Giã giò nghĩa là gì

TT - Giờ thì tôi đã hiểu vì sao con tôi lạc lõng, thành con vịt lạc đàn trong lớp 1, còn bậc làm cha mẹ lại xót thương con, lo âu chuyện học của con đến vậy.

  • Con vịt lạc đàn trong lớp 1: Cần nỗ lực từ nhiều phía
  • Con vịt lạc đàn trong lớp 1: Chương trình quá nặng

Lần đầu tiên đưa con vào học lớp 1, tôi thật sự vui trong lòng, đó cũng là niềm vinh dự của bậc phụ huynh trước bước ngoặt lớn lao với sự học làm người của con mình.

Tuần đầu, tôi cứ ngỡ chuyện học của con chắc đơn giản.

Nhưng tình cờ buổi trưa khi đến đón con ở trường, tôi phát hiện buổi học trên lớp con tôi bị cô giáo gọi lên đứng mãi trên bảng vì đánh vần chưa thông, cùng lời nhận xét của cô cháu không biết gì, tôi thật sự lo lắng.

Kể từ hôm đó vợ chồng tôi cùng con bắt đầu chạy đua với bài tập, sách vở.

Trước hết, chúng tôi thay nhau dành trọn buổi chiều và buổi tối để tiếp cận và kèm cặp cho con.

Qua hơn một tháng cùng con học lớp 1 trong tôi có quá nhiều cảm xúc lẫn ngạc nhiên đến khó hiểu về chương trình sách giáo khoa, yêu cầu, mục đích, ý nghĩa và phương pháp giảng dạy, học tập ở lớp học này.

Tôi không khỏi ngỡ ngàng và nghiệm ra vì sao các phụ huynh đều phải cho con đi học chữ, biết đọc trước khi vào lớp 1 mặc dù chủ trương của ngành giáo dục là cấm.

Giã giò nghĩa là gì
Ngay từ lớp 1, học sinh đã phải sắm đủ 16 cuốn sách và tập bài tập - Ảnh: T.Huy

Sách tập quá nhiều và rối rắm

Nghe con đi học về nói cô giáo bảo mua hết số sách, tập cần thiết của chương trình lớp 1, tôi thật ngạc nhiên khi phải đi mua đến 16 cuốn sách và tập bài tập mới đủ bộ.

Hầu hết mỗi môn học như toán, tiếng Việt, tự nhiên và xã hội... đều có hai tập riêng dành cho hai học kỳ.

Riêng cuốn sách Toán 1 dày cộm đến 184 trang, cuốn Tiếng Việt 1 dày 171 trang.

Hằng đêm tôi thấy con phải loay hoay lục tìm sách cho vào cặp chuẩn bị ngày mai đi học mà chóng mặt.

Tôi cũng không hiểu nổi mới chỉ lớp 1 mà sao lại phải nhồi nhét hết tất cả số sách với quá nhiều kiến thức chữ nghĩa, dữ liệu đến thế!

Trong sách toán và tiếng Việt, lần giở từng trang, tôi phát hiện vô vàn bảng biểu, biểu đồ, hình vẽ, ký họa... muốn hoa cả mắt.

Đành rằng hình họa là trực quan sinh động nhưng thiết nghĩ với cách bố trí nhìn đâu cũng hình họa, bảng biểu e rằng chỉ làm rối rắm thêm trong trí não còn non nớt của các em.

Đó là chưa kể sách vẽ chiếc lá chuối nhưng chỉ thấy chung chung là một chiếc lá, làm sao yêu cầu học sinh nhận ra lá chuối được?

Rồi lá hẹ (trong vở bài tập tiếng Việt) cũng giống lá sả, lá cỏ... thì làm sao trẻ có thể nhận biết chính xác lá hẹ theo yêu cầu của sách được?

Giã giò nghĩa là gì
Một bài tập của học sinh lớp 1 - Ảnh: T.Huy

Những bài học quá sức

Lấy ví dụ, bài tập toán trang 15, yêu cầu bài học là nhận biết dấu bằng nhau. Thế nhưng bài toán lại ra như sau (xin xem hình phía trên). Có cần thiết bắt trẻ tìm tòi, nhận biết, phân biệt đánh đố phức tạp đến thế không? Liệu trẻ có hiểu ra yêu cầu của bài toán? Làm cho bằng nhau là sao?

Trong đề toán này phải hiểu là làm sao ghép hình hai bên lại với nhau rồi tính xem mỗi bên có bao nhiêu hình tam giác và hình tròn, với số lượng bằng nhau.

Như thế là bắt các em phải có kiến thức làm toán phép cộng mới làm được, trong khi các em chỉ mới bắt đầu học 1=1, 2=2...

Khi tham gia hướng dẫn cho con, tôi thật sự nhìn thật kỹ, nghiệm ra yêu cầu của đề toán rồi mới giải thích cho con, vậy mà con còn ngớ người ra!

Còn nhiều bài toán, bài tiếng Việt bắt trẻ suy luận một cách phi lý, nếu không có người lớn, cha mẹ... hỗ trợ thì con em chúng ta trở thành kẻ xa lạ là điều không thể tránh khỏi.

Chẳng hạn, yêu cầu để các em nhớ mặt chữ là phải hiểu được hình tượng, ý nghĩa của từ ngữ một cách phổ thông nhất.

Thế nhưng trong sách tiếng Việt với hàng loạt từ như giã giò, phá cỗ... là từ địa phương, làm sao các em hiểu ra.

Khi con tôi bật hỏi giã giò là gì, tôi thật sự lúng túng phải tra cứu từ điển mới hiểu ra phần nghĩa của từ.