HCl có độ pH bằng bao nhiêu?
- Nước là chất điện li rất yếu. Thực nghiệm đã xác định được ở nhiệt độ thường cứ 555 triệu phân tử nước chỉ có 1 phân tử phân li ra ion. Show
- Phương trình điện li: H2O⇄H++OH− 2. Tích số ion của nước - Ở 25°C, tích số = [H+].[OH-] được gọi là tích số ion của nước. Tích số này là hằng số ở nhiệt độ xác định. Tuy nhiên, giá trị tích số ion của nước thường được dùng trong các phép tính, khi nhiệt độ không khác nhiều so với 25°C. = [H+].[OH-] = 10^-14 ⇒ [H+] = [OH-] = 10^-7 M. - Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] = 10^-7 M. 3. Ý nghĩa tích số ion của nước a. Môi trường axit - Là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10^-7 M. b. Môi trường kiềm - Là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10^-7 M. Kết luận: Độ axit và độ kiềm của dung dịch có thể đánh giá bằng nồng độ H+. + Môi trường trung tính: [H+] = 10^-7 M. + Môi trường axit: [H+] > 10^-7 M. + Môi trường kiềm: [H+] < 10^-7 M. II. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit – bazơ 1. Khái niệm về pH Có thể bạn quan tâm- pH được dùng để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch. - Quy ước: [H+]=1,0.10−pHM Tức là: [H+]=1,0.10−aM thì pH = a. Về mặt toán học: pH=−lg[H+] - Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14, trong đó: + pH < 7: môi trường axit. + pH > 7: môi trường bazơ. + pH = 7: môi trường trung tính. - Giá trị của pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế. Chẳng hạn, pH của máu người và động vật có giá trị gần như không đổi hay tốc độ ăn mòn kim mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào giá trị pH của nước. 2. Chất chỉ thị axit – bazơ - Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Ví dụ: Quỳ tím, phenolphatalenin. Hình 1: Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau - Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH, ta được hỗn hợp chất chỉ thị vạn năng. Theo Wikipedia, pH là một đại lượng chỉ mức hoạt độ của ion H+ (hidro). Dựa vào thang đo pH chúng ta có thể biết được dung dịch có tính kiềm (pH>7) hay là tính axit (pH<7). Một dung dịch có độ pH càng nhỏ thì tính axit của nó càng cao và ngược lại thì tính kiềm của nó sẽ càng lớn. Để xác định được độ pH, chúng ta cùng tham khảo qua một số cách tính pH dưới đây.Độ pH xuất phát từ thuật ngữ tiếng Pháp “pouvoir hydrogène”. Trong tiếng Anh, pH có thể là viết tắt của từ “hydrogen power”, “power of hydrogen”, hoặc “potential of hydrogen”. Tất cả các thuật ngữ này đều đúng về mặt kỹ thuật. Trong các hệ dung dịch nước, hoạt độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Do hằng số điện ly này nên một dung dịch trung hòa có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít. Trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm. (Theo: wikipedia) Công thức tính PHCách tính pH hóa 11 được thực hiện bởi công thức sau:
pH= −lg([H+])
pH = 14 – pOH Trong dung môi nước luôn có: pH + pOH = 14 hay [H+][OH–] = 10-14 Trong đó: [H+] là biểu thị hoạt độ của các ion H+ (hay chính xác hơn là [H3O+], được đo theo mol/lít (còn gọi là phân tử gam). Trong các dung dịch loãng (như nước sông hay từ vòi nước) thì hoạt động xấp xỉ bằng nồng độ của ion H+. [OH–] là biểu thị hoạt độ của các ion OH– (ion hydroxit) cũng được đo theo đơn vị mol/l. – Log là biểu thị lôgarit cơ số 10, và pH được định nghĩa là thang đo lôgarit của tính axít. Nói cách khác pH là chỉ số biểu thị độ hoạt động của các ion H+ trong dung dịch, thang đo pH có giá trị từ 1 – 14. Vì vậy, căn cứ vào chỉ số trên thang đo pH để xác định dung dịch có tính axit hay tính bazơ. Mức pH của nước là 7 thường được dùng làm mức chuẩn. Như vậy, nếu giá trị <7 thì dung dịch đó có tính axit, ngược lại nếu giá trị đo được >7 thì dung dịch có tính bazơ (kiềm). Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 3,65 gam HCl vào nước thu được 1 lít dung dịch: Tính pH của dung dịch đó: Cách giải: Số mol của HCl là: nHCl = m/M = 3,65/36,5 = 0,1 (mol) Phương trình điện ly HCl → H+ + Cl– 0,1 → 0,1 (mol) Tổng nồng độ H+ của dung dịch là [H+] = n/V = 0,1/1 = 0,1 (M) pH = -log(0,1) = 1 Cách tính pH của các dung dịch Axit và Bazơ như thế nào?Cách tính độ pH của dung dịch axit
pH = -log(z.Ca) trong đó Ca là nồng độ của axit.
Cách tính độ pH của dung dịch bazo
Công thức tính pH của dung dịch muối
Công thức tính pH của dung dịch đệmDung dịch đệm là dung dịch gồm có axit và bazo yếu mà khi ta thêm vào đó 1 lượng vừa phải ion H+ hoặc OH- hoặc pha loãng bằng nước mà nồng độ pH gần như là không đổi. Công thức tính nồng độ pH của dung dịch đệm: pH= pKa – lg Ca/Cb.z Có thể bạn quan tâm:
Các phương pháp đo độ pH thông dụng nhất hiện nay#1. Sử dụng chất chỉ thị màuMàu của chất chỉ thị biến đổi theo độ pH của dung dịch. Màu sắc của chất chỉ thị pH thường được chia ra thành 14 thang bậc. #2. Sử dụng giấy quỳ tímGiấy quỳ trung tính có chứa từ 10 đến 15 loại thuốc nhuộm khác nhau. Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch, nếu nó chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó có tính bazơ, còn nếu hóa xanh thì là tính axit. Phương pháp này có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ tìm mua và sử dụng nhưng nhược điểm là độ chính xác thấp hơn các phương pháp khác. Cách thực hiện như sau:
Phương pháp sử dụng giấy quỳ có ưu điểm là giá thành thấp và quá trình sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khó có thể xác định chính xác độ mạnh yếu của Bazơ hay axit. #3. Sử dụng bộ test thử nước bể bơiPhương pháp nhanh chóng và cho độ chính xác cao là sử dụng bộ dụng cụ test nước. Hiện nay, Bilico đang cung cấp bộ dụng cụ do các thương hiệu nổi tiếng như: Bộ test thử nước Procopi ( Pháp), SPS (Trung Quốc) sản xuất. Quy trình thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
Nước ở mức đạt chuẩn là 7.2 – 7.6. Nếu dưới 7.2 thì sử dụng hóa chất Ph+ để tăng nồng độ Ph trong nước bể bơi, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp sốc Clo cao hơn 2 – 3 lần. Tuy nhiên phương pháp này gây tốn kém chi phí và nếu bạn lỡ sử dụng hàm lượng quá lớn có thể gây ra những hậu quả kích ứng da, mắt của người bơi lội. Nếu màu nước ở mức trên 7.6 trên thang đo pH tiêu chuẩn bạn sử dụng hóa chất PH- hoặc HCL để giảm nồng độ Ph về mức an toàn. #4. Sử dụng máy đo chuyên dụngĐây là thiết bị dễ dàng sử dụng, cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác. Khi sử dụng bạn chỉ cần nhúng 2 đầu kim loại của máy vào nước rồi đợi sự thay đổi con số trên bảng điện tử, đó chính là kết quả. Trên đây là toàn bộ thông tin về những công thức tính pH chuẩn xác nhất được áp dụng từ hóa 11 mà Bilico gửi tới quý bạn đọc. Hy vọng rằng các kiến thức bổ ích trên sẽ giúp các bạn có những cách tính pH nhanh nhất, hiệu quả nhất nhé. |