Harriet lerner vì sao bạn không xin lỗi

Nếu bạn vượt qua được những thời điểm đó thì mọi thứ lại trở thành đơn giản.

1. Tranh cãi vì những điều vụn vặt

Nhà tâm lý học Harriet Lerner, tác giả của cuốn sách Cẩm nang hôn nhân: Cẩm nang cho các cặp vợ chồng và các cặp đôi sắp kết hôn [Marriage Rules: A Manual for the Married and the Coupled Up] cho rằng, khi căng thẳng lên cao đến một mức độ nào đó thì ngay cả đôi hoàn hảo nhất cũng trở thành một cặp nhiều vấn đề nhất. Những điều rất bình thường cũng tạo thành một cuộc chiến dai dẳng, ví dụ như chuyện con dao nào thì nên dùng để thái cà chua.

Ảnh: Savvyvegetarian.com

Để ngăn chặn các căng thẳng tiếp diễn, các bạn hãy hít một hơi thật sâu trước khi hét lên và nên kiềm chế lại để nghĩ rằng con dao kia cũng không phải là một vấn đề to tát. Nếu như bạn đã trót châm ngòi cho cuộc chiến nổ ra thì hãy xin lỗi và giải thích những điều đang làm bạn khó chịu trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Mâu thuẫn tài chính

Không thể phủ nhận tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm của các mối quan hệ. Tình hình sẽ rất tồi tệ khi kinh tế khó khăn. Cả trong khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc sống hôn nhân thì hầu hết các cặp vợ chồng cũng đều có lúc phải đối diện với những mâu thuẫn về tiền bạc. Việc giải quyết các chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày, kế hoạch cho chuyện nhà cửa, xe cộ… luôn khiến mối quan hệ vợ chồng căng thẳng. Để vượt qua được điều này, hai bạn cần ngồi lại với nhau, thảo luận kế hoạch tài chính trước mắt và tương lai, chi tiêu thế nào, tiết kiệm ra sao...

3. Thực sự trở thành một phần trong đại gia đình

Sau khi hai bạn gặp các bậc phụ huynh, rồi phụ huynh gặp mặt nhau, đám cưới diễn ra suôn sẻ trong niềm vui của hai gia đình. Bạn tưởng mình đã hoàn thành mọi việc, nhưng không… Những mối quan hệ với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, chuyện gặp mặt gia đình... sẽ có rất nhiều những rắc rối mà bạn không lường trước được.

Bạn cũng đừng kỳ vọng có khoảng thời gian một mình bên mẹ [bà, hay một người thân nào đó của bạn] như trước. Giải pháp là hãy đơn giản hóa mọi việc và thỏa thuận với nhau về việc sẽ có lịch thăm nom hai bên bố mẹ thế nào và đối xử ra sao cho phải phép với các bố mẹ.

4. Những ngày đầu làm cha mẹ

Hạnh phúc bao nhiêu khi đón đứa con đầu lòng thì cuộc sống của vợ chồng bạn cũng khó khăn bấy nhiêu. Ví dụ như khi các bạn đang tranh cãi xem ai sẽ bế con thì vợ bạn òa lên khóc và đòi tìm người trông trẻ. Chưa kể, con quấy khóc dẫn tới mất ngủ cũng khiến nhiều người cảm thấy cuộc sống vô cùng ngột ngạt.

Tốt nhất, hai vợ chồng hãy cùng nhau chia lịch để chăm con, khi chồng rảnh thì có thể chơi cùng con, thay tã bỉm, còn khi chồng đi làm thì vợ sẽ đảm nhận. Nếu cảm thấy vẫn khó khăn, bạn có thể thuê giúp việc đỡ đần hoặc cậy nhờ tới ông bà nội ngoại.

5. Khi con cái bắt đầu lớn

Ccon bạn đủ lớn để nói chuyện và tự mặc quần áo, bạn bắt đầu có thể vừa chăm sóc con vừa có thời gian cho bản thân. Điều đó sẽ giúp mối quan hệ của vợ chồng bạn trở lại bình thường như ngày xưa? Không nhanh như vậy đâu! Thậm chí việc đưa ra các quyết định cho con cái có thể phát sinh mâu thuẫn nhiều hơn bạn tưởng.

Đơn giản như vợ muốn dạy con trong hòa bình nhưng chồng thích cho bé ăn đòn khi bé bướng bỉnh, vợ ép con ăn còn chồng thấy thế là đủ… Tất cả những điều nhỏ nhặt xung quanh bé đều có thể khiến chiến tranh nổ ra giữa cha mẹ.

Giải pháp là vợ chồng bạn nên tìm ra những nguyên tắc chung trong việc dạy con và cả hai cần phải tôn trọng nguyên tắc đó.

6. Bỏ bê đời sống chăn gối

Dù bạn đang phải giải quyết những vấn đề căng thẳng trong công việc, hay có vấn đề về sức khỏe hay tự dưng mất cảm xúc..., hầu hết các cặp vợ chồng lâu năm đều thừa nhận đời sống tình dục của họ lên xuống thất thường. Quan trọng là bạn biết tìm hiểu và giải quyết từ gốc rễ của vấn đề.

7. Khi phải đối mặt với một quyết định lớn

Có nên chuyển đổi công việc, có nên sinh thêm con, có nên sửa nhà… tất cả những điều này có thể trở nên rắc rối khi phải đi đến quyết định. Có rất nhiều việc gây ra những bất đồng. Đối với quyết định lớn, hãy cố gắng "đóng cửa bảo nhau", thỏa hiệp một cách bình tĩnh và riêng tư, đừng mang ra chỗ đông người.

8. Cảm xúc bị mài mòn

Cũng giống như việc phát ngấy khi suốt ngày chỉ ăn một món, dù đó là món bạn vô cùng yêu thích, bạn cũng có thể trải qua giai đoạn như vậy với người bạn đời. Năm tháng qua đi, con cái, công việc và những mối quan hệ khác lấy đi thời gian của bạn nhiều hơn. Thời gian dành cho bạn đời trở nên quá ít ỏi. Bởi vậy, hãy tranh thủ mọi lúc để cùng được tận hưởng cuộc sống cùng người bạn đời của mình. Khi nhận thấy mình có dấu hiệu xa cách người bạn đời, hãy nỗ lực gắn bó và nạp lại năng lượng cho chính bản thân mình. Đôi khi việc hai bạn nắm tay ngồi sát bên nhau trên một chiếc ghế dài còn có ý nghĩa hơn cứ phải ở trong một phòng.

9. Một thảm kịch không thể lường trước

Các bạn có thể dễ dàng giải quyết những căng thẳng hàng ngày, nhưng có lúc người ta bị gục ngã bởi những điều không thể đoán trước được như ngoại tình, mất việc, ốm đau. Cụ thể là có thể mẹ của bạn đột ngột qua đời, hay chồng của bạn bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Buồn thay, không có giải pháp dễ dàng nào khi những điều như vậy xảy ra và chúng có thể tiếp tục làm rối loạn cuộc sống của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nó khiến trái tim bạn tan vỡ, khiến bạn thấy rối trí. Giải pháp tốt nhất cho những giai đoạn này là hai bạn hãy hợp tác tích cực với nhau.

Harriet Lerner khuyên, chấp nhận những giai đoạn khó khăn là điều bình thường, thậm chí cả với những cặp vợ chồng hợp nhau nhất. Đó là lý do tại sao cần có tầm nhìn xa và luôn vững vàng trong hôn nhân, để khi bão tố ập tới thì mối quan hệ của các bạn vẫn tốt đẹp.

10. Trở nên già đi

Bạn chưa sẵn sàng cho tuổi già nhưng những ngày tháng tuổi trẻ đang ngày càng xa. Cứ luyến tiếc cho thời gian yêu đương tán tỉnh ngọt ngào có thể làm cho bạn cảm thấy trì trệ bởi sự già nua. Một chút khủng hoảng ở tuổi trung niên là điều bình thường, nhưng đừng để nó gây ra những rắc rối cho mối quan hệ vợ chồng. Bạn có thể khám phá niềm đam mê của mình, loại bỏ những tiêu cực trong đầu và hâm nóng lại tình cảm vợ chồng.

Theo VnExpress/Redbook

Ngôi nhà tôi sống khi học cuối cấp hai có một cái cầu thang rất hẹp và quanh co. Hôm ấy, mẹ tôi mua một cái tủ khá to. Bà không ở nhà, còn bố tôi hầu như đi vắng nên trách nhiệm chào đón chiếc tủ đương nhiên thuộc về tôi. Cùng với hai đứa bạn, loay hoay mãi, chúng tôi cũng đưa được cái tủ lên tầng hai. Tuy nhiên, trong một phút bất cẩn, tôi đã làm nứt cái gương của tủ.

Thời bao cấp, để thay tấm gương tủ là câu chuyện không nhỏ tý nào. Bàn với các bạn, tôi quyết định đổ lỗi cho cửa hàng đã làm vỡ gương trước khi giao cho chúng tôi.

Tuy có tranh cãi, nhưng cuối cùng người của cửa hàng cũng chịu bồi thường cho mẹ tôi. Chuyện tưởng đã xong với cái tủ, nhưng với tôi thì không. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được ánh mắt của ông chủ cửa hàng nhìn tôi lúc ấy, nửa như khinh bỉ nửa như thương hại. Chính vì ánh mắt ấy, sau một tuần day dứt, tôi đã thú nhận với mẹ. Bà rất nhẹ nhàng bảo với tôi rằng, thật ra bà đã biết ngay từ đầu thủ phạm làm vỡ gương là ai và đã trả thêm tiền để làm lại cái gương ấy.

“Lẽ ra con chỉ việc nhận và đưa ra lời xin lỗi, mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp”, mẹ tôi nói. Tôi lẳng lặng đi tìm ông chủ cửa hàng và tối về, chui vào lòng mẹ thì thầm thêm một lời xin lỗi nữa.

Xin lỗi là từ mà ai cũng sử dụng, tuy nhiên nhiều khi nó được chúng ta thốt ra trong các hoàn cảnh không nhất thiết cần lời xin lỗi. Chúng ta thường quan niệm “tránh voi chẳng xấu mặt nào” hay “dĩ hoà vi quý” nên dùng từ “xin lỗi” một cách rất dễ dàng. Dễ đến nỗi những người được ta xin lỗi sẽ thấy chẳng thật tâm, không chân thành vì hai lẽ. Thứ nhất là sau câu xin lỗi bao giờ cũng kèm với từ “nhưng mà vì …” hàm ý như lời đổ lỗi cho yếu tố khách quan nào đó; thứ hai là xin lỗi xong, nhiều người vẫn tái phạm, thậm chí ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Chính vì vậy, lời xin lỗi chân thành nhiều khi rất khó nói, còn lời xin lỗi dễ dãi lại khó được trân trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Xin lỗi là nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được miễn thứ, tuy nhiên xin lỗi cũng dùng để tỏ ra lễ độ như “xin lỗi chị, cho hỏi sư tử Hà Đông là con gì vậy?”. Thông thường, lời xin lỗi với ý xin được phiền người khác như vậy ở các ngôn ngữ phương Tây được sử dụng những từ phát âm khác hoàn toàn như “excuse” trong tiếng Anh, “pardonner” trong tiếng Pháp. Tiếng Việt cũng có một số từ tương tự như “làm phiền bạn”, “tôi lấy làm tiếc”, nhưng khi sử dụng khá dài dòng và gây cảm giác khách sáo nên ít được dùng. Chúng ta dùng chung từ “xin lỗi” trong gần như mọi hoàn cảnh, điều này làm giá trị của nó thay đổi rất nhiều trong các ngữ cảnh khác nhau.

Tuy nhiên có một điều rất lạ là trong công việc, đặc biệt trong công sở nhà nước, lời xin lỗi lại rất khó được nói ra từ các vị lãnh đạo. Rất hiếm khi các nhân viên được nghe thấy vị trưởng phòng của mình nói câu xin lỗi.

Có lẽ với nhiều vị, nói lời xin lỗi với cấp dưới dường như khiến họ cảm thấy mình đã thất bại hoặc đã sai hoàn toàn, như sự thừa nhận không còn khả năng lãnh đạo tập thể ấy nữa. Tôi nhớ một câu của nhà văn Harriet Lerner trong cuốn sách “Vì sao bạn không xin lỗi?”: “Con người vốn có tính phòng ngự cố hữu rất khó sửa đổi. Để tự bản thân trực tiếp chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình, thực sự là khó khăn”. Trong xã hội Việt Nam, điều này còn trở nên khó khăn hơn khi nhiều người có thói quen đổ lỗi cho tập thể.

Nhiều lãnh đạo khi phát biểu thường sử dụng cụm từ “chúng tôi” thay vì “tôi” trong bài phát biểu của mình. Tôi nghĩ “chúng tôi xin lỗi” nghe còn chán hơn câu xin lỗi của mấy ông chồng say xỉn về muộn. Xin lỗi chỉ để mà xin lỗi. Khi mà người đứng đầu không dám nhận trách nhiệm về mình một cách thẳng thắn thì lời xin lỗi chắc sẽ rất khó để đưa ra hoặc được đưa ra khi đã quá muộn.

Trong thời gian qua, rất nhiều vụ việc xuất phát nhỏ nhưng đã trở nên hết sức nghiêm trọng, gây bất bình xã hội, chỉ vì lời xin lỗi đưa ra quá muộn. Với tâm lý sợ trách nhiệm, coi thường dư luận, những người có chức quyền thường luôn tìm mọi cách “ỉm” việc ấy đi hoặc đánh lạc hướng dư luận rồi “để lâu cứt trâu hoá bùn”. Họ luôn bám vào một, hai lý lẽ có thể mình đúng để biện minh những cái sai rõ ràng không tài nào chối cãi được. Xã hội sẽ phát triển lành mạnh được không khi việc dù rất nhỏ cũng cần “thủ tướng yêu cầu chỉ đạo làm rõ”, rồi mới tới người trực tiếp có trách nhiệm xin lỗi nhận khuyết điểm, đôi khi còn khá miễn cưỡng.

Nhìn sang nước Nhật, một đất nước mà người dân có lòng tự trọng rất cao nhưng văn hoá nhận trách nhiệm và sẵn sàng xin lỗi khi làm sai cũng là một “đặc sản” để họ có được thành tựu như hôm nay. Riêng trong năm 2018, Thủ tướng Nhật đã lên tiếng xin lỗi trước nhân dân không dưới ba lần vì những lỗi rất gián tiếp như nền kinh tế phát triển không như kỳ vọng, một người bạn của vợ mua được đất công rẻ, hay về thái độ phi thể thao của đội tuyển bóng đá Nhật Bản.

Tôi mong những lời xin lỗi không thật tâm từ những người có trọng trách sẽ ngày càng giảm đi. Vì lời xin lỗi sẽ trở nên tầm thường nếu bị lạm dụng, hay “xin lỗi” để lấp liếm mâu thuẫn chưa được giải quyết [và mâu thuẫn sẽ vẫn nằm đó] hoặc để lấy sự thương hại, xí xóa bỏ qua, thậm chí để thao túng người khác.

Ngược lại, những lời xin lỗi chân thành được đưa ra nhanh chóng vào đúng thời điểm từ những người có trách nhiệm là văn minh lãnh đạo và động lực rất cần thiết lúc này để xã hội Việt Nam thay đổi tích cực.

Cần rất nhiều can đảm để có thể nói ra lời xin lỗi.

Nguyễn Lân Hiếu

Nguồn: vnexpress.net

Video liên quan

Chủ Đề