Hoạt động tái bảo hiểm không xuất hóa đơn gtgt năm 2024

Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.“

Theo điểm b, khoản 2, điều 9 của Thông Tư 09/2011/TT-BTC về Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

” Đối với trường hợp giảm phí bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thu phí bảo hiểm và lập hóa đơn cho khách hàng nhưng vì lý do khách quan phải giảm phí cho khách hàng hoặc theo thỏa thuận đến hết thời hạn bảo hiểm nếu không xảy ra tổn thất hoặc tổn thất thấp hơn tỷ lệ quy định trong đơn bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ được giảm một phần phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện điều chỉnh giảm phí bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được giảm theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), doanh nghiệp bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT cho phần giảm phí này. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm phí (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho dịch vụ bảo hiểm tại hóa đơn số, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, hai bên kê khai điều chỉnh doanh thu, chi phí và thuế đầu ra, đầu vào.”

Do đó, trường hợp bảo hiểm thì áp dụng Thông tư 09/2011/TT-BTC chứ không áp dụng theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

(3) Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 có quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

“7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm”.

(4) Căn cứ Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn (có hiệu lực thi hành đến ngày 01/7/2022) có quy định về loại và hình thức hóa đơn như sau:

“1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Các loại hóa đơn:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và Mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
… c) Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…”.

Căn cứ quy định trên, bảo hiểm nhân thọ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Phiếu thu tiền bảo hiểm là một hình thức hóa đơn nên công ty bảo hiểm không bắt buộc phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với tiền phí bảo hiểm.

Hoạt động tái bảo hiểm không xuất hóa đơn gtgt năm 2024

Bảo hiểm nhân thọ có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm có buộc phải có điều khoản giải thích hợp đồng bảo hiểm không?

(1) Căn cứ Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:

- Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

+ Đối tượng bảo hiểm;

+ Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

+ Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

+ Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

+ Thời hạn bảo hiểm;

+ Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

+ Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

+ Các quy định giải quyết tranh chấp;

+ Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

- Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.

(2) Căn cứ Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về giải thích hợp đồng bảo hiểm như sau:

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.

Như vậy, ngoài những nội dung buộc phải có trong hợp đồng được quy định tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, thì điều khoản giải thích hợp đồng chỉ cần thêm vào khi có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản giải thích được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm. Do đó, không bắt buộc phải có điều khoản giải thích hợp đồng.

Trường hợp người mua không đóng đủ phí bảo hiểm thì hợp đồng có chấm dứt không?

Căn cứ Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như sau:

Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;

- Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

- Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, trong trường hợp bạn không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị chấm dứt theo quy định pháp luật.