Dụng CMND giả mở tài khoản ngân hàng

Tinh vi thủ đoạn làm giả CMND rút hàng chục tỷ đồng tại nhiều ngân hàng

VTV.vn - Tội phạm mạng giờ đây không chỉ lừa người dân để sử dụng tài khoản không chính chủ mà nghiêm trọng hơn còn lừa cả ngân hàng để sử dụng tài khoản làm công cụ phạm tội.

Lừa rút tiền từ tài khoản ở hàng chục ngân hàng

Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác có khuôn mặt gần giống với mình; Làm giả chứng minh nhân dân dán ảnh mình nhưng tên của người khác là cách các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài khoản của nhiều cá nhân.

Bị can Trần Thùy Anh đã sử dụng chứng minh nhân dân của 3 người khác có những điểm tương đồng về khuôn mặt của mình để mở 7 tài khoản ngân hàng. Đây là những tài khoản trung gian nhận tiền chiếm đoạt từ các tài khoản khác. Sau khi mở, Trần Thùy Anh tiếp tục dùng những chứng minh nhân dân này 7 lần đến ngân hàng để rút tiền mà không hề gặp khó khăn gì. Lần rút tiền nhiều nhất là 4 tỷ đồng.

"Nhân viên có hỏi là khuôn mặt trong CMND trông trẻ hơn tôi bây giờ thì tôi trả lời là do CMND mở khá lâu rồi nên cũng thay đổi theo thời gian và những giấy tờ khác hiện tôi không có nên nhân viên ngân hàng xét thấy chữ ký và khuôn mặt na ná giống tôi nên vẫn cho tôi rút tiền", bị can Thùy Anh khai.

Không những qua mặt được các ngân hàng, các đối tượng còn làm giả chứng minh nhân dân dán ảnh mình nhưng tên của người khác để lừa các nhà mạng viễn thông. Mục đích là lấy được sim điện thoại của những tài khoản chiếm đoạt được để chiếm quyền truy cập Internet Banking.

Bị can Nguyễn Trung Kiên khai: "Khi xin cấp lại sim chỉ cần đưa chứng minh nhân dân trùng thông tin trên hệ thống là được cấp lại sim. Số điện thoại mà người ta sử dụng ở các tài khoản đấy thường là sim rác không dùng đến, chỉ nhận OTP thôi thì mình xin cấp lại số điện thoại đó, khi có tin nhắn báo về thì nó sẽ hiển thị số tiền".

"Trong số các đối tượng này có đối tượng từng làm cho vay tài chính, có đối tượng từng là nhân viên ngân hàng do đó biết được các số tài khoản có sử dụng chứng minh nhân dân giả để lập tài khoản mục đích cờ bạc hoặc lừa đảo", Thượng tá Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng 7, Cục cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết.

Với phương thức thủ đoạn hoạt động rất tinh vi này, các đối tượng đã thực hiện chiếm đoạt rất nhiều tài khoản của các các nhân mở tại nhiều ngân hàng khác nhau như: Ngân hàng ACB, SHB, BIDV, MBbank, Techcombank, Vietinbank, HDbank…với tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng.

Lỗ hổng tài khoảng không chính chủ

Cờ bạc, lừa đảo, rửa tiền... là những tội phạm thường xuyên sử dụng các tài khoản ngân hàng không chính chủ. Nếu không có những tài khoản này, các đối tượng khó có thể thực hiện được hành vi phạm tội trên không gian mạng. Trước khi chuyển tiền về tài khoản không chính chủ, các đối tượng bằng nhiều cách sẽ chiếm đọat tài khoản ngân hàng của các cá nhân.

Tài khoản ngân hàng là điểm đến cuối cùng để biết được tội phạm là ai, chính vì vậy, các đối tượng sẽ sử dụng tài khoản không chính chủ để che dấu danh tính của mình. Hầu hết các vụ án sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng đều sử dụng tài khoản không chính chủ.

Có 2 loại tài khoản không chính chủ mà tội phạm mạng thường sử dụng là mua tài khoản của người khác để rút tiền qua thẻ. Thứ hai, sử dụng chứng minh nhân dân của người khác hoặc chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản rồi tự rút tiền qua thẻ hoặc trực tiếp ở ngân hàng.

Thống kê trong 1 năm tính từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 đã có hơn 5.400 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, trong đó gần một nửa là lừa đảo qua mạng. Tội phạm mạng giờ đây không chỉ lừa người dân để sử dụng tài khoản không chính chủ mà nghiêm trọng hơn còn lừa cả ngân hàng để sử dụng tài khoản làm công cụ phạm tội.

Một trong những giải pháp có thể hạn chế được tình trạng sử dụng tài khoản không chính chủ là việc kết nối thông tin với trung tâm dữ liệu của Bộ Công an để đối chiếu xem căn cước công dân của khách hàng khi giao dịch là thật hay giả, hình ảnh dữ liệu có đúng người không, hay xác minh thêm các thông tin khác nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý khi mở tài khoản cho khách hàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

lừa ngân hàng, mạng viễn thông, chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng

Ngày 30-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Công an huyện Bình Chánh [TP.HCM] đã phối hợp với Phòng an ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM lấy lời khai 3 người, lập hồ sơ làm rõ hành vi sử dụng CMND giả để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Ba người bị cơ quan công an lấy lời khai, lập hồ sơ điều tra gồm: Lê Văn Nam [29 tuổi, quê  Thanh Hóa], Phạm Văn Châu [30 tuổi, quê Hậu Giang, cùng tạm trú huyện Bình Chánh] và Cao Thị Lộ Duyên [37 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận].

Theo thông tin ban đầu, ngày 11-3, Nam đến một chi nhánh ngân hàng ở khu dân cư Trung Sơn [thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh] sử dụng CMND tên L.Q.T. yêu cầu khóa tài khoản mang tên của anh T., mở tài khoản mới và chuyển số tiền 45 triệu đồng vào tài khoản này, đồng thời thay đổi chữ ký.

Chiều cùng ngày, chi nhánh ngân hàng này nhận tin báo khiếu nại của anh L.Q.T. về việc không thực hiện giao dịch nhưng vẫn bị rút 45 triệu đồng trong tài khoản. Nghi vấn có sự giả mạo, chi nhánh ngân hàng thông báo hình ảnh của Nam đến các chi nhánh khác để cảnh giác.

Sáng 26-3, Nam tiếp tục đến ngân hàng trên và sử dụng giấy CMND mang tên V.H.L. để làm thẻ ATM thì bị nhân viên ngân hàng phát hiện, báo cho công an địa phương.

Công an huyện Bình Chánh đã phối hợp với Phòng an ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM truy xét mời làm việc hai người liên quan là Châu và Duyên.

Bước đầu, Châu khai là người thuê Nam sử dụng CMND giả để mở tài khoản ngân hàng, còn Duyên khai là người mua lại thẻ ATM và sim sau khi Châu thuê người làm thẻ hoàn thành.

Khám xét nơi ở của Nam và Châu, cơ quan công an thu giữ 495 giấy CMND, 44 giấy phép lái xe và 85 thẻ các ngân hàng.

Vụ việc đang được công an mở rộng điều tra.

Làm giả giấy tờ, lừa chiếm đoạt hơn 70 chiếc ôtô

NGỌC KHẢI

Ngày 17/2, Công an quận Thanh Xuân cho biết đã khởi tố Thành, quê Sơn La, để điều tra tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Theo cảnh sát, Thành cùng Nguyễn Thị Hương Huyền, 32 tuổi và Nguyễn Mạnh Toàn, 33 tuổi nằm trong một đường dây. Huyền có nhiệm vụ làm giả nhiều chứng minh thư nhân dân, dán ảnh của Toàn, Thành để mang ra các ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản. Mỗi tài khoản đăng ký hai số điện thoại, một để nhận mã OTP và một để nhận thông báo biến động số dư tài khoản.

Quảng cáo

Nhóm nghi phạm trong vụ án. Ảnh: Công an cung cấp

Nhóm này rao bán các tài khoản trên mạng xã hội. Khi khách có nhu cầu, chúng sẽ chuyển thẻ ATM cho khách và giữ lại số điện thoại nhận biến động số dư.

Quảng cáo

Mỗi khi thấy tiền chuyển vào tài khoản, Huyền thông báo để Thành và Toàn ra ngân hàng, dùng chứng minh thư giả làm thủ tục rút tiền.

Từ tháng 4 đến tháng 7/2021, Huyền giao cho Thành 7 chứng minh thư giả để mở khoảng 30 tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Số thẻ ATM này, Thành giao lại hết cho Huyền để bán. Thành khai, đã được Huyền chia cho khoảng 70 triệu đồng sau nhiều phi vụ. Ngày 23/12, Thành dùng chứng minh thư giả đến một ngân hàng ở Kim Giang để rút 465 triệu đồng thì bị bắt giữ.

Cảnh sát đang truy tìm Huyền và củng cố hồ sơ để xử lý Toàn.

Video liên quan

Chủ Đề