Giao dịch tương lai là gì năm 2024

Trong một thị trường đầy biến động và rủi ro, những người tham gia giao dịch không chỉ tìm kiếm lợi nhuận mà còn muốn bảo vệ mình trước những biến động không mong muốn. Lúc này, hợp đồng tương lai trở thành công cụ quan trọng, giúp họ đạt được mục tiêu. Vậy hợp đồng tương lai là gì và có những lợi ích ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Giao dịch tương lai là gì năm 2024

1. Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai (Futures Contract) là một loại thỏa thuận giữa người mua và người bán về một giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai với mức giá và điều kiện được xác định trước.

Hợp đồng tương lai cho phép người mua mua tài sản hoặc hàng hóa với mức giá cố định tại một ngày giao dịch cụ thể trong tương lai. Nói cách khác, người bán cũng buộc phải cam kết bán tại ngày giao dịch trong tương lai với giá đã thỏa thuận trước đó.

Hợp đồng tương lai thường được sử dụng trên thị trường phái sinh hàng hóa. Hàng hóa cơ sở của hợp đồng tương lai thường là ngô, lúa mì, dầu thô,...

2. Các khái niệm liên quan đến hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai thường đi liền với một số khái niệm và thuật ngữ. Nhà đầu tư cần nắm rõ một số thuật ngữ sau để hiểu về hợp đồng tương lai.

Hàng hóa cơ sở là tài sản thật sự mà các bên giao dịch trong hợp đồng tương lai.

Ký quỹ là khoản tiền đặt cọc mà người mua và người bán phải đặt trước khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai.

Vị thế là trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.

Giá thanh toán cuối ngày là giá được sử dụng để tính toán lợi nhuận hoặc lỗ trong giao dịch của từng hợp đồng.

Giá thanh toán cuối cùng là giá cuối cùng được sử dụng để thanh toán các hợp đồng tương lai tại thời điểm giữa các bên tham gia sau khi hợp đồng kết thúc.

3. Ví dụ về hợp đồng tương lai

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng tương lai, cùng đến với ví dụ sau:

Doanh nghiệp A cam kết mua 100kg gạo với giá là 200.000đ/kg, ngày giao dịch là 1 năm sau đó. Sau một năm, giá gạo tăng lên 210.000đ/kg. Như vậy doanh nghiệp A sẽ thu về lợi nhuận là 10.000đ x 100 = 1.000.000đ.

Lợi ích của hợp đồng tương lai trong ví dụ trên là doanh nghiệp A có thể đảm bảo giá lúa gạo và giảm thiểu rủi ro từ biến động trên thị trường.

4. Các lợi ích khi giao dịch hợp đồng tương lai

Bên cạnh các ưu điểm khi đầu tư vào phái sinh hàng hóa nói chung, hợp đồng tương lai còn có khả năng bảo vệ giá trước biến động thị trường như ví dụ phía trên. Bằng cách thỏa thuận giá tương lai từ trước, người mua hợp đồng có thể đảm bảo một giá cố định cho tài sản, giúp họ tránh rủi ro từ biến động giá thị trường.

Giao dịch tương lai là gì năm 2024

Trên thực tế, hợp đồng tương lai có thể chỉ được giao dịch vì mục đích lợi nhuận. Nhiều người tham gia gia dịch hợp đồng tương lai không có ý định thực hiện giao dịch đến khi hợp đồng hết hạn thực sự. Thay vào đó, họ tìm kiếm cơ hội để mua vào hoặc bán ra hợp đồng tương lai với mục đích tạo ra lợi nhuận từ biến động giá trong quá trình giao dịch.

5. Một số chiến lược đầu tư hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai thường được đầu tư theo những chiến lược như:

Giao dịch theo xu hướng (Trend Following): Chiến lược này tập trung vào việc nhận diện và tham gia vào xu hướng giá cả. Nhà đầu tư sẽ mua vào hợp đồng tương lai khi giá đang tăng và bán ra khi giá đang giảm. Điều này đòi hỏi việc sử dụng các công cụ và chỉ báo kỹ thuật để xác định xu hướng và điểm vào/ra thích hợp.

Giao dịch cơ bản (Fundamental Trading): Chiến lược này tập trung vào việc phân tích các yếu tố cơ bản của tài sản cơ sở như tin tức kinh tế, sự kiện quan trọng và thông tin công ty. Nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội giao dịch dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng về các yếu tố cơ bản và ảnh hưởng của chúng đến giá cả hợp đồng tương lai.

Giao dịch đa dạng hóa danh mục (Portfolio Diversification): Chiến lược này nhằm tăng cường đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách giao dịch trên nhiều hợp đồng tương lai khác nhau. Nhà đầu tư sẽ phân chia vốn đầu tư vào các tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro và tận dụng các cơ hội sinh lợi từ nhiều nguồn thu nhập khác nhau.

Cần lưu ý rằng mỗi chiến lược lại có những ưu điểm và hạn chế riêng. Quan trọng nhất là hiểu rõ về chiến lược mình áp dụng, thực hiện quản lý rủi ro một cách cẩn thận và luôn nắm vững các nguyên tắc cơ bản của giao dịch hợp đồng tương lai.

Hy vọng bài viết trên của Anfin đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về hợp đồng tương lai.

Trong thời gian tới, Anfin giới thiệu đến nhà đầu tư sản phẩm phái sinh hàng hóa mới, cùng các tiện ích hỗ trợ giao dịch, tư vấn và cung cấp nguồn thông tin được cập nhật mỗi ngày. Tải ngay ứng dụng Anfin để trải nghiệm đầu tư tài chính nhanh chóng, dễ dàng và an toàn!

Giao dịch trong tương lai là gì?

Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra với bên mua đồng ý mua sản phẩm tại thời điểm xác định trong tương lai, đồng thời bên bán đồng ý bán sản phẩm với mức giá xác định ở thời điểm hiện tại. Hàng hóa cơ sở của hợp đồng tương lai là các mặt hàng truyền thống như: Lương thực, vàng, kim loại, dầu mỏ…

Giao hàng trong tương lai là gì?

Là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và mua về giao dịch một tài sản cơ sở tại ở thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước. - Không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở.

Giao dịch ngoại tệ tương lai là gì?

Giao dịch tiền tệ tương lai là hợp đồng giao dịch trong đó có hai bên cùng tham gia Bên mua và Bên bán, thỏa thuận mua bán một số lượng tiền cụ thể của một loại tiền tệ được xác định với mức tỷ giá được thỏa thuận tại thời điểm giao dịch, nhưng thời gian giao hàng là tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Mục tiêu của hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được chuẩn hóa giữa 2 bên mua và bán với mục đích trao đổi một loại tài sản cơ sở cụ thể. Khác với hợp đồng kỳ hạn, mỗi hợp đồng tương lai sẽ được chuẩn hóa về khối lượng, giá trị hợp đồng, giá giao dịch và thời điểm giao nhận hàng sẽ được chỉ định tại một thời điểm trong tương lai.