Hồn Trương Ba, da hàng thịt ý nghĩa

Ngày 06/09/2020 16:54:40, lượt xem: 6279

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM: HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

- Nhan đề “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” gợi ngay cho độc giả về hai hình ảnh của “hồn” và “da”, cũng như đó chính là hai yếu tố quan trọng của một con người. Trong khi da thịt là phần thân xác cụ thể, là những điều có thực thì hồn là điều rất trừu tượng. Chẳng ai nhìn thấy linh hồn bao giờ, nhưng người ta tin rằng thân xác có chứa đựng linh hồn. Hồn nào thân xác đó, nhưng mâu thuẫn trong vở kịch này lại là hồn một nơi người một nẻo. - Nếu như da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài, thì hồn trương ba là đại điện cho thế giới tâm hồn. Người xưa đã hay nói rằng: “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” vì chẳng thể nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá được phẩm chất, nhân cách của một người nào đó. Trong khi hồn Trương Ba là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tao, thì trái ngược với nó là bộ mặt bặm trợn, xấu xa của thân xác anh hàng thịt. Hai thứ tưởng chừng như chẳng thể hòa hợp nào với nhau lại đang phải bắt cặp, sánh đôi cùng nhau.

- Nhan đề “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một hình tượng nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống là chính mình. Đặc biệt thông qua ý nghĩa nhan đề và cái chết của nhân vật Trương ba, người ta càng thấy được khao khát được sống với chính mình của con người càng trở nên mãnh liệt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chết không hẳn là kết thúc, mà nó là một cách để ta được thoải mái, thảnh thơi tìm thấy đúng linh hồn của mình.

Ý nghĩa nhan đề “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là tác phẩm kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ. Nhan đề “Hồn Trương ba, da hàng thịt” là một nhan đề giàu ý nghĩa, không chỉ dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện mà còn khơi dậy được trí tò mò, khám phá của tác giả đối với vở kịch.

Lưu Quang Vũ phát triển câu chuyện cổ: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và thổi vào đó những thông điệp sâu sắc về nhân sinh. Nhan đề xây dựng trong nghệ thuật tương phản giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, có ý nghĩa tương phản giữa thể xác bên ngoài và linh hồn bên trong. Chính vì vậy hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Nếu như da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Đó là sự mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Nhưng hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người.

Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình. Nhan đề còn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc: Đó là sự cảnh tỉnh con người khi không làm chủ được hoàn cảnh, không làm chủ được bản thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc, nhòa mờ khiến tâm hồn và thể xác không còn là một thể hài hòa thống nhất.

Nhan đề đã thâu tóm cả giá trị phản ánh hiện thực lẫn nội dung nhân đạo của tác phẩm, làm toát lên thông điệp: Được sống làm người thật là quý giá; nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Nhan đề còn cảnh tỉnh con người khi không làm chủ được hoàn cảnh, làm chủ bản thân mà bị hoàn cảnh ấy chi phối dẫn đến sự tha hóa, biến đổi bản chất bên trong.

Nhan đề “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là nhan đề ý nghĩa vừa góp phần định hướng nội dung vừa chứa đựng những nội dung sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải.

* Tóm tắt tác phẩm:

Trương Ba là một người là vườn và giỏi đánh cờ đã bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho Hồn Trương Ba sống lại và nhập vào xác hàng thịt mới chết. Trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lý tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ,… mà bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.

Bài tham khảo:

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là tác phẩm kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ. Một nhan đề không chỉ tạo sức hấp dẫn khi khơi lên được sự tò mò nơi người đọc mà còn có ý nghĩa khái quát nội dung toàn tác phẩm.

Nhan đề xây dựng trong nghệ thuật tương phản giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, có ý nghĩa tương phản giữa thể xác bên ngoài và linh hồn bên trong. Chính vì vậy hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Nếu như da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Đó là sự mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Nhưng hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người.

Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình. Nhan đề còn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc: Đó là sự cảnh tỉnh con người khi không làm chủ được hoàn cảnh, không làm chủ được bản thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc, nhoà mờ khiến tâm hồn và thể xác không còn là một thể hài hoà thống nhất.

Nhan đề đã thâu tóm cả giá trị phản ánh hiện thực lẫn nội dung nhân đạo của tác phẩm.

  • Hồn Trương Ba da hàng thịt [Lưu Quang Vũ]

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ. Hướng dẫn 1. Mở bài – Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ. Hướng dẫn 1. Mở bài – Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác

Hướng dẫn

1. Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm

– Đoạn trích đã thể hiện rõ quan điểm của Lưu Quang Vũ về việc phê phán một số tiêu cực trong lối sống đương thời.

2. Thân bài

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích:

– Đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt phản ánh cuộc đấu tranh giữa hồn và xác, sự tìm lại chính mình, đề cao cái sống đích thực của con người.

– Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vởkịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ trước hết thể hiện ở sự phê phán một số tiêu biểu tiêu cực của lối sống đương thời, cần xác định rõ, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phê phán quan niệm sống và tình trạng sống như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, phải nắm được hai bình diện cơ bản của vở kịch:

+ Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.

+ Bi kịch của Trương Ba là bi kịch con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình. Từ sự phê phán nói trên, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.

3. Kết bài

– Đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt thể hiện một quan niệm sống của nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, một quan niệm sống vươn đến sự hài hoà giữa thể xác và tinh thần.

– Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc chính là lời khẳng định: Con người biết đến đấu tranh chống lại nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Bài viết gợi ý:

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là một tác phẩm nổi bật, nói về vẻ đẹp của con người lao động trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền được sống trọn vẹn của họ. Để hiểu rõ hơn về tác giả, bố cục, chi tiết tác phẩm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, các em hãy theo dõi bài viết sau của Marathon Education.

Tác giả Lưu Quang Vũ

Tác giả Lưu Quang Vũ [Nguồn: Internet]

– Lưu Quang Vũ [1948 – 1988] quê quán ở Đà Nẵng, sinh ra trong một gia đình tri thức tại Phú Thọ, có cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.

– Từ 1965 đến 1970: Tác giả tham gia bộ đội và được biết đến là một nhà thơ tài năng.

– Từ 1970 đến 1978: Lưu Quang Vũ xuất ngũ, làm nhiều nghề khác nhau để mưu sinh.

– Từ 1978 đến 1988: Tác giả trở thành biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và nổi tiếng, trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch. 

– Lưu Quang Vũ là một người đa tài, ông biết làm thơ, viết truyện, vẽ tranh, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là soạn kịch. 

– Vào năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Phong cách sáng tác

– Thơ ca của Lưu Quang Vũ không chỉ nhiều nỗi niềm trăn trở, giàu cảm xúc mà còn rất bay bổng. Kịch được ông viết theo nhiều cách tân độc đáo; quan tâm đặc biệt đến xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát khao hoàn thiện nhân cách của con người. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ Lưu Quang Vũ rất giàu tính hiện thực và nhân văn, đồng thời cũng in đậm dấu ấn cuộc đời của ông.

– Một số tác phẩm nổi bật: 

+ Thơ: Hương cây [1968], Bầy ong trong đêm sâu [1993], Mây trắng của đời tôi [1989],…

+ Kịch: Lời nói dối cuối cùng, Chết cho điều chưa có, Nàng Xi-ta, Lời thề thứ 9, Nếu anh không đốt lửa, Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc vô và vô tận,…

Tìm hiểu chung về tác phẩm Hồn Trường Ba Da Hàng Thịt Lưu Quang Vũ

Tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt [Nguồn: Internet]

– Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết vào năm 1981 nhưng đến 3 năm sau là 1984 mới ra mắt công chúng.

– Đây được đánh giá là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần cả trong và ngoài nước. 

– Đoạn trích trong SGK được trích từ cảnh VII và đây là đoạn kết của vở kịch.

Bố cục

– Phần 1 [Từ đầu đến “Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này”]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

  Văn 12: Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Phần 2 [Tiếp theo đến Không cần]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.

– Phần 3 [Còn lại]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định của Trương Ba. 

Ý nghĩa nhan đề

– Nhan đề sử dụng nghệ thuật tương phản giữa thể xác bên ngoài và tâm hồn bên trong. Hồn Trương Ba tượng trưng cho sự tốt đẹp, thanh cao. Còn xác hàng thịt lại biểu tượng cho dục vọng xấu xa, tầm thường. 

– Giữa hồn và xác tuy không có sự thống nhất với nhau nhưng lại cùng hiện diện. Qua đó nhan gửi đến lời cảnh tỉnh dành cho con người khi không làm chủ được hoàn cảnh. Từ đó để sự dung tục tầm thường lấn át sự trong sáng, thanh cao, để thân xác sai khiến linh hồn.

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Văn 12

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt

– Do sự tắc trách của Nam Tào nên Trương Ba bị chết một cách vô lý. Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn của Trương Ba sống nhờ xác anh hàng thịt. 

 – Cho rằng mình vẫn có một cuộc sống trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn.

 – Xem xác chỉ là cái vỏ ngoài đui mù, âm u, không có ý nghĩa gì hết, không có cảm xúc, tư tưởng và nếu có thì chỉ là sự thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận thẳng thừng vai trò của xác anh hàng thịt. 

– Thái độ: Trong cuộc đối thoại với lý lẽ đê tiện của xác anh hàng thịt, Trương Ba đổi từ nổi giận, mắng miết, khinh bỉ, từ chối quả quyết sang đuối lý, ấp úng, bịt tai lại và tuyệt vọng. 

– Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách ra khỏi xác của mình, mọi việc làm, vì vậy mọi hành động của hồn đều chịu sự chi phối của xác. 

– Thái độ: Từ giễu cợt sang mạnh mẽ, quả quyết, lấn át hồn Trương Ba và cuối cùng thắng thế. 

⇒ Cuộc đấu tranh giữa giữa đạo đức và tội lỗi, phần con và phần người, giữa khát vọng và dục vọng. Khi con người sống trong dung tục, tầm thường thì sẽ bị những thứ như vậy ngự trị, lấn át, tàn phá sự đẹp đẽ, trong sạch và cao quý trong con người.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân trong gia đình

  • Những người thân trong gia đình: 

– Vợ Trương Ba: Buồn bã, khóc lóc, đau đớn và nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa. Vợ Trương Ba đòi bỏ đi, nhường chồng cho vợ anh hàng thịt. 

– Cháu gái: Giận dữ, quyết liệt, khước từ tình thân, phản đối nhất mực, không thể chấp nhận hồn Trương Ba là ông nội nó. Cô bé cho rằng ông nội đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng thô lỗ, vụng về, phũ phàng. 

– Con dâu: Cảm thông, thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của ba chồng. Tuy buồn đau, nhưng vẫn không thể chịu được trước hoàn cảnh của gia đình chồng. 

⇒ Mỗi người trong gia đình có một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là nhận thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn trong sạch, thẳng thắng như ngày xưa.

  • Hồn Trương Ba: Đau khổ, tuyệt vọng khi nhìn người thân phải bàng hoàng, đau đớn. Trương Ba thẫn thờ, ôm đầu bế tắc và cầu cứu cháu gái. 

  Văn 12: Chiếc Thuyền Ngoài Xa - Nguyễn Minh Châu

⇒ Trương Ba vỡ lẽ, nhận thấy những thay đổi của mình và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn, dẫn tới hành động gọi Đế Thích.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích

  • Sự giác ngộ về ý thức của Trương Ba: Con người cần có sự hài hòa giữa thân xác và tâm hồn, cần được sống chính mình và sống có ý nghĩa.

  – Gặp lại Đế Thích, Trương Ba kiên quyết từ chối việc phải sống nhờ, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.

– Trương Ba không chấp nhận lý lẽ của Đế Thích, thẳng thẳng chỉ ra sai lầm và kiên quyết từ chối, không chấp nhận hoàn cảnh sống giả tạo, sống mà còn khổ hơn là chết.

– Quan niệm của Đế Thích về sự sống rất đơn giản, sống đơn giản chỉ là sự tồn tại.

– Ích kỷ, muốn Trương Ba sống để thỏa mãn thú vui chơi cờ của mình.

⇒ Con người là một thể thống nhất từ thể xác đến tâm hồn. Không thể có một tâm hồn trong sáng, thanh cao trong một xác âm u, phàm tục. Vẻ đẹp tâm hồn của con người sẽ thắng trong cuộc chống lại sự giả tạo, dung tục để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn với nhân cách. Đây chính là chất thơ trong kịch của tác giả Lưu Quang Vũ.

Quyết định của hồn Trương Ba

–  Quyết mang tính bước ngoặt của Trương Ba, đây là một quyết định khó khăn nhưng hết sức đúng đắn: 

+ Trả lại xác cho anh hàng thịt và Trương Ba sẽ chết.

+ Phép thử của Đế Thích [ cho Trương Ba nhập vào xác của cu Tị]: Trương Ba lựa chọn để bản thân chết để cho cu Tị sống. 

– Lựa chọn của Trương Ba là sự dũng cảm, chấp nhận cái chết và sự hư vô để được trọn vẹn. Đó là lẽ tất yếu vì Trương Ba đã thấm được bi kịch đau đớn khi không phải là chính mình, nhận ra lẽ sống. Đây là kết quả của sự đấu tranh của một tâm hồn trong sáng, thanh cao, vượt lên nghịch cảnh.

⇒ Đoạn kết có ý nghĩa to lớn, thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về phong cách sống để tránh làm tâm hồn của mình bị thay đổi, tổn thương. Được sống làm người tuy quý giá nhưng khi sống đúng với bản thân, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có thì mới thật sự ý nghĩa. 

Giá trị tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt

Giá trị nội dung

Qua đoạn trích tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, có sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh của chính bản thân, chống lại sự u ám,  dung tục để hoàn thiện nhân cách và đạt được những giá trị tinh thần cao quý. 

Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống xung đột độc đáo, hấp dẫn. 

  Ngữ Văn 12: Phân Tích Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành

– Đối thoại kịch mang đậm chất triết lý, kịch tính, tạo chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.

– Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần thúc đẩy xung đột kịch trở nên cao trào.

– Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ quan niệm, tính cách, lẽ sống đúng đắn.

Học livestream trực tuyến Toán - Lý - Hóa - Văn - Anh - Sinh bứt phá điểm số 2022 – 2023 tại Marathon Education

Marathon Education là nền tảng học livestream trực tuyến Toán - Lý - Hóa - Văn - Anh - Sinh uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Với nội dung chương trình giảng dạy bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Marathon Education sẽ giúp các em lấy lại căn bản, bứt phá điểm số và nâng cao thành tích học tập.

Tại Marathon, các em sẽ được giảng dạy bởi các thầy cô thuộc TOP 1% giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Các thầy cô đều có học vị từ Thạc Sĩ trở lên với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và có nhiều thành tích xuất sắc trong giáo dục. Bằng phương pháp dạy sáng tạo, gần gũi, các thầy cô sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Marathon Education còn có đội ngũ cố vấn học tập chuyên môn luôn theo sát quá trình học tập của các em, hỗ trợ các em giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học tập và cá nhân hóa lộ trình học tập của mình.

Với ứng dụng tích hợp thông tin dữ liệu cùng nền tảng công nghệ, mỗi lớp học của Marathon Education luôn đảm bảo đường truyền ổn định chống giật/lag tối đa với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt nhất.

Nhờ nền tảng học livestream trực tuyến mô phỏng lớp học offline, các em có thể tương tác trực tiếp với giáo viên dễ dàng như khi học tại trường.

Khi trở thành học viên tại Marathon Education, các em còn nhận được các sổ tay Toán – Lý – Hóa “siêu xịn” tổng hợp toàn bộ công thức và nội dung môn học được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng và chỉn chu giúp các em học tập và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Marathon Education cam kết đầu ra 8+ hoặc ít nhất tăng 3 điểm cho học viên. Nếu không đạt điểm số như cam kết, Marathon sẽ hoàn trả các em 100% học phí. Các em hãy nhanh tay đăng ký học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn lớp 8 – lớp 12 năm học 2022 – 2023 tại Marathon Education ngay hôm nay để được hưởng mức học phí siêu ưu đãi lên đến 39% giảm từ 699K chỉ còn 399K.

Các khóa học online tại Marathon Education

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ giúp các em hiểu được bi kịch của con người khi rơi vào nghịch cảnh: phải sống nhờ nhưng trái với tự nhiên, khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi thể xác phàm tục, thô lỗ. Các em hãy đọc kỹ và nắm được ý chính team Marathon đã chia sẻ để bài làm văn được tốt hơn, chúc các em học tập tốt!

Video liên quan

Chủ Đề