Ent đánh giá nhu cầu kinh tế năm 2024

ENT là gì? Tại hội thảo “Mở cửa thị trường trong lĩnh vực phân phối – bán lẻ” vào tháng 10-2008, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ VN, ENT là khái niệm được WTO sử dụng trong đàm phán thương mại dịch vụ.

Hiểu nôm na, ENT là cơ sở để các cơ quan quản lý kiểm tra, xem xét nhu cầu và khả năng của thị trường trong nước trước khi quyết định cấp phép hay không cho DN nước ngoài. Nếu thị trường cần thêm một điểm bán thì họ sẽ cấp phép. Còn nếu DN trong nước có khả năng cung cấp dịch vụ tương tự thì họ có thể từ chối cấp phép cho DN FDI.

Hiện có 90 thành viên của WTO đã sử dụng ENT và áp dụng 253 quy định ENT.

Lúng túng đã lộ rõTheo quy định WTO, khi bảo lưu quyền áp dụng ENT, các thành viên cần nêu rõ các tiêu chí chính của ENT, nhưng thực tế không diễn ra như quy định. Trong số 253 quy định ENT, có tới 96 bảo lưu không hề đề cập gì đến tiêu chí, số còn lại có tiêu chí nhưng lại không cụ thể vì ngay cả WTO cũng không quy định tiêu chí chuẩn về ENT.

Tại VN, đáng lý ta cũng phải đưa ra các tiêu chí ENT ngay sau khi gia nhập WTO nhưng mãi đến tháng 2-2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định 23/2007 quy định thế nào là bán lẻ và cơ sở bán lẻ. Đến tháng 7-2007, Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09 hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phép cho DN FDI trong lĩnh vực phân phối. Thế nhưng, thông tư này cũng không đưa ra hướng dẫn cụ thể, ngoại trừ 2 tiêu chí chỉ có định tính, mà thiếu định lượng, đó là “mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ” và “sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố”. Ngay cả định nghĩa thế nào là một điểm bán lẻ, chúng ta cũng chưa có.

Trước tình hình này, có 2 luồng ý kiến cho rằng chúng ta cần phải đưa ra tiêu chí cụ thể để công khai minh bạch việc sử dụng ENT đối với các nhà đầu tư. Ngược lại, một luồng ý kiến lại bảo rằng, không công khai sẽ có lợi hơn?

Tuy nhiên, ý kiến của đại đa số DN là rất cần! Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho rằng, ENT chính là “cái phao” duy nhất để hạn chế bớt các DN nước ngoài. Vấn đề đặt ra là ENT sẽ được điều chỉnh bởi những tiêu chí nào để vừa đảm bảo thực thi cam kết, vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực bán lẻ nói riêng. Bà Đinh Thị Mỹ Loan cũng kiến nghị: “Các bộ ngành chức năng sớm ban hành các tiêu chí ENT, đồng thời phải thực hiện một cách nghiêm túc”.

Điều quan trọng nhất là tự thân mỗi DN nên nhận thức rõ áp lực của tiến trình mở cửa để xây dựng chiến lược, bước đi phù hợp. Về phía nhà nước, cũng cần xác định nên hạn chế sự xuất hiện của các nhà bán lẻ nước ngoài hay xây dựng một môi trường có tính cạnh tranh.

HẢI HÀ

Gần 200 doanh nghiệp dự hội thảo về kinh doanh nhượng quyền(SGGP). – “Vượt qua thách thức kinh tế bằng kinh doanh nhượng quyền” là chủ đề cuộc hội thảo do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) phối hợp với Công ty Asiawde Franchise Consulnts, Singapore (AFC) tổ chức tại TPHCM ngày 18-12, thu hút gần 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự. Nhiều ý kiến cho rằng ngày 1-1-2009, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ; các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận cuộc cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài. Song, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt cho những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương mại (Franchise), bởi lẽ các nhà đầu tư và doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nhận định Việt Nam với 86 triệu dân là thị trường đầy tiềm năng. Khi nền kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm, tín dụng bị hạn chế, nhượng quyền và phát triển kinh doanh nhượng quyền là giải pháp khả thi.

Nếu các hiệp định trước đây chỉ có tiêu chuẩn trung bình và chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ nhưng không vượt quá cam kết trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì với EVFTA, cam kết mở cửa thị trường lên tới hơn 99% số dòng thuế và kim ngạch thương mại, thuế suất 0% được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của cả hai bên.

Theo Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, cam kết của hai bên đều đi xa hơn cam kết trong khuôn khổ WTO.

Các doanh nghiệp EU sẽ được hưởng ưu đãi hơn khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp EU có thế mạnh như dịch vụ tài chính ngân hàng, phân phối, vận tải,...

Riêng đối với dịch vụ phân phối, Việt Nam đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Kiểm tra nhu cầu kinh tế là thủ tục mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam phải trải đáp ứng được khi có nhu cầu thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất).

Theo Điều 23, Nghị định số 09 ngày 15 tháng 1 năm 2018 Quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì có 5 tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế khi mở cơ sở bán lẻ, bao gồm:

  1. Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
  1. Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
  1. Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
  1. Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;

đ) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:

- Tạo việc làm cho lao động trong nước;

- Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;

- Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;

- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Ent đánh giá nhu cầu kinh tế năm 2024
Việt Nam bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử

Sau 5 năm EVFTA có hiệu lực, tức từ ngày 1/8/2025, Việt Nam sẽ bỏ kiểm tra nhu cầu kinh tế khi nhà đầu tư từ các nước thành viên EVFTA mở cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, nhưng vẫn bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử.

Có thể khẳng định, tiềm năng của EVFTA sẽ là rất lớn, đem lại lợi ích cho người dân và cộng đồng kinh tế cả hai bên.

EVFTA sẽ có những tác động tích cực, mang đến cơ hội thuận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư FDI quy mô lớn trong các lĩnh vực với các dự án có hàm lượng giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến…

Đối với lĩnh vực phân phối, EVFTA sẽ thúc đẩy các luồng vốn chất lượng cao của EU và các đối tác khác vào Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của thương mại trong nước.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Việt Nam, EVFTA cũng có những thách thức đối với doanh nghiệp phân phối trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối có quy mô nhỏ và vừa nếu bộ phận doanh nghiệp này không thay đổi để thích ứng trước những tác động mạnh mẽ của EVFTA.

Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT là gì?

ENT là kiểm tra điều kiện tiếp cận thị trường khi đáp ứng các tiêu chí kinh tế nhất định và được áp dụng cho việc thành lập các cửa hàng thứ hai và các cửa hàng tiếp theo, theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ.

Thủ tục ENT là gì?

Căn cứ theo biểu cam kết WTO và căn cứ theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 thì kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) là thủ tục mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập ...