Hoạt động giám định trong bảo hiểm là gì năm 2024

Trong cuộc sống hiện đại, bảo hiểm là một trong những dịch vụ không thể thiếu. Người mua bảo hiểm đều có tâm lý muốn đề phòng, ứng phó cho những bất trắc, rủi ro xảy ra trong tương lai.

Chẳng hạn như người mua bảo hiểm sức khỏe thì mong muốn khi đau ốm sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một phần tiền khám chữa bệnh; người mua bảo hiểm cháy nổ thì mong muốn công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị cháy nổ; người mua bảo hiểm tai nạn giao thông thì mong muốn công ty bảo hiểm bồi thường khi gặp tai nạn giao thông,…

Về khái niệm bảo hiểm, bạn có thể hiểu đơn giản rằng bảo hiểm là thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm với cá nhân, tổ chức mà theo đó, các cá nhân tổ chức sẽ được công ty bảo hiểm chi trả khoản bồi thường khi gặp phải các sự cố, tai nạn như trong thỏa thuận. Đổi lại, cá nhân tổ chức phải trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

Theo luật Kinh doanh bảo hiểm, định nghĩa giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Nói cách khác, giám định tổn thất bảo hiểm là kiểm tra, đánh giá nhằm xác định mức độ thiệt hại của người hoặc đồ vật được bảo hiểm, nhằm làm cơ sở để công ty bảo hiểm chi trả bồi thường cho khách hàng khi có sự cố rủi ro xảy ra.

Giám định tổn thất bảo hiểm sẽ giúp công ty bảo hiểm xác định chính xác mức độ bồi thường cho khách hàng theo hợp đồng bảo hiểm, góp phần ngăn chặn việc khách hàng trục lợi từ các chính sách bảo hiểm.

Người làm giám định tổn thất bảo hiểm còn gọi là giám định viên bồi thường.

2. Nghề giám định tổn thất bảo hiểm làm công việc gì ?

Các công việc thường xuyên của người giám định tổn thất bảo hiểm là:

– Hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ và tiếp nhận các hồ sơ yêu cầu bồi thường của khách hàng

– Kiểm tra, khảo sát và thu thập bổ sung các thông tin liên quan đến tổn thất của khách hàng

– Thực hiện công tác giám định các tổn thất và giải quyết bồi thường cho khách hàng

– Giải đáp các thắc mắc của khách hàng liên quan đến công tác giám định và giải quyết hồ sơ bồi thường

– Lập các báo cáo công việc như: báo cáo giám định, báo cáo tổn thất, báo cáo công việc,…

– Thao tác tạo mới, upload, update hồ sơ trên phần mềm của công ty bảo hiểm

– Đánh giá, đề xuất giải pháp đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất cho công ty bảo hiểm

– Thực hiện quản lý, lưu trữ tài liệu hồ sơ theo quy định

3. Các yêu cầu nghề nghiệp khi làm nghề giám định tổn thất bảo hiểm ?

Các công ty bảo hiểm thường có yêu cầu đối với giám định viên tổn thất như sau:

– Về chuyên môn: tùy theo lĩnh vực giám định, yêu cầu người giám định phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với lĩnh vực giám định, ưu tiên bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Ví dụ: giám định hư hại của ô tô thì cần người tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật công nghệ ô tô hoặc cơ khí, giám định thiệt hại công trình xây dựng thì cần người tốt nghiệp đại học xây dựng hoặc kiến trúc, giám định thiệt hại trong các hợp đồng kinh tế thì cần phải có người chuyên môn về tài chính kế toán…

– Về kinh nghiệm: nhiều công ty bảo hiểm sẵn sàng nhận người chưa có kinh nghiệm để đào tạo, nên bạn không cần quá lo lắng khi xin vào làm giám định tổn thất tại công ty bảo hiểm

– Về phẩm chất: đức tính trung thực là quan trọng nhất do người giám định tổn thất rất dễ bị dụ dỗ mua chuộc để làm sai lệch kết quả giám định theo hướng có lợi cho khách hàng. Ngoài ra, người giám định tổn thất phải là người có trách nhiệm trong công việc, có khả năng di chuyển nhiều

– Về kỹ năng: phải thành thạo tin học văn phòng

4. Nghề giám định tổn thất bảo hiểm làm việc ở đâu ?

Người làm giám định tổn thất bảo hiểm sẽ làm việc tại các công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Hiện tại trên khắp đất nước Việt Nam đều có văn phòng chi nhánh của các công ty bảo hiểm nên bạn có thể làm việc ngay tại tỉnh thành nơi mình đang sinh sống và học tập.

5. Làm sao để hành nghề giám định tổn thất bảo hiểm ?

Để trở thành giám định viên bảo hiểm, lý tưởng nhất là bạn cần theo học và tốt nghiệp hệ đại học các chuyên ngành như sau:

  • Bảo hiểm
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Kỹ thuật công nghệ ô tô
  • Kỹ thuật cơ khí
  • Kỹ thuật điện – điện tử
  • Kỹ thuật giao thông
  • Kế toán – kiểm toán
  • Phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh việc học đại học, bạn cần học thêm các khóa bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về Giám định tổn thất và Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Việc này sẽ giúp bạn có lợi thế khi ứng tuyển vào làm giám định viên tại các công ty bảo hiểm.

Hiện tại có một số đơn vị đang tổ chức khóa đào tạo về Giám định tổn thất và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm, bạn có thể tham khảo:

Chủ Đề