Hợp đồng giao khoán công việc tiếng anh là gì năm 2024

Công việc khoán gọn hay công việc trọn gói hoặc gói công việc (tiếng Anh là: Work package), theo định nghĩa trong quản lý dự án, là một nhóm các công tác (nhiệm vụ, task) liên quan được quy định tại một cấp độ của một cơ cấu phân chia công việc (WBS).

Trong hệ thống tiến độ-chi phí truyền thống, các tiêu chí để xác định các gói công việc là như sau:

  • Mỗi gói công việc được phân biệt rõ ràng với tất cả các gói công việc khác.
  • Mỗi công việc trọn gói có một thời điểm khởi đầu và một thời điểm kết thúc đã được lên kế hoạch trước (trọn gói).
  • Mỗi gói công việc có một ngân sách được đầu tư dần theo từng phân kỳ của thời lượng thực hiện gói công việc đó (khoán).
  • Mỗi gói công việc có thể có một thời lượng thực hiện tương đối ngắn, hoặc có thể được chia thành một loạt các mốc thời hạn mà tình trạng của chúng có thể được đo lường khách quan.
  • Mỗi công việc trọn gói có một tiến độ được hợp nhất với tiến độ cấp cao hơn (như tiến độ của dự án).

Một gói công việc có thể được xem như là một tiểu dự án (dự án mini), mà khi kết hợp với các đơn vị gói công việc khác, hình thành một dự án hoàn chỉnh.

Công việc trọn gói, thực chất là một chuỗi các công tác được thực hiện theo logic công nghệ, một cách liên tục (không có độ trễ thời gian (độ trễ = 0)) hay có độ trễ thời gian (độ trễ thời gian có thể coi là loại công tác chờ đợi, là loại công tác chỉ tiêu tốn nguồn lực thời gian), trên từng sản phẩm (trong sản xuất) hay trên từng phân đoạn mục tiêu của dự án. Các công tác trong công việc khoán gọn có thể khác nhau về chuyên môn, nhưng được hợp lại theo logic công nghệ trên một sản phẩm hay một phân đoạn của mục tiêu dự án, và quan hệ với nhau theo các mối quan hệ phù hợp với logic công nghệ, (thường là quan hệ tuần tự thuận (FS+độ trễ), nhưng cũng có khi là các quan hệ tuần tự ngược (SF+độ trễ), song song cùng xuất phát (SS+độ trễ), hay song song cùng về đích (FF+độ trễ)).

Quản lý dự án không phân chia công việc theo chuyên môn (công việc chuyên môn (có thể gọi là công việc theo chiều dọc)) như trong sản xuất, mà phân chia công việc theo gói công việc (tức là công việc khoán gọn), đây có thể gọi là cách phân chia theo chiều ngang. Trong một dây chuyền sản xuất, mỗi công tác chuyên môn chính là một công đoạn chế tạo sản phẩm trên mỗi sản phẩm. Mỗi sản phẩm hoàn chỉnh cần phải trải qua một chuỗi các công đoạn chuyên môn khác nhau hợp thành dây chuyền sản xuất. Việc dây chuyền sản xuất thực hiện sản xuất ra một sản phẩm thì tương đương với một công việc khoán gọn trong quản lý dự án. Nhưng trong dây chuyền sản xuất các công tác có cùng một loại chuyên môn được hợp lại thành một công việc chuyên môn tương ứng, thực hiện tuần tự liên tục trên nhiều sản phẩm liên tiếp. Trong quản lý dự án, thường ít quan tâm tới tính chuyên môn của các công tác, mà thường phân chia theo các công việc khoán gọn, với duy nhất một đầu ra và một đầu vào về mặt thời gian, cùng với một ngân sách hữu hạn, vì tính chất hữu hạn của dự án.

Công việc khoán gọn trong dự án xây dựng có thể là một chuỗi các công tác (task) được lần lượt thực hiện (thi công) trên cùng một phân đoạn, trên mỗi phân đợt, trên từng tầng công trình nhà, trên từng hạng mục thi công thậm chí là toàn bộ dự án cũng có thể coi là một công việc khoán gọn.

Có thể coi công việc khoán gọn tương đương với dây chuyền sản xuất ra từng sản phẩm hoàn chỉnh, khi đem so sánh việc thực hiện dự án với một dây chuyền sản xuất công nghiệp. Chúng giống nhau là để thực hiện xong chúng, thì cả công việc khoán gọn lẫn sản phẩm công nghiệp đều phải trải qua một chuỗi các công tác với các chuyên môn khác nhau nhưng hợp lại với nhau phù hợp với logic công nghệ (dây chuyền công nghệ).

  • Giáo dục
  • Học tiếng Anh

Thứ ba, 25/4/2017, 00:00 (GMT+7)

Hợp đồng là chủ đề rất hay gặp trong TOEIC. Dưới đây là một số cụm từ liên quan đến chủ đề này.

Hợp đồng giao khoán công việc tiếng anh là gì năm 2024

Contract:

Sign a contract: Ký hợp đồng.

Cancel a contract: Hủy hợp đồng.

Renew a contract: Gia hạn hợp đồng.

Terminate a contract: Chấm dứt hợp đồng.

Draft a contract: Soạn thảo hợp đồng.

Deadline:

Meet the deadline: Làm đúng hạn cuối = make the deadline.

Miss the deadline: Lỡ hạn cuối.

Extend the deadline: Kéo dài hạn cuối.

Push back the deadline: Đẩy lùi hạn cuối.

Take:

Take effect: Có hiệu lực.

Take steps: Có động thái.

Take actions: Có động thái.

Take advantage of: Tận dụng.

Take safety measures/ precautions: Có biện pháp an toàn.

Theo mshoatoeic.com

Hợp đồng khoán việc được sử dụng khá phổ biến khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê công nhân thực hiện công việc ngắn hạn, không cố định. Sau đây là hợp đồng khoán việc mẫu chuẩn và một số lưu ý khi ký kết.

1. Hợp đồng khoán việc là gì? Gồm mấy loại?

Khái niệm “hợp đồng khoán việc” không được ghi nhận cụ thể trong văn bản pháp luật nào nhưng đây là một loại hợp đồng dân sự được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch.

Hợp đồng khoán việc là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có trách nhiệm hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu của bên khoán việc; còn bên khoán việc có trách nhiệm chi trả thù lao cho bên nhận khoán việc theo số tiền đã thỏa thuận.

Hiện nay, phổ biến có 02 loại hợp đồng khoán việc chủ yếu sau đây:

(1) Hợp đồng giao khoán việc toàn bộ: Đây là loại hợp đồng trong đó bên khoán việc sẽ trao cho bên nhận khoán việc toàn bộ chi phí để hoàn thành công việc bao gồm cả chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

(2) Hợp đồng khoán việc từng phần: là loại hợp đồng mà người nhận khoán việc phải tự chuẩn bị các công cụ, dụng cụ để hoàn thành công việc; người khoán việc chỉ chi trả một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ, dụng cụ lao động.

2. Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

(Số:… /20… /HĐKV)

Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ ……………………………;

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm ...., tại ……………………………

Chúng tôi gồm:

BÊN A (Bên giao khoán): ................................................................

Đại diện: ……………………………… Chức vụ: ………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Điện thoại: .......................................................................……………

Mã số thuế: ........................................................................................

Số tài khoản:…………………………. Tại Ngân hàng:………………..

BÊN B (Bên nhận khoán):………………………………………………

Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………

Địa chỉ: ................................................................................................

Số CMND/CCCD:....................Nơi cấp:................... Ngày cấp:……..

Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc(1)

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Điều 2. Nơi làm việc(2)

…………………………………………………………………………

………………………………………………………………………..

Điều 3. Tiến độ thực hiện công việc

Bên B phải thực hiện công việc đã ghi tại Điều 1 trong vòng ….. ngày, tính từ ngày……/…./…… đến ngày …../…../…..

Điều 4. Lương khoán

- Số tiền: ……………..VNĐ.

Bằng chữ:.....................................

- Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân: Tiền lương khoán nêu trên chưa bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân. Bên A có trách nhiệm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân thay cho bên B.

- Thời hạn thanh toán: Sau khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1.

- Hình thức thanh toán: Chuyển khoản/tiền mặt.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

- Yêu cầu bên B thực hiện đúng phần công việc đã ghi tại Điều 1, trong thời gian tại Điều 3.

- Thanh toán đầy đủ số tiền lương khoán cho bên B theo Điều 4 khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

- Được cấp phát vật tư, công cụ, dụng cụ để thực hiện công việc (nếu có) (4).

- Được trả lương theo Điều 4 sau khi hoàn thành công việc theo Điều 1 với thời hạn tại Điều 3.

- Thực hiện đúng công việc đã ghi tại Điều 1.

- Hoàn thành công việc đúng thời hạn đã ghi tại Điều 3.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 7. Điều khoản chung

- Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này.

- Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và tự động thanh lý khi hai bên đã hoàn thành trách nhiệm với nhau.

- Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản./.

BÊN A (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

BÊN B (ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng khoán việc

(1) Công việc mang tính chất thời vụ, không thường xuyên.

Ví dụ: Lắp đặt điều hòa; sửa chữa, nâng cấp nhà;….

(2) Ghi địa chỉ cụ thể của công việc.

Ví dụ: Tại nhà ông Nguyễn Văn A, số 8 phố X, đường Y, quận Z, tỉnh H.

(3) Tùy theo hình thức khoán trọn gói hay khoán nhân công và sự thỏa thuận ban đầu.

(4) Phụ thuộc vào hình thức khoán. Nếu khoán nhân công thì bên nhận khoán không được nhận công cụ, dụng cụ để thực hiện công việc.

3. 4 lưu ý khi ký kết hợp đồng khoán việc

3.1. Trường hợp nào nên ký hợp đồng khoán việc?

Hợp đồng khoán việc thường được các doanh nghiệp lựa chọn ký với các cá nhân trong trường hợp thực hiện các công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, công việc không thường xuyên, cố định mà chỉ mang tính nhất thời.

Trong khi đó, đối với những công việc mang tính chất ổn định và lâu dài thì doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động đối với người lao động theo một trong trong 02 loại sau:

- Hợp đồng lao động có thời hạn: Thời hạn do các bên tự thỏa thuận nhưng tối đa không quá 03 năm.

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng này mà các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Lưu ý: Hợp đồng khoán việc tuyệt đối không được có nội dung thể hiện sự quản lý, điều hành, giám sát của doanh nghiệp nếu không hợp đồng này sẽ được coi là hợp đồng lao động. Lúc này, doanh nghiệp còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.

Mức phạt đặt ra đối với người sử dụng lao động vi phạm là từ 02 đến 25 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm (theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Hợp đồng giao khoán công việc tiếng anh là gì năm 2024
Mẫu hợp đồng khoán việc được sử dụng khi nào? (Ảnh minh họa)

3.2. Hợp đồng khoán việc khác gì so với hợp đồng lao động?

Có thể phân biệt hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động thông qua một số tiêu chí sau:

Tiêu chí

Hợp đồng khoán việc

Hợp đồng lao động

Tính chất công việc thỏa thuận trong hợp đồng

Mang tính thời vụ, ngắn hạn, không ổn định

Mang tính ổn định, lâu dài.

Sự quản lý trong việc thực hiện công việc

Bên nhận khoán việc chủ động thực hiện công việc miễn sao đảm bảo yêu cầu và thời hạn bàn giao kết quả công việc cho bên khoán việc

Người lao động làm việc dưới sự chỉ đạo, giám sát của người sử dụng lao động.

Chi phí

Bên khoán việc có thể phải trả toàn bộ chi phí để hoàn thành công việc bao gồm cả chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

Người sử dụng lao động chỉ phải trả tiền công, tiền lương cho người lao động thực hiện công việc theo thỏa thuận.

3.3. Ký hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chỉ áp dụng đối với các trường hợp ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Do đó, trường hợp ký hợp đồng khoán việc, bên khoán việc (tức doanh nghiệp) và bên nhận khoán việc (tức tổ chức, cá nhân) đều không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu khi về già, người nhận khoán việc có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại địa phương nơi cư trú.

Thực tế có không ít trường hợp cố tình ký hợp đồng lao động ẩn dưới cái tên hợp đồng khoán việc để tránh việc phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bị phát hiện thì tùy vào số lượng người lao động bị ký sai loại hợp đồng, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 04 đến 50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

3.4. Ký hợp đồng khoán việc phải đóng thuế TNCN bao nhiêu%?

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ hợp đồng khoán được xác định thuộc nhóm các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nên thù lao từ hợp đồng khoán việc sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân.

Việc đóng thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này được ghi nhận tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Theo đó, nếu thu nhập từ hợp đồng khoán việc có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên thì cá nhân nhận khoán việc sẽ phải trích 10% thù lao để đóng thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN để doanh nghiệp tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Đến cuối năm cá nhân đó sẽ phải thực hiện quyết toán thuế với chi cục thuế.

Ngược lại, nếu thu nhập từ hợp đồng khoán việc có giá trị dưới 02 triệu đồng sẽ cá nhân không bị tính thuế thu nhập cá nhân.