Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024

Động từ nguyên thể là dạng cơ bản nhất của động từ. Bạn có thể bắt gặp động từ nguyên thể tiếng Anh ở bất cứ đâu, trong sách vở hay thậm chí trên các biển chỉ dẫn trên đường đi đến trường. Trông có vẻ quen thuộc, nhưng thực tế vẫn còn không ít bạn mơ hồ về cách sử dụng loại động từ này. Chẳng hạn như tại sao chúng lại lại viết là “make me do something” mà không phải là “make me to do something”, hay “I want to play game” mà không phải là “I want play games”.

Để tháo gỡ những thắc mắc, mời bạn cùng FLYER tìm hiểu 2 dạng động từ nguyên thể và cách dùng siêu đơn giản của loại động từ này nhé.

1. Động từ nguyên thể là gì?

Động từ nguyên thể là hình thức động từ ở dạng không chia. Nói cách khác, loại động từ này không bị biến đổi về hình thức dù cho chủ ngữ là số nhiều hay số ít, thì trong câu là quá khứ, hiện tại hay tương lai.

Ví dụ:

  • She can sing.
  • They would go.
  • We didn’t know what to say.

Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024
Khái niệm động từ nguyên thể

2. Phân loại

Trong tiếng Anh có 2 loại động từ nguyên thể: động từ nguyên thể có “to” (to V) và động từ nguyên thể không có “to” (V).

Ví dụ:

  • meet – to meet
  • play – to play
  • eat – to eat

Để hình thành dạng phủ định, bạn thêm “not” vào trước “to V” hoặc “V”.

Ví dụ: not meet – not to meet

Đặc biệt cần lưu ý, động từ nguyên mẫu có “to” không bao giờ là động từ chính trong câu.

Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024
Hai loại động từ nguyên thể trong tiếng Anh

3. Một số vị trí và chức năng thông dụng của 2 loại động từ nguyên thể

3.1. Động từ nguyên thể có “to”

Có 7 cấu trúc phổ biến tương ứng với 7 vị trí của động từ nguyên thể có “to” mà bạn cần biết.

Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024
Động từ nguyên thể có “to”

3.1.1. Chủ ngữ trong câu

Cấu trúc này thể hiện tính văn chương và trang trọng, vì vậy thường xuất hiện trong văn viết nhiều hơn văn nói.

Ví dụ:

  • To walk everyday is good for your health.
  • To learn English is necessary for your future.

Trong giao tiếp thực tế, động từ nguyên mẫu có “to” ở trường hợp này sẽ được thay thế bằng chủ ngữ giả “it”.

3.1.2. Sau tính từ

Động từ nguyên thể có “to” đặt sau tính từ dùng để bày tỏ cảm nhận, thái độ của ai đó đối với một hành động nào đó. Cùng FLYER xem cấu trúc sau:

S + to-be + adjective + (for/ of + someone/ something) + (not) to V + …

Tùy vào ngữ cảnh, bạn có thể thêm vào hoặc bỏ bớt một vài thành phần trong câu.

Ví dụ:

  • I’m really happy to be here.
  • It is good for you to play sports everyday.
  • It is very kind of you to say so.

3.1.3. Sau động từ

Động từ nguyên mẫu có “to” đóng vai trò bổ nghĩa cho một nhóm động từ nhất định, bao gồm:

  • Nhóm 1: Buộc phải có tân ngữ

Ví dụ: She advised me to practice English everyday.

  • Nhóm 2: Không có tân ngữ theo sau

Ví dụ: I have tried to find my glasses but I still don’t know where they are.

  • Nhóm 3: Dùng được cả khi có hay không có tân ngữ

Ví dụ:

  • Khi có tân ngữ: They need me to win this competition.
  • Khi không có tân ngữ: I need to win this competition.

S + V + (O) + (not) to V

Sau đây là một số động từ phổ biến đi kèm với “to V” mà FLYER đã tổng hợp cho bạn theo thứ tự bảng chữ cái. Trong đó, từ tô đỏ thuộc nhóm 1, từ tô đen thuộc nhóm 2 và từ màu xanh thuộc nhóm 3:

Aafford, appear, ask, agree, arrange, attempt, advise, allowBbeginCchoose, care, causeDdecide, determine, dare, desireEexpect, encourageFforget, failGgetHhate, happen, helpIintend, inviteLlike, learn, love, leaveMmean, manageNneedOofferPprefer, pretend, prepare, promise, plan, persuadeRregret, remember, recommend, remind, requestSseem, start, successTtry, tend, tell, teachWwish, want, would like/ love/ prefer/ hateDanh sách động từ theo sau bởi động từ nguyên thể có “to”

\>>> Tham khảo 10 cách học từ vựng tiếng Anh thuộc nhanh, nhớ lâu.

3.1.4. Sau các từ nghi vấn “WH-question” (ngoại trừ “Why”)

Các từ nghi vấn “WH-question” (ngoại trừ “Why”) theo sau bởi “to V” có ý nghĩa như một câu hỏi gián tiếp.

Ví dụ:

  • I don’t know how to do that. (Tôi không biết phải làm việc đó như thế nào.)
  • Can you tell me where to go? (Bạn có thể cho tôi biết là đi đâu không?)
  • She didn’t know when to go to the restaurant. (Cô ấy không biết khi nào phải đến nhà hàng.)

Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024
Động từ nguyên thể theo sau các từ nghi vấn

3.1.5. Trong một số cấu trúc khác

Dưới đây là 3 cấu trúc thông dụng mà bạn có thể bắt gặp động từ nguyên mẫu có “to” ở đó.

3.1.5.1. “Enough … to …” (“Đủ … để”)

Cấu trúc enough với tính từ:

S + V + adjective + enough + (for someone) + (not) to V

Cấu trúc enough với danh từ:

S + V + enough + N + (for someone) + (not) to V

Ví dụ:

  • They are old enough to understand what you said. (Họ đủ lớn để hiểu những gì bạn nói.)
  • He didn’t have enough money to buy his own house. (Anh ấy không có đủ tiền để mua căn nhà riêng của mình.)
3.1.5.2. “Too … to …” (“Quá … để”)

S + V + too + adjective + (for someone) + (not) to V

Ví dụ:

  • The suitcase was too heavy for her to carry upstairs. (Chiếc vali quá nặng để cô ấy mang lên lầu.)
  • She is too tired to work overtime. (Cô ấy quá mệt để làm việc tăng ca.)
3.1.5.3. “In order to …/ So as to …” (Cấu trúc chỉ mục đích)

In order (not) to V/ So as (not) to V

In order (not) to V/ So as (not) to V

Ví dụ:

  • I studied hard in the last semester in order not to fail the final exam. (Tôi học hành chăm chỉ vào học kỳ cuối để không trượt kì thi cuối khóa.)
  • We came to his house so as to pick him up for the party. (Họ đến nhà anh ấy để đón anh ấy đến buổi tiệc.)

3.2. Động từ nguyên thể không “to”

Về vị trí, động từ nguyên thể không “to” phần lớn đứng sau bổ nghĩa cho 3 nhóm động từ.

Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024
Động từ nguyên thể không có “to”

3.2.1. Sau động từ khuyết thiếu (Modal verbs)

Theo sau các động từ khuyết thiếu như: can, could, shall, should, may, might, had better,… luôn là “V”. Ở dạng phủ định, bạn thêm “not” vào trước “V”.

Ví dụ:

  • I can play football today. (Tôi có thể chơi bóng đá hôm nay.)
  • You had better take a nap. (Bạn nên đi nghỉ ngơi đi.)

Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024
Động từ nguyên thể theo sau các động từ khuyết thiếu

3.2.2. Sau các động từ tri giác

“V” còn đóng vai trò bổ nghĩa cho các động từ tri giác như: hear, see, feel, watch, notice,… Các động từ này luôn theo sau bởi một tân ngữ và “V”.

Ví dụ:

  • I heard them sing with each other in the garden yesterday. (Tôi nghe họ hát với nhau ngoài vườn hôm qua.)
  • The PT watches us work out so that he can give us feedback. (Anh PT xem chúng tôi tập thể dục để anh có thể góp ý cho chúng tôi.)
    Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024
    Động từ nguyên thể theo sau các động từ tri giác

Động từ nguyên thể theo sau các động từ tri giác

3.2.3. Sau một số động từ khác

Có 4 động từ phổ biến theo sau bởi “V” mà bạn thường gặp, đó là: let, make, help, would rather (thà, thích hơn). Lưu ý:

  • Sau “let”và “make” luôn có một tân ngữ + “V”
  • Động từ sau “help” có thể là “to V” hoặc “V”.

Ví dụ:

  • They don’t let me know when the party starts. (Họ không cho tôi biết khi nào buổi tiệc bắt đầu.)
  • He made us think about it. (Anh ấy khiến chúng tôi nghĩ về nó.)
  • I would rather go with you. (Tôi thà đi với bạn.)

4. Luyện tập (kèm đáp án)

5. Tổng kết

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về động từ nguyên thể và cách sử dụng sao cho đúng rồi nhỉ? Tóm gọn lại, có 2 loại động từ nguyên thể là “to V” và “V”. Trong khi “to V” có thể được đặt ở nhiều vị trí với những chức năng khác nhau, “V” đa phần đứng sau bổ nghĩa cho một số động từ nhất định. Nắm vững 2 loại động từ này và luyện tập thật nhiều, chẳng mấy chốc bạn sẽ thành thạo ngay thôi!

Hướng dẫn chia thể nguyện dạng thể tê năm 2024
Giao diện Phòng luyện thi ảo FLYER

Cùng truy cập Phòng luyện thi ảo FLYER để ôn tập các kiến thức vừa học bạn nhé! Chỉ cần đăng ký tài khoản, bạn đã có thể sử dụng kho đề “khủng” do chính FLYER biên soạn. Đặc biệt, đề thi tại FLYER được thiết kế với đồ họa bắt mắt cùng nhiều tính năng mô phỏng game hấp dẫn, giúp quá trình học tiếng Anh của chúng ta thật là vui!