Hướng dẫn toán tử trong javascript

Hướng dẫn toán tử trong javascript

Trong bài 4, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về các toán tử trong JavaScript. Đồng thời, mình sẽ làm một vài ví dụ, và xét các trường hợp lưu ý đặc biệt.

  • Video – Các loại toán tử trong JavaScript
  • Hướng dẫn chi tiết
    • Các loại toán tử trong JS
    • Toán tử số học
    • Toán tử so sánh
    • Toán tử logic
    • Toán tử gán
    • Toán tử điều kiện (? 🙂

Video – Các loại toán tử trong JavaScript

Hướng dẫn chi tiết

"Thăm ngàn, kẹp ngần nhưng vẫn không đủ chai ni (trả nợ)" nên dành vài dòng cho QUẢNG CÁO

Các bạn cần hosting PHP - WordPress nhanh, rẻ và dễ sử dụng có thể chọn Azdigi nhé.
Link đăng ký: NHẬN NGAY ƯU ĐÃI
Nếu các bạn đăng ký hosting từ link quảng cáo, mình sẽ có một ít tiền để duy trì và "chai ni".

Các loại toán tử trong JS

+ Toán tử số học

+ Toán tử so sánh

+ Toán tử logic (hoặc quan hệ)

+ Toán tử gán

"Người ta tắt AdsBlock không phải vì người ta dại, mà người ta quý mình nên coi quảng cáo"

Hosting WordPress nhanh, rẻ và dễ sử dụng có free SLL hãy chọn Azdigi nhé.
Link đăng ký: NHẬN NGAY ƯU ĐÃI
Nếu các bạn mua hosting từ link trên, mình sẽ có một ít tiền để duy trì. Cảm ơn

+ Toán tử điều kiện

Toán tử số học

JavaScript hỗ trợ các kiểu toán tử số học sau:

Giả sử biến A giữ giá trị 3 và biến B giữ giá trị 2, thì khi đó:

+ Phép cộng: Cộng hai toán hạng. VD: A + B = 5

– (Phép trừ): Trừ toán hạng thứ hai từ toán hạng đầu. VD: A – B  = 1

 * (Phép nhân): Nhân hai toán hạng. VD: A * B = 6

/ (Phép chia): Chia số chia cho số bị chia. VD: A / B = 1.5

% (Phép chia lấy phần dư): Kết quả là phần dư của phép chia. VD:  A % B = 1

++ (Tăng lên 1): Tăng giá trị lên 1. VD:  A++ sẽ cho kết quả là 4

— (Giảm đi 1): Giảm một giá trị integer đi một. VD: A– sẽ cho kết quả là 2

Toán tử so sánh

Toán tử so sánh trả về 2 giá trị true false

== (Phép bằng): Kiểm tra nếu giá trị của hai toán hạng là cân bằng hoặc không, nếu có, thì điều kiện trở thành true. VD: A==B sẽ cho kết quả là false

!= (Không cân bằng): Kiểm tra nếu giá trị của hai toán hạng là cân bằng hoặc không, nếu không, thì điều kiện trở thành true. VD: (A != B) là true.

> (Lớn hơn): Kiểm tra nếu giá trị của toán hạng trái là lớn hơn toán hạng phải, nếu có, thì điều kiện trở thành true. VD: (A > B) là true.

< (Nhỏ hơn): Kiểm tra nếu giá trị của toán hạng trái là nhỏ hơn toán hạng phải, nếu có, thì điều kiện trở thành true. VD: (A < B) là false.

>= (Lớn hơn hoặc bằng): Kiểm tra nếu giá trị của toán hạng trái là lớn hơn hoặc bằng toán hạng phải, nếu có, thì điều kiện trở thành true. VD: (A >= B) là true.

<= (Nhỏ hơn hoặc bằng): Kiểm tra nếu giá trị của toán hạng trái là nhỏ hơn hoặc bằng toán hạng phải, nếu có, thì điều kiện trở thành true.

Lưu ý:

Nếu A = 2 kiểu number và B = ‘2’ kiểu string thì A==B vẫn cho kết quả true. Để so sánh giá trị lẫn kiểu dữ liệu, chúng ta dùng toán tử ===

Toán tử logic

Chúng ta có A = 2, B = 1, C = 5 và D = 9

&& (Phép AND logic): Cả hai toán hạng phải là true, thì điều kiện trở thành true. VD: (A > B)&&(C < D) sẽ cho kết quả true.

|| (Phép OR logic). Chỉ cần 1 trong hai toán hạng là true, thì điều kiện trở thành true. VD: (A> B)||(C > D) sẽ cho kết quả true.

! (Phép NOT logic): Đảo ngược trạng thái của toán hạng. Nếu một điều kiện là true, thì toán tử NOT này sẽ làm nó false. VD: !(A > B) sẽ cho kết quả false.

Toán tử gán

Giả sử A = 3

+= cộng dồn. VD: A+= 6 sẽ cho kết quả là 9. Tương đương với A = A +6

-= trừ dồn

*= nhân dồn

Toán tử điều kiện (? 🙂

Toán tử điều kiện có cấu trúc như sau:

(điều kiện) ? (kết quả khi điều kiện đúng) : (kết quả khi điều kiện sai)

Toán tử điều kiện là một câu lệnh IF – ELSE rút gọn

Ví dụ


Chạy thử và xem kết quả nhé.

Code mẫu: Download

Nếu có thắc mắc, hãy đặt câu hỏi bằng cách comment bên dưới, qua email, hoặc nhắn tin qua Fanpage Góc làm web.

Liên hệ

Hướng dẫn toán tử trong javascript