Giải bài tập vật lý 8 bài 5 sgk năm 2024

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bài tập Vật lý 8 Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu Chuyển động cơ học này với các bài tập vận dụng được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Vật lý 8. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bản quyền thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại

Câu 1: Thế nào là hai lực cân bằng?

  1. Hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, cùng chiều nhau.
  1. Hai lực đặt trên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
  1. Hai lực được đặt trên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.
  1. Hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.

Chọn đáp án D: Hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.

Câu 2: Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:

  1. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại
  1. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều
  1. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần
  1. Vật đang chuyển động nhanh dần sẽ chuyển động chậm dần

Chọn đáp án B: Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều

Câu 3: Khi đang di chuyển bằng ô tô trên đường nếu đột ngột phanh xe thì hành khách trên xe sẽ bị lao người về phía trước vì:

  1. Lực cản
  1. Quán tính
  1. Lực đàn hồi
  1. Lực kéo

Chọn đáp án B: Quán tính

Câu 4: Đại lượng nào sau đây là đại lượng của vectơ

  1. Khối lượng của vật
  1. Thể tích của vật
  1. Chiều dài của vật
  1. Trọng lượng của vật

Chọn đáp án D: Trọng lượng của vật

Câu 5: Trọng lực có:

  1. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
  1. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên
  1. Phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải
  1. Phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

Chọn đáp án A: Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Câu 6: Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thù:

  1. Vận tốc của vật tăng
  1. Vận tốc của vật giảm
  1. Vận tốc của vật không đổi
  1. Vận tốc của vật không tăng, không giảm

Chọn đáp án C: Vận tốc của vật không đổi.

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng quán tính?

  1. Khi ngừng đạp xe đạp nhưng xe không dừng lại ngay mà tiếp tục chạy
  1. Lái xe quẹo phải, người trên xe sẽ nghiêng bên trái
  1. Chặn giữ bánh xe đang quay
  1. Thắng xe, người trên xe lao về phía trước

Chọn đáp án C: Chặn giữ bánh xe đang quay.

Câu 8: Vì sao trong đồ chơi trẻ em: ô tô, xe đạp, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin. Trong đó chỉ có một bánh đà khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thống bánh rang. Muốn xe chuyển động chỉ cần siết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh đà quay rồi buông tay ra, xe chạy cho tới khi bánh đà ngừng quay?

Trả lời: Do khối lượng bánh đà lớn nên có quán tính lớn, khi siết hết cỡ bánh đà thì quán tính cũng đạt lớn nhất, thời gian xe chạy sẽ lâu nhất.

Câu 9: Vì sao khi nhảy cao hoặc nhảy xa vận động viên phải khuỵu chân xuống?

Trả lời: Vì khi chân chạm đất sẽ dừng lại ngay nhưng con người còn tiếp tục chuyển động theo quan tính nên các vận động viên đều phải khuỵu chân để dừng một cách từ từ.

Câu 10: Vì sao khi cán cuốc, xẻng bị lỏng thì người ta gõ mạnh cán cuốc, xẻng xuống sàn?

Trả lời: Khi đóng mạnh đầu cán xuống sàn cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm đất thì dừng lại đột ngột khi đó lưỡi cuốc, xẻng vẫn chuyển động xuống do quán tính nên đầu xẻng, cuốc lún sâu vào cán làm cho xẻng, cuốc chắc chắn hơn.

-------

Ngoài Bài tập Vật lý 8 Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Giải Vở BT Vật Lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Trắc nghiệm Vật lý 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Mời các bạn cùng tham khảo giải bài tập SGK Vật Lý Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính trang 17, 18, 19, 20 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật Lý.

Bài C1 (trang 17 SGK Vật Lý 8)

Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu và quả bóng trên hình vẽ có trọng lượng lần lượt là 3N; 0,5N; 5N bằng các vectơ lực. Nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.

Lời giải:

- Các lực tác dụng lên cuốn sách:

+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.

+ Lực nâng Q của mặt bàn (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.

Giải bài tập vật lý 8 bài 5 sgk năm 2024

- Các lực tác dụng lên quả cầu:

+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.

+ Lực căng T của dây treo hướng thẳng đứng lên trên.

Giải bài tập vật lý 8 bài 5 sgk năm 2024

- Các lực tác dụng lên quả bóng:

+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.

+ Lực nâng Q của mặt sân (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.

Giải bài tập vật lý 8 bài 5 sgk năm 2024

Như vậy, các cặp lực tác dụng lên mỗi vật có cùng điểm đặt (tại tâm của vật), cùng phương thẳng đứng, có độ lớn bằng nhau và ngược chiều nhau.

Bài C2 (trang 18 SGK Vật Lý 8)

Quan sát thí nghiệm hình dưới đây và cho biết tại sao quả cân A đứng yên?

Giải bài tập vật lý 8 bài 5 sgk năm 2024

Lời giải:

Quả cân A đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau (trọng lực P và lực căng dây T) nên nó đứng yên.

Bài C3 (trang 18 SGK Vật Lý 8)

Đặt thêm một vật nặng A' lên quả cân A (H.5.3b). Tại sao quả cân A cùng với A' sẽ chuyển động nhanh dần?

Lời giải:

- Khi chưa đặt A' lên trên A thì trọng lượng PA bằng lực căng dây T làm cho quả cân A đứng yên.

- Đặt thêm một vật nặng A' lên quả cân A thì trọng lực PA + PA' lớn hơn so với lực căng dây T do đó vật A và A' chuyển động nhanh dần xuống phía dưới.

Bài C4 (trang 18 SGK Vật Lý 8)

Khi quả cân A chuyển động qua lỗ K thì vật nặng A' bị giữ lại (H.5.3c,d). Lúc này quả cân A còn chịu tác dụng của những lực nào?

Lời giải:

Quả cân A chịu tác dụng của hai lực là trọng lực P và lực căng dây T (hai lực này cân bằng nhau).

Bài C5 (trang 19 SGK Vật Lý 8)

Hãy đo quãng đường đi được của quả cân A sau mỗi khoảng thời gian là 2 giây, ghi vào bảng bên dưới tính vận tốc A.

Giải bài tập vật lý 8 bài 5 sgk năm 2024

Lời giải:

Các em đo kết quả và ghi vào bảng.

Vận tốc v được tính bằng công thức:

Bài C6 (trang 19 SGK Vật Lý 8)

Búp bê đang đứng yên trên xe. Bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước (H.5.4). Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?

Giải bài tập vật lý 8 bài 5 sgk năm 2024

Lời giải:

Búp bê sẽ ngã về phía sau. Bởi vì khi xe đứng yên, búp bê đứng yên cùng với xe.

Khi bất ngờ đẩy xe tới phía trước, phần chân của búp bê chuyển động tới phía trước cùng với xe nhưng phần thân của búp bê do có quán tính, nó lại muốn duy trì trạng thái đứng yên ban đầu, kết quả là búp bê bị ngã ra phía sau.

Bài C7 (trang 19 SGK Vật Lý 8)

Đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất chợt dừng xe lại. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?

Lời giải:

Búp bê sẽ ngã về phía trước. Bởi vì khi xe chuyển động, búp bê cũng chuyển động cùng với xe. Khi xe dừng lại đột ngột, phần chân của búp bê dừng lại cùng với. xe nhưng phần thân của búp bê do có quán tính, nó lại muốn duy trì trạng thái chuyển động ban đầu, kết quả là búp bê bị ngã ra phía trước.

Bài C8 (trang 20 SGK Vật Lý 8)

Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây:

  1. Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bi nghiêng về phía trái.
  1. Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.
  1. Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.
  1. Vì sao khi cán búa lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?
  1. Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Tại sao?

Lời giải:

  1. Hành khách bị nghiêng về phía trái vì khi ô tô đột ngột rẽ phải, do có quán tính, họ không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động như cũ.
  1. Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất sẽ dừng lại ngay, nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên chân bị gập lại.
  1. Bút tắc mực, khi ta vẩy mạnh thì do có quán tính mà mực chuyển động xuống đầu ngòi bút nên bút lại có mực.
  1. Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm đất dừng lại đột ngột trong khi đầu búa tiếp tục chuyển động đi xuống do quán tính nên đầu búa làm cho búa chắc hơn.
  1. Cốc vẫn đứng yên vì do quán tính mà nó chưa thể thay đổi vận tốc được ngay.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Sách giáo khoa Vật lý Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.