Hóc dị vật ở có họng

ĐẠI CƯƠNG

Là thủ thuật lấy bỏ dị vật ra khỏi hạ họng.

CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp dị vật được mắc lại trong hạ họng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định đặc biệt nào.

Trường hợp soi bằng ống soi thanh quản hoặc ống soi thực quản cứng, chống chỉ định những trường hợp có bệnh lý cột sống cổ hoặc há miệng hạn chế. - Cần lưu ý hỏi kỹ tiền sử dị ứng trước khi vô cảm.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Điều dưỡng chuyên khoa trợ giúp.

Bác sĩ gây mê hồi sức nếu người bệnh gây mê.

Phương tiện

Bộ dụng cụ khám tai, mũi, họng thông thường, có gương soi thanh quản. - Bộ khám nội soi có que dẫn sáng (optique) 70 hoặc 90 (nếu có).

Bộ soi thanh quản (hoặc bộ soi thực quản ống cứng 20 cm) kèm ống hút.

Kìm Frankel hoặc kẹp phẫu tích gắp dị vật hạ họng.

Người bệnh

Được thăm khám và giải thích về quy trình và các tai biến của thủ thuật, kí giấy cam đoan.

Hồ sơ bệnh án

Các xét nghiệm cơ bản cho phẫu thuật (trong trường hợp cần gây mê).

Chụp X-quang (CT-scanner nếu cần) để xác định vị trí kích thước dị vật nhất là trong các trường hợp dị vật cắm sâu trong thành hạ họng. Làm bệnh án theo mẫu (trong trường hợp cần gây mê).

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra các bước thăm khám, kết quả xét nghiệm cơ bản, X-quang nếu có.

Kiểm tra người bệnh

Hỏi tiền sử dị ứng và các bệnh toàn thân khác (tim mạch, thận).

Thực hiện kỹ thuật

Vô cảm

Gây tê, tiền mê hoặc gây mê nội khí quản.

Tư thế người bệnh

Người bệnh ngồi theo tư thế khám nội soi hoặc nằm ngửa, kê gối dưới vai (trong trường hợp soi trực tiếp bằng ống soi thanh quản hoặc ống soi thực quản).

Kỹ thuật

Soi gắp dị vật hạ họng bằng kìm Frankael

Người bệnh ngồi.

Gây tê hạ họng bằng thuốc tê tại chỗ.

Soi tìm dị vật bằng gương soi thanh quản gián tiếp hoặc nội soi.

Gắp dị vật bằng kìm Frankael.

Soi gắp bằng ống soi thanh quản hoặc ống soi thực quản cứng

Người bệnh nằm ngửa kê gối dưới vai.

Gây tê, tiền mê hoặc gây mê.

Soi tìm dị vật bằng ống soi hạ họng.

Gắp dị vật bằng kìm gắp dị vật hạ họng.

THEO DÕI

Cho kháng sinh, giảm viêm 5 ngày.

Theo dõi tình trạng tràn khí, nhiễm trùng vùng cổ.

XỬ TRÍ TAI BIẾN

Nhiễm trùng vùng cổ: điều trị kháng sinh, mở cạnh cổ nếu cần.

Điều trị tràn khí nếu có.

Dị vật xuyên thủng thành hạ họng, đi ra vùng cổ cần được chụp phim, đánh giá vị trí và mở cạnh cổ để lấy dị vật theo chỉ định.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Hóc dị vật ở có họng
  facebook.com/BVNTP

Hóc dị vật ở có họng
  youtube.com/bvntp

Thanh Anh Chuyên mục khác Đã hỏi: Ngày 24/05/2021

Bác sĩ đáp giúp tôi: Hóc dị vật có dấu hiệu gì? Làm thế nào để phòng tránh? Xin cảm ơn bác sĩ.

417 lượt xem

Hóc dị vật ở có họng

Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Đã trả lời: Ngày 24/05/2021
Chuyên mục khác

Hóc dị vật là tai nạn có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ và người già.

1. Hóc dị vật thường được chia thành 2 loại: Hóc dị vật đường thở và hóc dị vật đường tiêu hóa trên. Mỗi tình huống lại có những biểu hiện khác nhau:

– Dị vật đường tiêu hóa trên: Dị vật thường là các xương động vật (xương gà, vịt, cá, chim..), các dị vật trong đời sống sinh hoạt (tăm tre, đinh, đồng xu…) hay các khối thức ăn dạng cơ gân. Dị vật thường ở họng, amidan, hạ họng. Người bị hóc dị vật thường thấy cổ họng đau rát, vướng víu và nuốt khó, có thể nôn, chảy nước dãi nhiều. Ở tình trạng nặng hơn, vùng da đầu, mặt cổ bị đỏ ứng và chuyển dần sang tái nhợt.

– Dị vật đường thở: Khi dị vật đi vào đường thở, các biểu hiện thường gặp là: đột ngột ho sặc sụa, khó thở, mặt mũi tím tái nhanh chóng. Trầm trọng hơn, người hóc dị vật có thể ngừng thở hoặc rơi vào trạng thái hôn mê.

2. Để phòng tránh hóc dị vật, bạn hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:

– Đối với trẻ nhỏ: Không cho trẻ chơi các đồ vật tròn nhỏ (như bi, các loại hạt lạc, đỗ…), kẹo, xúc xắc… vì trẻ có thể cho bất kỳ thứ gì vào miệng, mũi, tai gây hóc. Không để trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi.

– Đối với người lớn: Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Cẩn trọng việc ăn uống sau khi sử dụng rượu bia. Không vừa ăn vừa nói chuyện hoặc vừa ăn vừa uống, đặc biệt là khi ăn các loại thực phẩm có xương. Không ngậm tăm sau khi ăn.

– Đối với người già: Cần chú ý cẩn thận khi ăn các món khó nhai, nhiều chất xơ, món ăn có nhiều xương nhỏ.

– Chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi để tránh nguy cơ gây hóc.