Hướng dẫn đơn thư phản ánh trong ngành giáo dục

Trong Quý I/2022, Bộ GDĐT đã tiếp 05 công dân (không có đoàn đông người) tại trụ sở cơ quan Bộ (05 vụ việc), trong đó lãnh đạo Bộ không có công dân đề nghị tiếp. Trong 05 vụ việc tiếp công dân, có 01 vụ việc tố cáo, 04 vụ việc kiến nghị, phản ánh; 01 vụ việc tiếp công dân thuộc thẩm quyền giải quyết và 04 vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GDĐT. Nội dung tiếp công dân ghi nhận thông tin khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh về việc đánh giá công chức; giải quyết chế độ, chính sách cho giáo viên; hướng dẫn giải quyết về quyết định buộc thôi học, xin giảm học phí của sinh viên...

Bộ GDĐT cho biết đã thực hiện quy trình tiếp công dân theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân. Cụ thể: Đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, Bộ GDĐT đã tổ chức tiếp công dân, ghi nhận và nghiên cứu xử lý, có văn bản trả lời công dân; đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh không thuộc thẩm quyền, đã giải thích, hướng dẫn, chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tiếp nhận 195 đơn có 19 đơn thuộc thẩm quyền

Trong quá trình giải quyết đơn thư, Bộ GDĐT đã luôn đảm bảo các quyền của người KNTC theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể, trong quý I, Bộ GDĐT đã tiếp nhận trong kỳ báo cáo là 195 đơn, trong đó: Tố cáo 72 đơn, khiếu nại 31 đơn; phản ánh, kiến nghị 92 đơn. Phân loại theo điều kiện xử lý: Đơn đủ điều kiện xử lý là 107; đơn không đủ điều kiện là 88. Đối với đơn đủ điều kiện xử lý là 107 đơn, trong đó: Tố cáo 42 đơn, khiếu nại 11 đơn; phản ánh, kiến nghị 54 đơn. Phân loại đơn đủ điều kiện xử lý theo thẩm quyền giải quyết, thuộc thẩm quyền có 19 đơn, không thuộc thẩm quyền 88 đơn.

Trong đó, nội dung đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh gửi đến Bộ GDĐT chủ yếu về vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (công tác quản lý tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm, giải quyết chế độ, chính sách); vi phạm pháp luật chuyên ngành (về tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng; vi phạm đạo đức nhà giáo và các quy định thuộc phạm vi quản lý giáo dục khác,...). Về nội dung đơn khiếu nại gửi đến Bộ GDĐT chủ yếu về việc kỷ luật công chức, viên chức; chế độ chính sách, thâm niên nhà giáo; việc công nhận văn bằng chứng chỉ; về quyết định nghỉ chế độ.

Đối với đơn thuộc thẩm quyền (19 đơn) đã được chuyển đến các đơn vị chức năng của Bộ để tham mưu lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết. Đơn không thuộc thẩm quyền (88 đơn) đã chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc hướng dẫn công dân theo quy định. Đơn không đủ điều kiện xử lý (88 đơn) được xếp lưu theo quy định (gồm: Đơn trùng đã được xử lý; đơn đã được gửi đến đúng cơ quan thẩm quyền giải quyết; đơn không rõ địa chỉ, không rõ nội dung, không ký tên; đơn mạo danh, nặc danh); một số đơn có nội dung, minh chứng cụ thể đã tổ chức thanh tra, kiểm tra phục vụ công tác quản lý.

Như vậy, trong Quý I năm 2022, Bộ GDĐT có 19 đơn thuộc thẩm quyền, trong đó 03 đơn tố cáo (liên quan đến Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng); 16 đơn phản ánh, kiến nghị. Một số vụ việc phức tạp, kéo dài đang được giải quyết; đối với những đơn thuộc thẩm quyền còn lại đã xem xét, giải quyết theo quy định.

Không để tồn đọng, ưu tiên giải quyết các vụ việc cấp bách

Bộ GDĐT đang triển khai thực hiện soạn thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế tiếp công dân của Bộ GDĐT nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân; giúp các đơn vị thực hiện việc tiếp công dân bảo đảm nội dung, quy trình theo quy định pháp luật; thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, yêu cầu quản lý của các đơn vị.

Đồng thời, trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong 3 tháng đầu năm 2022, Bộ GDĐT đã ban bành nhiều văn bản để triển khai thực hiện công việc, thực hiện phương án làm việc theo hướng dẫn, chỉ đạo phòng dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan Bộ, trong đó có công tác tiếp công dân, giải quyết đơn; đã tổ chức thực hiện tiêm phòng đủ 03 mũi vaccine Covid -19 cho công chức làm công tác tiếp công dân của Bộ.

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ đã chủ động phân công nhiệm vụ công chức đảm bảo thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, không để tồn đọng, ưu tiên giải quyết các vụ việc cấp bách, thuộc thẩm quyền. Đối với công dân đến trụ sở Bộ làm việc, được yêu cầu đeo khẩu trang, khử khuẩn, được đo thân nhiệt và phải khai báo y tế đầy đủ. Công chức khi thực hiện tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân của Bộ phải đeo khẩu trang, đảm bảo giữ khoảng cách an toàn./.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

___________

Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Gỉảo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Khoản 5 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “5. Chủ trì giúp Bộ trưởng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

2. Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Đơn khiếu nại, đơn tố cáo; đơn có nội dung khiếu nại, nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng thì chuyển Thanh tra để chủ trì thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này. Đơn khiếu nại, đơn tố cáo; đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng, người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Cục trưởng, người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết theo thẩm quyền.”

“3. Đơn kiến nghị, phản ánh; đơn ghi là khiếu nại, tố cáo nhưng có nội dung kiến nghị, phản ánh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình thì xem xét, giải quyết và trả lời công dân.

4. Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân gửi đơn đến nơi có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.”

4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 9. Trách nhiệm tham mưu và giải quyết khiếu nại của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Trách nhiệm của Vụ trưởng, Chánh Văn phòng:

  1. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, có nội dung liên quan đến trách nhiệm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm cử công chức phối hợp với Thanh tra tham gia tất cả các giai đoạn của quy trình giải quyết khiếu nại và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại;
  2. Trả lời các văn bản do Thanh tra gửi lấy ý kiến trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối với nội dung lấy ý kiến về điều kiện thụ lý đơn khiếu nại; trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối với nội dung lấy ý kiến về kết quả xác minh và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về thời hạn trả lời và ý kiến chuyên môn xác định điều kiện thụ lý đơn khiếu nại; về nội dung quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có văn bản lấy ý kiến của Thanh tra; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sau khi quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành. 2. Trách nhiệm của Cục trưởng:
  3. Thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này và theo quy định về phân cấp quản lý hiện hành;
  4. Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra:
  5. Thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này và theo quy định về phân cấp quản lý hiện hành;
  6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để tham mưu, đề xuất giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm về việc giải quyết khiếu nại đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về khiếu nại; tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.”

5. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

  1. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nội dung liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo trừ trường hợp đã được phân cấp quản lý hoặc pháp luật có quy định khác;
  2. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp;
  3. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị chức năng thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải cơ sở giáo dục đại học; của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở giáo dục đại học và các chức danh trong doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: Chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, kiểm soát viên và công chức, viên chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của chủ tịch hội đồng đại học vùng, chủ tịch hội đồng trường đại học và học viện trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật.”

6. Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 11 như sau: “5. Trên cơ sở nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 12, quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tại Điều 18 Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018:

  1. Giám đốc đại học vùng xác định và quy định cụ thể đối tượng, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với phó giám đốc đại học vùng, thành viên hội đồng đại học vùng; đối với người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu, chủ tịch hội đồng trường, thành viên hội đồng trường của trường đại học thành viên và các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong đại học vùng, đơn vị thành viên để thực hiện thống nhất trong đại học vùng theo quy định;
  2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và quy định cụ thể đối tượng, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với cấp phó người đứng đầu, thành viên hội đồng trường và các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong cơ sở giáo dục đại học mình để thực hiện theo quy định.”

7. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 12. Trách nhiệm tham mưu, giải quyết tố cáo của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Trách nhiệm của Vụ trưởng, Chánh Văn phòng:

  1. Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến trách nhiệm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm cử công chức phối hợp với Thanh tra tham gia tất cả các giai đoạn của quy trình giải quyết tố cáo và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo;
  2. Trả lời các văn bản do Thanh tra gửi lấy ý kiến trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối với nội dung lấy ý kiến về điều kiện thụ lý đơn tố cáo; trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối với nội dung lấy ý kiến về kết quả xác minh và dự thảo kết luận nội dung tố cáo. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về thời hạn trả lời và ý kiến chuyên môn xác định điều kiện thụ lý đơn tố cáo; về nội dung kết luận liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có văn bản lấy ý kiến của Thanh tra; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận nội dung tố cáo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sau khi kết luận nội dung tố cáo được ban hành. 2. Trách nhiệm của Cục trưởng:
  3. Thụ lý, giải quyết đơn tố cáo theo quy định tại Thông tư này;
  4. Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra:
  5. Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận nội dung tố cáo theo thẩm quyền;
  6. Chủ trì xem xét các kết luận nội dung tố cáo mà người đứng đầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết lại;
  7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để tham mưu, đề xuất giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm về việc giải quyết tố cáo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về tố cáo; tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.”

Điều 2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2021. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng do các Vụ, Cục, Văn phòng đang chủ trì giải quyết trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa hoàn thành thì các Vụ, Cục, Văn phòng tiếp tục chủ trì giải quyết theo quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.