh sư muôn đời..." [ Chiếu Dời đô [Đại Việt sử ký Toàn thư - ĐVSKTT, tập 1, tr. 259]. Vua Lý Thái Tổ cho dời Kinh đô từ Hoa Lư ra thành này. Nhân khi thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự nên vua cho đổi tên thành là Thăng Long. Từ đây, Thăng Long trở thành Kinh đô của cả nước qua các vương triều Lý - Trần - Lê Sơ - Mạc và Lê - Trịnh.

Dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, Lý Thái Tổ đã "vì thiên hạ mà lập kế dài lâu, để "trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giàu của, nhiều người", để Thăng Long trở thành trung tâm chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa lâu dài của đất nước.

Trong 216 năm tồn tại, từ Thăng Long, nhà Lý đã tạo dựng những nền móng ban đầu cho hệ thống chính trị của nước Đại Việt mà những thành quả nổi bật là:

- Từng bước xây dựng Thăng Long trở thành Kinh đô, trung tâm chính trí, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước

- Phát triển nền kinh tế dựa trên nông nghiệp ruộng nước là chủ đạo, kết hợp với các nghề thủ công và buôn bán, ổn định đời sống nhân dân.

- Xây dựng một xã hội quân chủ dựa trên nền tảng của xã hội truyền thống với ba thành tố cơ bản là: nông nghiệp, nông dân và cơ cấu xóm làng, tiếp thu mô hình nhà nước quân chủ của Trung Hoa.

- Xây dựng nền văn hóa dân tộc trên nền tảng của các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng dân gian; đồng thời tiếp thu các yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa và văn hóa ấn Độ, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, Phật giáo là quốc giáo [thể hiện ở việc xây dựng hàng loạt ngôi chùa có danh tiếng, tầng lớp sư sãi có tiếng nói trong đời sống xã hội].

- Mở mang nền giáo dục và khoa cử Nho học vừa để đào tạo đội ngũ quan lại, vừa để truyền bá tư tưởng Nho giáo, làm công cụ để thống nhất xã

hội.

- Tạo tiềm lực quân sự để tổ chức bảo vệ đất nước mà chiến công vang dội nhất là đánh thắng cuộc xâm lược của nhà Tống năm 1075- 1076]; đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam.

Về tổ chức hành chính của cả nước, sử cũ cho biết, tháng Chạp năm đầu niên hiệu Thuận Thiên tháng 1 năm 1011 ], Lý Thái Tổ chia cả nước làm 24 Lộ, thay cho 10 Đạo dưới thời Tiền Lê trước đó. Tuy nhiên, sử cũ không chép rõ và đầy đủ tên và địa dư của 24 Lộ thời Lý [ 12 Đạo thời Tiền Lê]. Hơn nữa, trong toàn bộ ghi chép của Khâm định Việt sử thông giám Cương mục [KĐVSTGCM] về thời nhà Lý, không có một địa danh nào gắn với từ "Lộ". Phải chăng cấp hành chính này chỉ tồn tại vào đầu thời Lý, sau đó đổi thành Châu hay Phủ?

Dưới Lộ là Phủ, có khi là Quận [chẳng hạn quận Gia Lâm]. Dưới phủ là các cấp: Hương, Giáp. Thôn là đơn vị hành chính cấp cơ sở. Nhìn chung, các đơn vị hành chính thời Lý chưa hoàn toàn thống nhất, cả về tên gọi, hệ thống quan lại và chức quan đứng đầu. Tổ chức cấp huyện thời này cũng không rõ ràng qua ghi chép của chính sử.

Kinh đô Thăng Long khi đó rất nhỏ về quy mô, cả về diện tích và dân số, song được nhà Lý coi như một đô thị đặc biệt, ngang bằng một lộ. Sử cũ cho biết, Kinh thành chia làm hai khu vực :

- Thăng Long thành [Hoàng thành] là nơi ở của vua cùng hoàng tộc, nơi làm việc của vua và triều đình.

- Thăng Long ngoại thành là khu phố phường, có dân cư sinh sống, làm các nghề thủ công và buôn bán .

Do Thăng Long có quy mô nhỏ, lại có vị thế đặc biệt và nhất là mới được chuyển từ Hoa Lư ra, nên nhà Lý chưa đặt cơ quan quản lý riêng, mà Vua là người trực tiếp nắm Kinh thành, khi vua ra ngoài thì giao cho một vị thân vương đại thần ở lại trông giữ Kinh sư, gọi là Kinh sư Lưu thủ. Cũng có trường hợp, vua không cử Kinh sư Lưu thủ mà đặt Giám quốc.

Kinh sư Lưu thủ và Giám quốc đều có toàn quyền xử lý các công việc ở Kinh đô, cả ở khu vực Hoàng thành và khu dân cư đô thị, được trao cả quyền xử lý các công việc trong triều. Đương nhiên, trong trường hợp Kinh sư Lưu thủ hay Giám quốc còn nhỏ tuổi thì có các quan đại thần hậu thuẫn, giúp việc.

Các đơn vị trực thuộc, cũng là đơn vị hành chính cơ sở của Kinh đô là Phường. Việc không có đơn vị hành chính trung gian giữa Kinh đô và Phường càng chứng tỏ tính đặc thù và vị trí quan trọng của Thăng Long trong hệ thống hành chính của cả nước.

Sử cũ không ghi chép về số lượng phường, cũng như quy mô, tổ chức, chức danh đứng đầu của các phường. ĐVSKTT chỉ ghi tên một số phường, như Cơ Xá, Thái Hòa, Bố Cái. KĐVSTGCM ] - bộ chính sử thời Nguyễn chép một số phường có nhiều khả năng đã có từ thời Lý, như Phòng Nhật, Báo Thiên.

Như vậy, căn cứ vào ghi chép của sử cũ cho thấy, vào thời Lý, bộ máy chính quyền Thăng Long chưa được định hình; trực tiếp quản lý Thăng Long chính là các thân vương, tôn thất trong hoàng tộc hay những người thân thiết với nhà vua. Nói một cách khác, chưa hình thành sự phân quyền giữa triều đình trung ương với chính quyền Thăng Long trong việc quản lý Kinh đô.

II. Vị thế của Thăng Long trong hệ thống hành chính và bộ máy chính quyền Thăng Long thời Trần [1226 - 1400]

Dựa trên cơ sở chính trị - xã hội được thiết lập từ thời Lý, nhà Trần tiến hành chia lại các đơn vị hành chính. Năm Thiên ứng Chính Bình thứ 11 [Nhâm Dần, 1242], chia nước làm 12 Lộ [2] thay cho 24 lộ thời Lý, chức quan đứng đầu các Lộ là An phủ Chánh sứ, An phủ Phó sứ.

- Dưới Lộ là Phủ, có Tri phủ đứng đầu.

- Dưới Phủ có Châu - Huyện có Tri huyện đứng đầu.

- Dưới Huyện có Hương, không rõ chức quan đứng đầu.

- Dưới Huyện có Xã, nhà Trần đặt chế độ Xã quan, tức đưa quan lại về nắm cấp xã, gồm Xã chính, Xã sử, Xã giám.

Thời Trần bộ máy chính quyền Trung ương đóng ở Thăng Long gồm hai cơ quan lớn:

- Hành khiển ty cung Quan triều là cơ quan tối cao của Hoàng đế [từ năm Thiệu Phong thứ tư - Giáp Thân, 1344 đổi làm Môn hạ sảnh].

Hành khiển ty cung Thánh từ là cơ quan của Thượng hoàng [năm Giáp Thân niên hiệu Thiệu Phong, 1344 đổi làm Thượng thư sảnh], giữ việc lệnh chỉ của Thượng hoàng.

Giống như thời Lý, Thăng Long thời Trần là Kinh đô của cả nước, nên được coi là một đơn vị hành chỉnh đặc biệt, ngang với các Lộ và cho đổi gọi là Trung Kinh [cuối đời Trần, đầu đời Hồ đổi gọi là Đông Đô]. Tuy nhiên, khác với thời Lý, bộ máy chính quyền Thăng Long đã hình thành rõ nét với các tên gọi, vừa để chỉ một cơ quan hành chính, vừa có tính chất là chức quan đứng đầu trong Kinh thành.

- Ty Bình bạc: đặt năm Canh Dần niên hiệu Kiến Trung đời Vua Trần Thái Tông năm 1230], có nhiệm vụ giữ việc xét đoán hình ngục, kiện tụng.

- Đại An phủ sứ: đặt năm Thiệu Long thứ tám [Ất Sửu, 1265].

- Đại đoàn Kinh sư: đặt vào mùa Xuân năm Tân Tỵ, niên hiệu Khai Hưu thứ 13 [năm 1341 ].

- Đại Trung đô: đặt tháng Bảy năm Giáp Tuất, niên hiệu Quang Thái thứ bảy [năm 1394].

Các chức quan đăng đâu Thăng Long được chọn lọc rất nghiêm ngặt.

Thăng Long thời Trần được chia làm 61 phường theo hai bên Tả, Hữu thành vào năm Canh Dần niên hiệu Kiến Trung đời Vua Trần Thái Tông - 1230], nhân đắp lại thành Thăng Long. Tuy nhiên, đến nay không có sách nào ghi đầy đủ tên các phường. ĐVSKTT ghi được một số phường như sau theo thứ tự thời gian]: Hạc Kiều, Cơ Xá phường cũ thời Lý], Nhai Tuân, Tây Nhai [hay Liễu Giai], Yên Hoa [Yên Phụ], Các Đài, Toán Viên, Giang Khẩu [Hà Khẩu]. KĐVSTGCM còn chép thêm phường Thịnh Quang.

Các phường là nơi làm nghề kết hợp bán hàng của thợ thủ công và nhà buôn. Riêng phường Toán Viên ở bờ Bắc sông Tô Lịch là nơi trồng hành tỏi để cung cấp cho hoàng tộc và dân nội thành. Một số phường có lúc có cả người nước ngoài đến cư trú phường Nhai Tuân].

III. Vị thế của Thăng Long trong hệ thống hành chính và bộ máy chính quyền Thăng Long thời Hồ [1400 - 1407]

Sau khi thâu tóm được quyền lực trong triều [tháng Chạp năm Giáp Tuất niên hiệu Quang Thái - đầu năm 1395], Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách táo bạo về hành chính, ruộng đất, tài chính, giáo dục.

Tháng Giêng năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái đời Vua Trần Thuận Tông [tháng 2 năm l397] Hồ Quý Ly đã cho dời đô An Tôn [phủ Thanh Hóa,từ tháng Tư năm này, đổi thành trấn Thanh Đô]. Kinh đô mới ở Thanh Hóa mang tên là Tây Đô, là Kinh đô vào những năm cuối của Vương triều Trần [1397 - 1400] và trong bảy năm của nhà Hồ [1400 - 1407] . Trên thực tế, đây chỉ là một đô thành quân sự, như Khu mật Chủ sự Thị sử Nguyễn Như Thuyết viết trong thư can gửi Hồ Quý Ly, là nơi "chật hẹp hẻo lánh, cuối nước đầu non, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi [ĐVSKTT, tập 1 tr 716].

Với việc Kinh đô dời vào Thanh Hóa, Thăng Long mất vị trí trung tâm chính trị của cả nước và bị đổi tên là Đông Đô. Chức quan đứng đầu vẫn là An phủ sứ. Việc dời đô này không hợp với lòng dân và là một sai lầm lớn của nhà Hồ, vì trên tất cả các mặt: địa hình, đất đai, giao thông, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, Tây Đô không thể so sánh được với Đông Đô. Thăng Long vẫn là trung tâm lớn của đất nước trên nhiều phương diện, nên nhân dân không coi Tây đô là Kinh đô, mà chỉ gọi là "Thành nhà Hồ"; và nhà Hồ vẫn cử các quan có trọng trách, tin cẩn đứng đầu chính quyền Thăng Long.

IV- Vị thế của Thăng Long trong hệ thống hành chính và bộ máy chính quyền Thăng Long thời Lê Sơ [1428 - 1527]

Trong tròn 100 năm, triều Lê Sơ trải qua ba giai đoạn phát triển chính:

1. Từ đời Lê Thái Tổ [1428 - 1433] đến Nghi Dân [năm 1459]

Hệ thống hành chính, cơ cấu bộ máy nhà nước chưa hoàn chỉnh, còn nhiều "dấu ấn của mô hình nhà Trần. Năm đầu niên hiệu Thuận Thiên [ Mậu Thân, 1428], Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 Đạo [Đông, Bắc, Tây, Nam và Hải Tây đạo]. Đứng đầu mỗi Đạo là một Hành khiển, giữ sổ sách quân dân, khảo công quan lại các cấp. Năm Quang Thuận thứ sáu [ Ất Dậu, 1465], đổi chức Hành khiển làm Tuyên chính sứ ty. Các cấp hành chính dưới Đạo là: Lộ, Phủ, Huyện - Châu, Xã .

Thăng Long [tên cũ là Đông Đô, đổi làm Đông Kinh vào tháng Tư năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên - tháng 5 năm 1430] và được coi là đơn vị hành chính đặc biệt, ngang một Đạo. Tuy nhiên, sử cũ không ghi chép về bộ máy tổ chức của Đông Kinh dưới những triều vua đầu của nhà Lê.

2. Từ đời Lê Thánh Tông [1460 - 1497] đến Lê Cung Hoàng [1523 - 1527]

Về phương diện tổ chức hành chính, Lê Thánh Tông chia nước thành. 12 Thừa tuyên cùng với phủ Trung đô [Kinh đô Thăng Long] thay cho 5 đạo

trước đây để phù hợp với việc quản lý. Các đơn vị hành chính địa phương được Thừa tuyên có: Phủ - Huyện [châu ở miền núi] - Xã [phường ở Kinh đô] và Sách, Động ở miền núi và vùng các tộc người thiểu số].

Thời Lê Thánh Tông, Kinh đô Thăng Long vẫn được coi là một Phủ đặc biệt, gọi là phủ Trung Đô, có vị thế ngang một Thừa tuyên. Tháng Tư năm Kỷ Sửu cùng niên hiệu trên tháng 5 năm 1469], định bản đồ các đơn vị hành chính cả nước, phủ Trung đô đổi làm phủ Phụng Thiên.

Đứng đầu phủ Trung đô [hay Phụng Thiên] trong những năm thuộc niên hiệu Quang Thuận [1460-1469] và gần hai năm đầu của niên hiệu Hồng Đức [1470-1471] có các chức quan : Tự phủ, Trung đô Phủ doãn, Thiếu doãn và Trị trung. Phẩm hàm của các chức này ra sao, sử cũ không chép.

Tháng Chín năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức [tháng 10 năm 1471 ], Lê Thánh Tông ban hành quan chế, đặt chức Phụng Thiên Phủ doãn [cũng có khi gọi là Tri phủ Phụng Thiên], trật Chánh Ngũ phẩm và Phụng Thiên Thiếu doãn, trật Chánh Lục phẩm đứng đầu chính quyền Thăng Long.

Dưới Phủ Trung Đô [Phụng Thiên] là Huyện. Lần đầu tiên [vào năm Bính Tuất10, 1466] sử cũ chép Kinh đô Thăng Long có hai huyện phụ thuộc là quảng Đức và Vĩnh Xương.

- Huyện Quảng Đức: nay là toàn bộ phần đất của quận Ba Đình và một phần các quận Tây Hồ, Đống Đa.

- Huyện Vĩnh Xương: nay là toàn bộ đất của quận Hoàn Kiếm và một phần các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình.

Đứng đầu các huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, theo Lịch triều hiến chương loại chí [LTHCLC] là viên Phụng Thiên Huyện úy, trật Chánh Thất phẩm. Huyện úy cũng như Tri huyện ở các huyện thuộc các Thừa tuyên có nhiệm vụ "khám tra các việc kiện về hộ hôn, điền thổ, khảo thí học trò".

Dưới huyện là Phường - đơn vị hành chính cấp cơ sở. Các sách đều chép vào thời Lê, mỗi huyện có 18 phường [l], song có lẽ con số 36 phường này không ổn định mà thay đổi theo từng giai đoạn trong thời gian tồn tại của Vương triều Lê. Điều này thể hiện ở việc, các bộ sử cũ còn ghi tên nhiều phường khác, ngoài 36 phường mà các sách xuất bản gần đây đã chép.

Đứng đầu mỗi phường có Phường trưởng cai quản. Sử cũ không cho biết tiêu chuẩn của người được giữ chức danh này. Song chắc chắn, vẫn phải bảo đảm nguyên tắc chung, giống như việc cử xã trưởng ở nông thôn: phải là con nhà lương gia đệ tử, biết chữ, tuổi từ 30 trở lên, có đức hạnh. Tuy nhiên, sử cũ không cho biết trưởng phường được dân phường bầu [như bầu xã trưởng] hay do chính quyền bên trên chỉ định hoặc cử về và cũng không rõ, việc cử trưởng phường có áp dụng quy định của "luật Hồi tỵ" như việc cử xã trưởng hay không [những người là cha con, cháu cháu, bác cháu, anh em ruột, anh em con chú con bác, con cô con cậu, con dì con già và những người có quan hệ thông gia không được cùng làm xã trưởng; nếu gặp các trường hợp đó thì giữ lại một người "đứng đắn nhất" , còn những người khác thì phải về làm dân.

Lỵ sở của phủ Phụng Thiên còn gọi là Phủ doãn, cũng là lỵ sở của huyện Thọ Xương, nay là khu vực phố Phủ Doãn.

Cho đến thời Lê Sơ, sử cũ vẫn không ghi chép về mối quan hệ giữa triều đình trung ương đóng ở Kinh đô và chính quyền Thăng Long. Tuy nhiên, từ những ghi chép "ngoại biên", có thể đưa ra nhận xét sau: triều đình cai quan chung cả Kinh đô, trước hết và chủ yếu là bảo đảm an ninh trật tự, nhất là khu vực Hoàng thành. Điều này thể hiện trước hết ở việc nhà Lê Sơ vẫn áp dụng chế độ "Kinh sư Lưu thủ” khi Vua ra khỏi Kinh đô, nhất là khi tiến hành chinh phạt Chiêm Thành. Sử cũ ghi có bốn lần, các vua Lê đặt "Kinh sư Lưu thủ”.

V. Vị thế của Thăng Long trong hệ thống hành chính và bộ máy chính quyền Thăng Long thời Mạc [1428 -1527]

Nhà Mạc tồn tại ở vùng châu thổ Bắc Bộ trong gần 66 năm [ 1527 - 1593], trải qua năm đời vua.

Các đơn vị hành chính ở địa phương thời Mạc vẫn giống như thời Lê Sơ, gồm có: Đạo [Thừa tuyên] - Phủ - Huyện châu ở miền núi] - Tổng – Xã [hoặc Phường ở đô thị và Sách ở miền núi]. Nhà nghiên cứu Hán Nôm học Đinh Khắc Thuận qua khảo sát một loạt bia Mạc cho biết, cấp Tổng đã khá phổ biến ở vùng châu thổ Bắc Bộ vào thời kỳ này. Mỗi Tổng gồm một cụm làng có quan hệ thân thuộc và liên hoàn về địa lý, lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng.

Thăng Long thời Mạc vẫn được chọn làm Kinh đô của cả nước, mặc dù nhà Mạc dựng một "Kinh đô” khác ở quê là Dương Kinh nay thuộc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng] .

Giống như thời Lê Sơ, Thăng Long thời Mạc vẫn được gọi là phủ Phụng Thiên và được coi như một phủ đặc biệt, ngang bằng một Đạo [tức Thừa tuyên thời Lê]. Đứng đầu Phủ vẫn có các chức quan: Phủ doãn [dân sự], Đề đốc Kinhthành [quân sự]. Phủ vẫn gồm hai huyện: Quảng Đức và Vĩnh Xương, mỗi huyện có Huyện úy đứng đầu. Dưới huyện là các Phường, tuy nhiên sử cũ không chép rõ số lượng phường cũng như quy mô của các phường. ĐVSKTT chỉ chép tên hai phường dưới triều Mạc là Nhật Chiêu và Phúc Lâm. Mỗi phường có Trưởng phường đứng đầu, giống như thời Lê Sơ.

VI. Vị thế của Thăng Long trong hệ thống hành chính và bộ máy chính quyền Thăng Long thời Lê- Trịnh [ 1593 – 1789]

Nhà Lê được khôi phục sau kết quả của cuộc chiến tranh kéo dài tròn 60 năm với nhà Mạc, nhờ sự giúp sức của họ Trịnh. Tuy nhiên, sau khi giúp nhà Lê giành lại quyền kiểm soát phần lớn vùng trung du, châu thổ Bắc Bộ và đóng đô trở lại ở Thăng Long, họ Trịnh từng bước tiếm quyền. Năm Quang Hưng thứ 22 [Kỷ Hợi, 1599], Trịnh Tùng tự xưng là Đô Nguyên soái, Tổng Quốc chính, ép Vua Lê Thế Tông phong cho mình là Bình An vương và trao các đồ vật tượng trưng cho uy quyền tối cao [chén Ngọc toản, cờ Tiết mao và búa Hoàng Việt]. Trịnh Tùng lập phủ chúa, tước vương được cha truyền con nối qua 12 đời chúa và tự trao cho mình quyền tuyển bổ quan lại. 13 đời vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa và thục sự là bù nhìn. Sử cũ gọi thời kỳ này là thời Lê - Trịnh [l593 - l789].

Các đơn vị hành chính thời Lê - Trịnh lúc đầu gọi là Đạo, sau đổi thành Trấn. Dưới Trấn lần lượt là các cấp: Phủ, Huyện [Châu], Xã [Phường ở Kinh đô và Sách, Động ở miền núi], giống như ở các triều trước.

Triều đình Lê - Trịnh vẫn áp dụng chính sách của thời Lê, coi Thăng Long là một Phủ đặc biệt[ phủ Phụng Thiên], ngang với Đạo [Trấn]. Đứng đầu Phủ Phụng Thiên vẫn có các chức: Phủ doãn, Thiếu doãn lúc đầu có tước phẩm theo quy chế quan chức thời Hồng Đức. Tháng Ba năm Giáp Dần niên hiệu Dương Đức [tháng 4 năm 1674], triều Lê - Trịnh ban bố quy định về tiêu chuẩn và thể lệ thăng bổ của người làm Phủ doãn Phụng Thiên: phải là các Chánh Tiến sĩ đã qua chức Hàn lâm viện Hiệu lý [trật Chánh thất phẩm], hoặc các Đồng Tiến sĩ đã qua chức Hàn lâm viện Hiệu thảo [trật Tòng thất phẩm].

Ngoài chức Phủ doãn và Thiếu doãn đứng đầu cơ quan chính quyền Thăng Long, triều Lê - Trịnh duy trì chế độ từ thời Tương Dực đế: đặt chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, là một viên quan trọng thần có hàm Chánh Nhị phẩm [theo Quan chế đời Bảo Thái]. Theo Phạm Đình Hổ, cơ quan Đề lĩnh được chia làm hai dinh, chuyên coi việc cầm phòng, xét hỏi, kiêm cả việc phòng hỏa.

Dưới phủ Phụng Thiên vẫn là hai huyện Vinh Xương và Quảng Đức.Mỗi huyện có các chức: Tri huyện, Huyện úy cai quản. Tuy nhiên, huyện Quảng Đức là huyện kiêm nhiếp [do quan Thiếu doãn kiêm quản]. Dưới Huyện là các Phường. Số lượng phường cũng như quy mô của các phường trong Kinh đô Thăng Long thời Lê - Trịnh không có cuốn sử nào chép đầy đủ mà chỉ ghi lẻ tẻ một số phường. Mỗi Phường có Trưởng phường cai quản.

Theo Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ thì dưới đời Chúa Trịnh Cương cầm quyền bính [1709 - 1729], Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư, đã đưa hai huyện Vinh Xương và Quảng Đức làm 8 khu, mỗi khu đặt một Trưởng khu và một người Phó khu; lại chia 5 nhà làm một Tị, hai tị là một Lư, mỗi Lư cũng có một Lư trưởng, bốn lư là một Đoàn, mỗi Đoàn đặt một Quản giám, hai quản kiểm, dưới quyền người Trưởng khu và trực thuộc quan Đề lĩnh. Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất là những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho Khu trưởng và Đoàn trưởng.

VII- Vị thế của Thăng Long trong hệ thống hành chính và bộ máy chính quyền Thăng Long thời Nguyễn [1802 – 1884]

1. Giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1831

Gia Long lên ngôi, đặt Kinh đô tại Huế. Thăng Long từ một Kinh thành, Đô thành, một trung tâm quyền lực trong gần 800 năm trở thành một Trấn thành, để sau đó không lâu trở thành một Tỉnh thành.

Tuy nhiên, Thăng Long vẫn hiện diện với tính cách là cố đô suốt gần 800 năm của các vương triều Lý - Trần - Lê - Mạc và Lê - Trịnh. Trong bối cảnh các trấn ngoài Bắc vừa trải qua gần 20 năm binh hỏa, lòng người vẫn ít nhiều hướng về triều Lê nên Gia Long vẫn coi Thăng Long là một đô thị quan trọng và cho lập thành một đơn vị hành chính là Phủ Phụng Thiên, trực thuộc Bắc Thành, là một phủ đặc biệt, có vị thế hành chính như một Trấn; hơn nữa còn là một trọng trấn [nơi đặt Tổng trấn Bắc Thành - cơ quan đại diện cho triều đình Trung ương, cai quản các trấn ngoài Bắc và các Tào - cơ quan đại diện cho 4/6 bộ], để từ đó sắp xếp lại bộ máy hành chính, cắt cử các quan lại đứng đầu và đưa ra các chủ trương để ổn định và phát triển mảnh đất cô đô này.

Phủ vẫn gồm hai huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức như cũ.

Tháng Bảy năm Ất Sửu [tháng 8 năm 1805], Gia Long cho đổi tên phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Dục, huyện Vinh Xương đổi thành huyện Thọ Xương, huyện Quảng Đức thành huyện Vĩnh Thuận.

Các phường cũ của Thăng Long đến đây được chia nhỏ thành ba đơn vị hành chính cơ sở ngang hàng nhau là: Phường - Thôn - Trại, tùy theo quy mô diện tích, dân số và vị thế địa lý, đặc điểm nghề nghiệp của cư dân. Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX [TLXVNĐ TK XIX] thì số tổng, phường - thôn - trại hợp thành các huyện như sau :

- Huyện Thọ Xương có 8 tổng, 103 phường, thôn, trại.

- Huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng, 57 xã, thôn, phường, trại.

Đứng đầu phủ Phụng Thiên có một An phủ sứ [kiêm quản cả việc hành chính, quân sự, tư pháp] và một Tuyên phủ sứ.

Về các chức danh của các đơn vị hành chính trực thuộc phủ Hoài Đức: giống như các thời kỳ trước, ở cấp huyện vẫn đặt chức Tri huyện và Huyện úy, song chỉ đặt ở huyện Thọ Xương, còn Vinh Thuận vẫn là huyện kiêm nhiếp.

Từ đầu đời Vua Gia Long [1802 - 1819] đến giữa đời Vua Minh Mạng [1820 - 1828], các đơn vị hành chính thuộc hai huyện có các chức danh sau:

+ Ở phường: có Phường trưởng, cùng cán đương, các vị sắc mục, viên mục, hương trưởng, chức dịch, hương lão [tùy từng phường] và Tả bạ

[người viết văn bản địa bạ].

+ Ở thôn: các bản Địa bạ Gia Long năm thứ tư [Ất Sửu 1805] đều ghi các thôn trực thuộc các trại, do các Trại trưởng đứng đầu, không có bản địa bạ nào ghi một thôn độc lập.

+ Ở trại: có Trại trưởng đứng đầu, cùng các chức danh: Cán đương, Thôn trưởng, Tả bạ.

Bên cạnh đó, có cơ quan Bắc Thành là đại diện của chính quyền Trung ương ở ngoài Bắc. Do vị thế quan trọng của Thăng Long trong bối cảnh nhà Nguyễn vừa mới nắm được Bắc Thành nên trong các hoạt động xây dựng và quản lý Thăng Long, vai trò của các quan Bắc Thành nổi bật hơn các quan Phủ Phụng thiên [Hoài Đức] .

Chức danh đứng đầu bộ máy quản lý hành chính của Thăng Long đầu thời Nguyễn [phủ Phụng Thiên - Hoài Đức] có sự điều chỉnh: chức Phủ doãn

bị bãi bỏ, thay thế bằng chức Án phủ sứ và Tuyên phủ sứ.

2. Giai đoạn từ khi thành lập tỉnh Hà Nội đến trước khi thực dân Pháp lập thành phố Hà Nội [1831- 1888]

Tháng Mười năm Tân Mão [tháng 11 năm 1831], Vua Minh Mệnh tiến hành cuộc cải cách hành chính tương đối toàn diện, từ cấp trung ương xuống cơ sở mà một trong những "khâu đột phá" là bỏ Bắc Thành, bỏ cấp Trấn, lập cấp tỉnh. Phủ Hoài Đức cùng 11 Nội, Ngoại trấn của Bắc Thành được cơ cấu lại thành 13 tỉnh , trong đó có tỉnh Hà Nội. Đây là một tỉnh lớn, gồm phần đất của Kinh thành Thăng Long cũ [phủ Hoài Đức] cùng với huyện Từ Liêm của phủ Quốc Oai [trấn Sơn Tây] và các phủ: Thường Tín, Lý Nhân, Ứng Thiên của trấn sơn Nam Thượng. Toàn bộ tỉnh Hà Nội chia thành 4 phủ, 15 huyện, 126 tổng, 1185 xã, thôn, phường, trại.

Cụ thể gồm:

- Phủ Thường Tín gồm 2 huyện: Phú Xuyên [11 tổng; 85 xã – thôn], Thanh Trì [số tổng và xã thôn tương ứng là 12 – 100] và Thượng Phúc [12-81].

- Phủ Ứng thiên gồm 4 huyện: Chương Đức [9- 68], Hoài An [4-55], Sơn Minh [8-75] và Thanh Oai [12-94].

- Phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Bình Lục [6-37], Duy Tiên [6-60], Kim Bảng [6-52], Nam Xang [10-80] và Thanh Liêm [7-57].

Về tổ chức bộ máy, đứng đầu tỉnh Hà Nội là một Tổng đốc, vừa cai quản một tỉnh Hà Nội [gọi là chuyên hạt]; vừa kiêm quản [kiêm hạt] tỉnh Ninh Bình, gọi là Tổng đốc Hà – Ninh. Ngoài ra, với tư cách là một tỉnh lớn, lại là nơi “sở tại thành cũ, lúc mới chia đất đặt quan, công việc nhiều hơn nơi khác” cho nên, Hà Nội được “đặc cách cho đặt tạm chức Tuần phủ “còn gọi là Tuần vũ [ĐNTL, tập Ba, tr.243], lấy một viên Tham tri, phụ trách một Tào trước đây ở ngoài Bắc đảm nhiệm.

Giúp việc cho Tổng đốc và Tuần phủ có các cơ quan gắn với các chức quan và số lượng nha lại như sau:

- Ty Bố chính sứ [hay Phiên ty],đảm nhiệm việc binh lương, thuế khoá, hộ tịch, truyền đạt các lệnh ban ơn hay cấm chỉ của triều đình. Đứng đầu Ty là một viên Bố chính, trật Chánh Tam phẩm; giúp việc có 01 Thông phán, trật Tòng Ngũ phẩm, 01 Kinh lịch, trật Tòng Lục phẩm, 03 viên Bát phẩm thư lại, 6 viên Cửu phẩm thư lại, 60 viên Vị nhập lưu thư lại.

Đến tháng 3 năm Nhâm Thìn [tháng 4 năm 1832], số thư lại trong Ty là 04 Bát phẩm, 08 Cửu phẩm, 67 Vị nhập lưu Thư lại [ĐNTL, tập ba, tr 296].

- Ty Án sát [hay Niết ty]: Phụ trách việc hình án, giữ vững kỷ cương, phong tục, xem xét việc quan lại cai trị dân và kiêm lý việc bưu chính trong tỉnh. Khi có những việc trọng đại, hai Ty [Bố chính, Án sát] cùng nhau bàn bạc, rồi trình lên Tổng đốc hay Tuần phủ để xem xét và thực thi. Đứng đầu Ty là một Án sát trật Tòng Tam phẩm. Giúp việc có 01 Thông phán, 01 Kinh lịch, 2 Bát phẩm thư lại, 4 Cửu phẩm thư lại, 40 Vị nhập lưu thư lại. Đến tháng Mười năm Kỷ Hợi [tháng 11 năm 1839], số Vị nhập lưu thư lại chỉ còn 25 vị, các chức danh khác vẫn giữ nguyên số lượng [Đại Nam thực lục, tập Năm, tr. 627].

- Lãnh binh quan: cơ quan quân sự, bảo đảm an ninh, đứng đầu là một Đề đốc, 01 Phó Đề đốc, 01 Lãnh binh và 01 Phó Lãnh binh, trật quan là Nhị, Tam phẩm. Tháng Sáu năm Canh Tý [tháng 7 năm 1840], giảm bớt Phó Lãnh binh.

- Thủy sư Lãnh binh quan: cơ quan quân sự chuyên cai quản thủy binh, đứng đầu là 2 viên Thủy sư Lãnh binh, trật Tam hoặc Tứ phẩm.

Ngoài ra, Hà Nội còn đặt Ty Bưu truyền - cơ quan phụ trách việc chạy trạm, chuyển đệ công văn và thư trát của triều đình về các địa phương và ngược lại. Ty Bưu truyền do Ty án sát cai quản. Ở khu vực ngoài thành Thăng Long cũ, đặt các trạm dọc các tuyến đường Thiên lý đi về các địa phương, cứ 30 dặm một trạm. Tổng cộng có 5 trạm. Đây là nơi nhận công văn, thư từ từ tỉnh thành Hà Nội và các tỉnh khác [ở vùng Bắc Bộ] để chuyển đi các nơi; đồng thời tập trung công văn, thư từ [của các địa phương thuộc tỉnh Hà Nội] từ các trạm khác chuyển đến trước khi đệ chuyển lên các quan tỉnh thành.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng như các tỉnh khác có đặt chức Đốc học phụ trách việc giáo dục.

Tỉnh lỵ Hà Nội đặt tại phủ lỵ Hoài Đức, tiếp nhận cơ sở của cơ quan Bắc Thành. Dinh Tổng đốc, Bố chính, Án sát đặt tại công sảnh của Tổng trấn và Hình tào cũ; Nha Đê chính đặt tại công sảnh của Binh tào.

Hai huyện Thọ Xương và Vinh Thuận của phủ Hoài Đức vẫn nằm gọn trong thành Thăng Long cũ, song đến đây, thành bị thu hẹp và hạ thấp hơn. Thành có chu vi 432 trượng cao 1 trượng 1 thước 2 tấc [giảm 1 thước 8 tấc so với trước], hào rộng trên dưới 4 trượng [ĐNNTC, tr. 165] . Bên dưới Tỉnh, là các Phủ - Huyện - Tổng - Xã vùng nông thôn] và Phường sở đô thị].

Cấp Phủ: có Tri phủ đứng đầu, phẩm trật có nhiều hạng, từ Chánh Tứ phẩm xuống Tòng Ngũ phẩm, tùy thuộc vào loại phủ là Tối khuyết, Yếu khuyết Trung khuyết hay Giản khuyết.

Cụ thể là:

+ Các phủ Tối yếu khuyết, Yếu khuyết, có 2 huyện thuộc hạt thì đặt 01 Tri phủ [thống hạt 01 huyện, kiêm lý 01 huyện].

+ Phủ có 3 huyện thuộc hạt đặt 01 Tri phủ [thống hạt 2 huyện, kiêm lý 01 huyện].

+ Phủ có 4 huyện thuộc hạt đặt 01 Tri phủ, 01 Đồng Tri phủ, mỗi người thống hạt 01 huyện, kiêm lý 01 huyện.

+ Phủ có 5 huyện thuộc hạt đặt 01 Tri phủ thống hạt 02 huyện, 01 Đồng Tri phủ [thống hạt 01 huyện] và mỗi người kiêm lý 01 huyện.

Tháng Chạp năm Nhâm Thìn đời Vua Minh Mạng [tháng 01 năm 1833], bắt đầu đặt Phân phủ ở các địa phương, theo nguyên tắc: các huyện trong phủ hạt do Đồng Tri phủ kiêm lý hoặc thống hạt được gọi là Phân phủ.

Trên địa bàn tỉnh Hà Nội, chỉ đặt 2 phân phủ: Ứng Hòa [gồm hai huyện Chương Đức và Thanh Oai], Lý Nhân [hai huyện Nam Xang và Bình Lục]. Đến năm Tự Đức thứ tư và thứ năm [Tân Hợi - Nhâm Tý, 1851 – 1852], các phân phủ này bị bãi bỏ.

- Về cấp huyện, có Tri huyện và Huyện thừa, phẩm trật cũng gồm nhiều hạng, từ Chánh Ngũ phẩm xuống Tòng Lục phẩm. Các huyện: Vĩnh Thuận, Hoài An, Thanh Liêm, Duy Tiên từ năm Tự Đức thứ tư [Tân Hợi, 1851] không đặt Tri huyện vì là huyện do phủ kiêm nhiếp.

- Dưới huyện, đến thời Nguyễn, có cấp Tổng, đứng đầu có Cai tổng và Phó cai tổng.

Dưới tổng ở khu vực các huyện nông thôn có các Xã, đứng đầu là một Lý trưởng, và từ 1- 2 Phó lý, tùy theo quy mô xã, phụ thuộc vào số thôn [làng] hợp thành và số lượng đinh của từng xã. Ngoài ra, mỗi Tổng có thể vẫn có một số thôn hoặc trại độc lập theo kiểu "biệt thu biệt nạp" [thu thuế riêng và nộp lên quan trên]. Đối với hai huyện Thọ Xương và Vinh Thuận, mỗi Tổng gồm các Phường - Thôn - Trại, vốn là từ các Phường cũ bị chia nhỏ thành các đơn vị độc lập như cũ.

Theo phân định vào tháng Chạp năm Minh Mạng thứ 13 [cuối năm 1832, đầu năm 1833] thì các phủ của Hà Nội thuộc các loại sau:

+ Hoài Đức là phủ Tối yếu khuyết, Tri phủ thống hạt huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, kiêm lý huyện Từ Liêm.

+ Thường Tín là phủ Tối yếu khuyết, Tri phủ thống hạt huyện Thanh Trì và Phú Xuyên, kiêm lý huyện Thượng Phúc.

+ Ứng Hòa là phủ Tối yếu khuyết, có 01 Tri phủ thống hạt huyện Hoài An, kiêm lý huyện Sơn Minh; 01 Đồng Tri phủ thống hạt huyện Thanh Oai, kiêm lý huyện Chương Đức.

+ Lý Nhân là phủ Tối yếu khuyết, đặt 01 Tri phủ thống hạt hai huyện Duy Tiên và Thanh Liêm, kiêm lý huyện Kim Bảng; 01 Đồng Tri phủ thống hạt huyện Bình Lục, kiêm lý huyện Nam Xang.

Đến tháng Bảy năm Mậu Tuất đời Vua Minh Mạng tháng 8 năm 1838], các phủ của Hà Nội được phân định khuyết hạng như sau :

+ Phủ Hoài Đức là nơi có nhiều việc, huyện Thọ Xương là phủ Trung

khuyết [nơi có nhiều việc vừa].

+ Phủ Lý Nhân và phân phủ, phủ ứng Hòa và phân phủ là phủ Yếu khuyết [nơi nhiều việc].

Tỉnh Hà Nội tồn tại trong một thời gian dài, đến tháng 7 năm 1888, trước yêu cầu của công cuộc khai thác thuộc địa trên toàn cõi Đông Dương, thực dân Pháp cắt toàn bộ huyện Thọ Xương và phần lớn huyện Vĩnh Thuận [tức phần lớn khu vực Kinh đô Thăng Long cũ] để lập ra Thành phố Hà Nội. Từ đây, tỉnh Hà Nội được chia thành ba "thân phận hành chính" khác nhau :

Khu vực Thăng Long cũ trở thành một thành phố thuộc địa, thủ phủ của Liên bang Đông Đương.

- Tỉnh Hà Nam [thành lập tháng 3 năm 1891, gồm toàn bộ phủ Lý Nhân cũ và vùng đất kề cận thuộc tỉnh Nam Định].

- Tỉnh Hà Nội [phần còn lại của tỉnh Hà Nội], đến năm 1902 chuyển tỉnh lỵ về làng Cầu Đơ nên đổi gọi là tỉnh Cầu Đơ, đến năm 1904 đổi thành tỉnh Hà Đông.

Tóm lại có thể kết luận như sau:1] Trong gần 850 năm dưới các vương triều Lý - Trần, Lê [Lê Sơ, Lê-Trịnh] và Mạc, Thăng Long là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, có triều đình trung ương đóng, là "bộ mặt quốc gia"; dân cư đa dạng về thành phần xuất thân, hoạt động kinh tế và vị thế cùng các mối quan hệ xã hội, nên việc quản lý đô thị này mang nhiều nét đặc thù, có phần phức tạp. Thăng Long dù có quy mô nhỏ cả về diện tích và dân số song luôn được coi là đơn vị hành chính độc lập và đặc biệt; ngang bằng các đơn vị hành chính địa phương cao nhất. Đây là cơ sở để nhà nước phong kiến các thời tổ chức bộ máy hành chính các cấp trực thuộc, bộ máy quản lý cũng như cử người đứng đầu chính quyền Thăng Long. 2]. Sang đầu thời Nguyễn, Thăng Long từ vị trí Kinh thành, chuyển thành vị thế Trấn thành nên vẫn được coi là đơn vị hành chính đặc biệt, ngang bằng các Trấn trực thuộc triều đình trung ương. Thăng Long còn là trung tâm của Bắc Thành - đơn vị hành chính đặc biệt, nơi đóng cơ quan đại diện cho triều đình trung ương. 3] . Khi cấp tỉnh được thành lập, Thăng Long nằm trong tỉnh Hà Nội -một tỉnh có quy mô lớn cả về diện tích và dân số nên lần đầu tiên, khu vực Kinh thành Thăng Long cũ là vùng đô thị, trung tâm của tỉnh, có đủ các cấp hành chính bên dưới phủ, huyện, tổng và cấp phường đến đây được chia nhỏ thành các phường, xã, thôn, trại, đều là đơn vị hành chính cấp cơ sở], để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội mới, đáp ứng được yêu cầu quản lý.4]. Cùng với việc thiết lập bộ máy hành chính gọn, nhỏ, song quản lý vẫn có hiệu quả, Nhà nước phong kiến các thời còn quan tâm cử người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội và các cấp bên dưới để quản lý đô thị này một cách có hiệu quả.

PGS, TS Bùi Xuân Đính- CN Tạ Thị Tâm
Viện Dân tộc học

________________

[*]
Tài liệu tham khảo:

1.[khuyết danh], bản dịch, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1991 .
2. Phạm Đình Hổ - Vũ trung lầy bút, Nxb. Trẻ, Hội Nghiên cứu giảng dạy văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, 1 989.

3. Ngô Cao Lãng - Lịch triều lạp kỷ, bản dịch, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1975, tập I.

4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê - Đại Việt sử ký Toàn thư, bản dịch, Nxb.VHTT, Hà Nội, 2004, tập 1 .

5. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê - Đại Việt sử ký Toàn thư, bản dịch, Nxb. VHTT, Hà Nội, 2004, tập 2.

8. Nguyễn Vĩnh Phúc [Chủ biên] - Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
9 . Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục, bản dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002, tập Một.

10 . Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục, bản dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004, tập Hai.

11. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại NQM thực lạc, bản địch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,2004, tập Ba.

12 . Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục, bản dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004, tập Ba.

13. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam nhất thống chí, bản dịch, Nxb. Thuận Hóa,Huế, 2006.

14. Đinh Khắc Thuận - Lịch sử vương triều Mạc [qua thực tịch và văn bia], Nxb.KHXH, Hà Nội, 2001 .

Video liên quan

Chủ Đề