kế hoạch giáo dục trường tiểu học năm học 2020-2021

Thực hiện kế hoạch số 2768/KH-GDĐT-TH ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về kế hoạch công tác giáo dục Tiểu học năm học 2020-2021; Căn cứ kế hoạch số 1625/KH-GDĐT-TH ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Bình Tân về kế hoạch công tác giáo dục cấp tiểu học năm học 2020-2021; Căn cứ nhiệm vụ năm học 2020-2021; Trường Tiểu học Trần Văn Ơn báo cáo Tổng kết năm học 2019-2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 với những nội dung cụ thể

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 - 2021

KE_HOACH_GIAO_DUC_NHA_TRUONG_NAM_HOC_2020-2021_915d8662b5.doc
Đọc bài Lưu

PHÒNG GD - ĐT TAM BÌNH

kế hoạch giáo dục trường tiểu học năm học 2020-2021
TRƯỜNG TH HÒA LỘC B

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

kế hoạch giáo dục trường tiểu học năm học 2020-2021

Số: /KH-THHLB

Hòa Lộc, ngày 01 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020 - 2021

I. CĂN CỨ XÂY DỤNG KẾ HOẠCH

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH, ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 từ năm học 2020 - 2021;

Căn cứ Công văn số 3566/BGDĐT-GDTH, ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021;

Căn cứ Kế hoạch số 1256/KH-UBND, ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhan dân tỉnh Vĩnh Long về việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhan dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án số 1383/ĐA-SGDĐT, ngày 19 tháng 8 năm 2019 về Phát triển giáo dục phổ thông giai đoại 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 1479/KH-SGDĐT, ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long về việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số /KH-PGDĐT, ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Phòng giáo dục - Đào tạo Tam Bình về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và tình hình thực tế của nhà trường, địa phương;

Trường Tiểu học Hòa Lộc B xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020 - 2021 với những nội dung cụ thể như sau:

II. BỐI CẢNH NHÀ TRƯỜNG

  1. Bối cảnh bên trong

1.1. Điểm mạnh của nhà trường:

Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo Tam Bình, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Hòa Lộc; sự phối hợp của Ban Đại diện cha mẹ học sinh. Trường Tiểu học Hòa Lộc B đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2016.

Toàn trường có 10 lớp với 244 học sinh. Trường có tổ chức bộ máy phù hợp Điều lệ trường tiểu học gồm chi bộ, Ban Giám hiệu, các Hội đồng trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, tổ văn phòng hoạt động theo nghị quyết, thực hiện tốt Quy chế dân chủ, đúng chức năng nhiệm vụ góp phần giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục được trên giao.

Toàn trường có 21 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Ban Giám hiệu trường có 2 đồng chí đều có trình độ Đại học và Trung cấp chính trị. Số năm dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đáp ứng quy định của Điều lệ trường tiểu học. Hàng năm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều được đánh giá, xếp loại tốt theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ quản lý trường học, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, luôn thống nhất trong kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục của nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Đội ngũ giáo viên của trường là 16 người, trong đó có 15 giáo viên dạy lớp, 01 giáo viên tổng phụ trách. Số giáo viên có trình độ Đại học là 14/16 giáo viên; có 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 07 giáo viên giỏi cấp huyện. Trong đó có 01 giáo viên cốt cán thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường có 03 nhân viên. Số nhân viên có trình độ Đại học là 1/3 người.

100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều tích cực tham gia các phong trào thi đua và có nhiều cá nhân đạt được danh hiệu như Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Hiệu trưởng nhà trường tích cực đổi mới công tác tổ chức và quản lý chỉ đạo; xây dựng đầy đủ kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sát thực tế và có tính khả thi để quản lý chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý, sắp xếp và phân công cán bộ giáo viên, nhân viên đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng và sở trường để đem lại hiệu quả công việc cao, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ban giám hiệu trường luôn gương mẫu và đi đầu trong mọi công tác. Tổ chức và thực hiện tốt quy chế dân chủ, chế độ công khai trong nhà trường, đáp ứng đầy đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể nhà trường, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra. Lực lượng giáo viên trường vững vàng tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, yêu nghề mến trẻ, yêu thương và tôn trọng nhân cách học sinh. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường luôn hòa đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau tận tình qua học tập các chuyên đề, sinh họat chuyên môn; tích cực tham gia các phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Ngành Giáo dục, nhà trường phát động và đạt nhiều giải phong trào.

Chất lượng giáo dục đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững: Học sinh được đánh giá đạt về phẩm chất, năng lực đạt 100%; hoàn thành chương trình lớp học đạt 100%; hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Số học sinh được khen thưởng hàng năm đạt từ 60% trở lên. Nhà trường làm tốt công tác hỗ trợ, giúp đỡ, quam tâm chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, nhiều năm liền công tác duy trì sĩ số luôn đạt 100%.

Cơ sở vật chất của nhà trường phù hợp với tiêu chuẩn trường đạt Chuẩn quốc gia. Trường có đủ số phòng học để tổ chức dạy 02 buổi/ngày cho 100% số lớp; có đầy đủ phòng chức năng, sân chơi, bãi tập và các công trình phụ trợ khác để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục; có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ dạy học và công tác của trường. Các phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ thiết bị, máy tính có kết nối Internet để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin. 80% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào trong dạy học và công tác.

Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường hỗ trợ tích cực cho nhà trường về việc phối hợp giáo dục toàn diện học sinh, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường nguồn lực vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục và chăm lo cho học sinh nghèo.

1.2. Điểm yếu:

Chất lượng giáo viên không đồng đều, những giáo viên lớn tuổi tuy nhận thức tốt, nhiệt tình nhưng hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chậm đổi mới. Có 01 giáo viên có trình độ Trung cấp (hiện đang học nâng cao trình độ lên Đại học), 10 % giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin chưa thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao.

Một số học sinh có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa, dài ngày để các em lại cho người thân trông nom nên các em thiếu sự quan tâm chăm sóc thường xuyên của gia đình, ảnh hưởng đến việc học.

2. Bối cảnh bên ngoài nhà trường

2.1. Cơ hội:

Năm học 2020 - 2021 là năm học chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong bối cảnh đất nước đã qua 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là năm học đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đặt giáo dục ở vị trí trung tâm trong tiến trình phát triển; có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, ưu tiên phát triển giáo dục; hệ thống văn bản chỉ đạo về giáo dục, đào tạo được các cấp quản lý ban hành kịp thời, đầy đủ, cụ thể.

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc.

Xã Hòa Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới. Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, tiến tới mục tiêu "Xã nông thôn mới nâng cao". Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chăm lo công tác giáo dục; các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm cùng chung tay, góp sức, huy động các nguồn lực để hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường thực hiện công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh đối với đội ngũ giáo viên được nâng lên. Vị trí của ngành giáo dục trong xã hội từng bước được thay đổi, nhận thức của người dân cũng được thay đổi theo: Có tri thức, có văn hóa thì có điều kiện đóng góp công sức trí tuệ của mình cho xã hội, cho đất nước, mức thu nhập cũng như đời sống của bản thân được khá hơn. Từ đó phụ huynh học sinh rất quan tâm đến sự phát triển về phẩm chất, năng lực của con em, luôn quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện tốt để học sinh được học tập, sinh hoạt, tham gia các hoạt động ngoài giờ; ủng hộ và thống nhất cao với chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Phụ huynh học sinh phần lớn là có trình độ về mọi mặt đời sống nên có sự hiểu biết về đổi mới giáo dục đang diễn ra; việc cập nhật thông tin về giáo dục nhanh nhạy; hiểu và chia sẻ với nhà trường về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

2.2. Thách thức:

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển thì yêu cầu đòi hỏi của xã hội và gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy; trình độ ngoại ngữ; khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ giáo viên từ việc giảng dạy theo hướng trang bị kiến thức cho học sinh thì nay chuyển sang dạy học theo định hướng Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh là những thách thức đặt ra.

Tâm lý lo lắng của một số ít phụ huynh học sinh khi Ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhà trường cần tăng cường công tác truyền thông để giúp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về Chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó lan tỏa sâu rộng đến phụ huynh học sinh, cộng đồng.

Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiệm vụ của nhà trường là phải cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú.

3. Định hướng cụ thể trong xây dựng kế hoạch giáo dục

Tổ chức lớp học, phân công giáo viên và xây dựng bộ máy tổ chức theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho 100% học sinh toàn trường, 9 buổi/tuần, mỗi ngày không quá 7 tiết. Bên cạnh môn học tự chọn, nhà trường tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, lồng ghép thực hiện nội dung giáo dục địa phương. Ngoài các tiết trải nghiệm hàng tuần như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể lớp, mỗi tháng sẽ tổ chức một buổi trải nghiệm theo chủ đề hàng tháng.

Tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục tăng cường, mở rộng theo hướng phân hóa, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp, dạy học theo chủ đề, chuyên đề, dạy học trải nghiệm

Hàng tuần dành 01 buổi chiều thứ sáu để sinh hoạt chuyên môn và họp hội đồng sư phạm, họp chi bộ.

Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo vị trí việc làm. Bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện khác.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nhà trường trở thành đơn vị đạt chất lượng cao về giáo dục. Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; tạo điều kiện để mỗi học sinh có được cơ hội bình đẳng trong học tập, sinh hoạt, phát triển những năng lực sẵn có của từng cá nhân. Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% học sinh trường học 02 buổi/ngày, 09 buổi/tuần; 100% học sinh khối lớp 1 được học môn Tiếng Anh.

- 100% học sinh có phẩm chất tốt, biết kính trọng thầy cô, người lớn tuổi; biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; biết giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp và có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp tốt.

- 100% học sinh lớp 1 được hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, bao gồm các năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

- 100% học sinh lớp 1, 2, 3, 4 hoàn thành chương trình lớp học; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học.

- 100% học sinh được giáo dục kỹ năng sống.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

1. Thực hiện chương trình giáo dục

1.1. Kế hoạch chung:

Căn cứ Khung phân phối chương trình giáo dục hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn đổi mới hoạt động chuyên môn và đề nghị của tổ chuyên môn, Trường Tiểu học Hòa Lộc B ban hành kế hoạch dạy học cho các môn học Khối lớp 1 như sau: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, GDTC, GDKNS, Hoạt động trải nghiệm với thời lượng 32 tiết/tuần. Khối lớp 2, 3, 4, 5 thực hiện dạy học đủ tiết theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05 thàng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông). Các tiết học tăng thời lượng (dạy 2 buổi/ngày) ở các khối lớp được bố trí như sau:

Tiết Giáo dục kỹ năng sống ở tất cả các khối lớp: Sử dụng tài liệu Kỹ năng sống và giá trị sống của PGS. TS. Trần Thị Lệ Thubộ tài liệu Văn hóa giao thông do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn. Nhà trường dựa trên hướng dẫn dạy kỹ năng sống cho học sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo để dạy kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước. Ngoài ra, nhà trường sẽ thực hiện lồng ghép các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sử dụng bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Việc dạy lồng ghép các nội dung được thực hiện trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong các môn học như Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử, Địa lý một các phù hợp.

Tăng cường dạy học Tiếng Việt và Toán đối với khối lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; các khối lớp 2, 3, 4, 5 cũng bố trí một số tiết để tăng cường dạy học Tiếng Việt và Toán nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và phát triển các năng lực, phẩm chất.

1.2. Quy định về tiết dạy:

- Đối với khối lớp 1:

TT

Môn học

HKI

HII

Cả năm

1

Tiếng Việt

216

204

420

2

Toán

54

51

105

3

Đạo đức

18

17

35

4

Tự nhiên và xã hội

36

34

70

5

Giáo dục thể chất

36

34

70

6

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)

36

34

70

7

Hoạt động trải nghiệm

54

51

105

8

Tiếng Anh (Tự chọn)

36

34

70

9

Số tiết học tăng cường Tiếng Việt

36

34

70

10

Số tiết học tăng cường Toán

36

34

70

11

Số tiết học tăng cường giáo dục kỹ năng sống

18

17

35

Tổng số tiết/năm học

Tổng số tiết/tuần

1120 tiết/35 tuần = 32 tiết/tuần

Số buổi dạy/tuần

9 buổi/tuần

- Đối với các khối lớp 2, 3, 4, 5:

TT

Môn học

Khối lớp 2

Khối lớp 3

Khối lớp 4

Khối lớp 5

HKI

HII

Cả năm

HKI

HII

Cả năm

HKI

HII

Cả năm

HKI

HII

Cả năm

1

Tiếng Việt

162

153

315

144

136

280

144

136

280

144

136

280

2

Toán

90

85

175

90

85

175

90

85

175

90

85

175

3

Đạo đức

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

4

Tự nhiên và xã hội

18

17

35

36

34

70

5

Khoa học

36

34

70

36

34

70

6

Lịch sử và địa lý

36

34

70

36

34

70

7

Mỹ thuật

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

8

Âm nhạc

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

9

Thủ công

18

17

35

18

17

35

10

Kỹ thuật

18

17

35

18

17

35

11

Thể dục

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

12

Tin học

36

34

70

36

34

70

36

34

70

13

Tiếng Anh

72

68

140

72

68

140

72

68

140

14

Hoạt động tập thể và Giáo dục kỹ năng sống

54

51

105

54

51

105

54

51

105

54

51

105

15

Hoạt động tự học

36

34

70

15

Số tiết học tăng cường Tiếng Việt

36

34

70

17

Số tiết học tăng cường Toán

36

34

70

Tổng số tiết/năm học

522

493

1120

522

493

1120

522

493

1120

522

493

1120

Tổng số tiết/tuần

1120 tiết/35 tuần = 32 tiết/tuần

1120 tiết/35 tuần = 32 tiết/tuần

1120 tiết/35 tuần = 32 tiết/tuần

1120 tiết/35 tuần = 32 tiết/tuần

Số buổi dạy/tuần

9 buổi/tuần

9 buổi/tuần

9 buổi/tuần

9 buổi/tuần

2. Tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày

Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tất cả các khối lớp, mỗi ngày không quá 7 tiết, mỗi tiết 35 phút, mỗi tuần có 9 buổi, có 32 tiết/tuần.

Đảm bảo thực hiện đủ, đúng chương trình giáo dục tiểu học. Bố trí thời gian học tập trên lớp, ở nhà; thời gian ăn nghỉ, vui chơi và tham gia các hoạt động xã hội hợp lý, không gây quá tải cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Các hoạt động dạy học, giáo dục bao gồm hoạt động dạy học giáo dục trong giờ học chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên bậc học tiếp theo.

Các hoạt động giáo dục trong giờ chính khóa được tiến hành thông qua dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa bao gồm các hoạt động về khoa học, văn học, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, các hoạt động vui chơi, tham quan, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường, hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.

Đảm bảo các điều kiện về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường học tập, sinh hoạt để tổ chức hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục nhằm phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

3.1. Đổi mới phương pháp dạy học:

Thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và nâng cao chất lượng đánh giá học sinh tiểu học. Cụ thể:

+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập. Từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.

+ Tăng cường sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh.

+ Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập phù hợp với các đối tượng trong tiến trình dạy học; chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để học sinh biết cách đọc sách giáo khoa, tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết tình huống; chú ý giúp học sinh đảm bảo kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu học tập.

+ Thông qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, giáo viên đăng ký tiết dạy, nội dung dạy học heo hướng đổi mới, thể hiện cụ thể trên bài soạn. Phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn nhà trường dự giờ góp ý đồng thời chọn những tiết dạy thể nghiệm để thảo luận rút kinh nghiệm ở tổ.

+ Phụ trách chuyên môn nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn tổ chuyên môn thảo luận để mỗi giáo viên dạy các môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3 và Khoa học lớp 4, 5 thiết kế các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột; tổ chức các giờ học cho học sinh thực hành các thí nghiệm với các vật biệu đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh trong quá trình thực hành, thí nghiệm. Giáo viên đăng ký các tiết dạy cụ thể và thể hiện trong bài soạn.

+ Phụ trách chuyên môn hướng dẫn cho giáo viên Mỹ thuật chủ động sắp xếp bày dạy theo hướng nhóm các nội dung bài học thành các chủ đề theo hướng dẫn tại Tài liệu dạy học Mỹ thuật dành cho giáo viên tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất, góp phần tích cực phát triển năng lực và phẩm chât cho học sinh; tham gia tích cực Hội thảo chuyên môn cụm trường.

3.2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống:

Thực hiện dạy học gắn lý thuyết với thực hành; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống của học sinh. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục trong các môn học/hoạt động giáo dục với giáo dục đạo đức, giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống HIV/AIDS.

Thực hiện tốt công tác y tế trường học; quan tâm chăm sóc sức khỏe học sinh.

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về xây dựng Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; đảm bảo điều kiện vệ sinh tập luyện và tuyệt đối an toàn về tính mạng cho trẻ em, học sinh trong quá trình học bơi; Nghị định 80/2017/NĐ-CP, ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Tiếp tục thực hiện dạy học gắn với di sản văn hóa một cách thiết thực: Khai thác các tư liệu, tranh ảnh vào các bài học cụ thể trong các bộ môn Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc; tổ chức cho học sinh tham quan các bảo tàng, di tích để học sinh được trải nghiệm, hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần phát triển năng lực của học sinh.

Phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua việc khai thác hiệu quả thư viện nhà trường; xây dựng tủ sách nhỏ, thân thiện ngay trong lớp học, thư viện lưu động, phát triển phong trào đọc sách của học sinh.

3.3. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh:

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định đánh giá học sinh tiểu học. Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập.

* Đối với học sinh lớp 1: Thực hiện theo Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BGDĐT, ngày tháng năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cần chú ý:

- Những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Những năng lực cốt lõi:

+ Những năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Những năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

* Đối với học sinh lớp 2, 3, 4, 5: Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Nhà trường tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đánh giá học sinh, năng lực ra đề kiểm tra định kỳ cho giáo viên. Việc đánh giá học sinh phải đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, dân chủ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

Ban Giám hiệu, Tổ trưởng tổ chuyên môn thông qua dự giờ, thăm lớp để kiểm tra, giám sát việc đánh giá học sinh của giáo viên, kịp thời hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học, nâng cao năng lực đánh giá học sinh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành; sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường, thuận lợi cho giáo viên trong việc sử dụng và theo dõi quá trình học tập của học sinh; bảo mật và lưu trữ an toàn dữ liệu.

4. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nhà trường tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp; thực hiện tốt giáo dục thực hành tâm lí học đường cho học sinh tiểu học, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe và làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương.

Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành và hình thành ở học sinh một số kỹ năng sống cơ bản trên cơ sở hướng dẫn thực hiện các hoạt động trải nghiệm khám phá, qua hoạt động Đội, Sao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpHọc sinh tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá, thực hành về kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Học sinh có kiến thức cơ bản về kỹ năng sống thường ngày, kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản ban đầu. Giúp học sinh có được sự an toàn mọi lúc mọi nơi, có tính tự lực, tự tin, giàu sức sáng tạo và khỏe mạnh.

V. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP NĂM HỌC

1. Quy định thời gian học

Theo Quyết định số 2119/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về phê duyệt Kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Thời gian học

Ngày tựu trường

Ngày khai trường

HKI

HKII

Ngày kết thúc năm học

35 tuần

Thứ ba

01/9/2020

Thứ bảy

05/9/2020

18 tuần thực học từ 07/ 9/2020

đến 08/ 01 /2021

17 tuần thực học từ

18/ 01 /2020

đến

21/ 5 /2021

31/5/2021

  1. Thời gian biểu hàng ngày

Buổi sáng

Vào học

6 giờ 45 phút

Sinh hoạt đầu giờ

6 giờ 45 phút - 7 giờ

Tiết 1

7 giờ - 7 giờ 35 phút

Tiết 2

7 giờ 40 phút - 8 giờ 15 phút

Tiết 3

8 giờ 20 phút - 8 giờ 55 phút

Ra chơi

8 giờ 55 phút - 9 giờ 25 phút

Tiết 4

9 giờ 25 phút - 10 giờ 15 phút

Buổi chiều

Vào học

14 giờ

Tiết 1

14 giờ - 14 giờ 35 phút

Tiết 2

14 giờ 40 phút - 15 giờ 15 phút

Ra chơi

15 giờ 15 phút - 15 giờ 40 phút

Tiết 3

15 giờ 40 phút - 16 giờ 15 phút

3. Bảng tổng hợp kế hoạch dạy học

Bảng phân phối chương trình lớp 1- Học kỳ 1

Môn/ Tuần

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Tổng thời lượng

Tiếng Việt

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

216

Toán

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

54

Đạo đức

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

18

Tự nhiên và xã hội

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

36

Giáo dục thể chất

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

36

Nghệ thuật

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

36

Hoạt động

trải nghiệm

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

54

Tổng số tiết bắt buộc/tuần

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

450

Tự chọn

Tiếng Anh

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

36

Tăng cường Tiếng Việt

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

36

Tăng cường Toán

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

36

Giáo dục kỹ năng sống

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

18

Tổng số tiết/tuần

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

576

Bảng phân phối chương trình lớp 1- Học kỳ 2

Môn / Tuần

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Tổng thời lượng môn

Tiếng Việt

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

204

Toán

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

51

Đạo đức

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

17

Tự nhiên và xã hội

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

34

Giáo dục thể chất

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

34

Nghệ thuật

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

34

Hoạt động trải ngiệm

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

51

Tổng số tiết bắt buộc/tuần

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

25

425

Tự chọn Tiếng Anh

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

34

Tăng cường Tiếng Việt

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

34

Tăng cường Toán

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

34

Giáo dục kỹ năng sống

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

17

Tổng số tiết/tuần

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

32

544

4. Kế hoạch tổng hợp năm học

4.1. Khối lớp 1:

Thời gian

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Buổi

Tiết

Sáng

1

Hoạt động

trải nghiệm

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Tiếng Việt

Tiếng Việt

2

Tiếng Việt

Giáo dục thể chất

Tiếng Việt

Tiếng Việt

Tiếng Việt

3

Tiếng Việt

Tiếng Việt

Toán

Đạo đức

Toán

4

Toán

Tiếng Việt

Tự nhiên và

xã hội

Tiếng Anh

Hoạt động

trải nghiệm

Chiều

1

Tiếng Việt

Tăng cường Tiếng Việt

Tiếng Việt

Tăng cường Tiếng Việt

Họp chi bộ

Họp HĐSP

Sinh hoạt chuyên môn

2

Âm nhạc

Tăng cường Toán

Tăng cường Toán

Giáo dục kỹ năng sống

3

Mỹ thuật

Tự nhiên và xã hội

Hoạt động

trải nghiệm

Giáo dục thể chất

4.2. Khối lớp 2:

Thời gian

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Buổi

Tiết

Sáng

1

Chào cờ

Thể dục

Tập đọc

Thể dục

TLV

2

Tập đọc

Chính tả

Toán

Toán

Toán

3

Tập đọc

Toán

Âm nhạc

LTVC

Thủ công

4

Toán

Kể chuyện

Tự nhiên và xã hội

Chính tả

SHL

Chiều

1

Đạo đức

Tập viết

Tăng cường Tiếng Việt

HĐNGLL

Họp chi bộ

Họp HĐSP

Sinh hoạt chuyên môn

2

Mĩ thuật

Tăng cường Tiếng Việt

Mĩ thuật

Âm nhạc

3

Âm nhạc

Tăng cường Toán

Mĩ thuật

Âm nhạc

4.3. Khối lớp 3:

Thời gian

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Buổi

Tiết

Sáng

1

Chào cờ

Âm nhạc

Mĩ thuật

Tiếng Anh

Tập làm văn

2

Tập đọc

Chính Tả

Tập đọc

Thể dục

Toán

3

Tập đọc

Toán

Toán

Toán

Thủ công

4

Toán

Tiếng Anh

LTVC

Chính Tả

SHL

Chiều

1

Tiếng Anh

Tập viết

Tự nhiên và xã hội

Tin học

Họp chi bộ

Họp HĐSP

Sinh hoạt chuyên môn

2

Tin học

Tăng cường Tiếng Việt

Tiếng Anh

Tự nhiên và xã hội

3

Đạo đức

Thể dục

Tăng cường Toán

GDNNLL

4.4. Khối lớp 4:

Thời gian

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Buổi

Tiết

Sáng

1

Chào cờ

Tập đọc

Tập làm văn

Khoa học

Tập làm văn

2

Khoa học

Âm nhạc

Mĩ thuật

Tiếng Anh

Toán

3

Toán

Tiếng Anh

Toán

Luyện từ và câu

Địa lý

4

Tập đọc

Toán

Luyện từ và câu

Toán

SHL

Chiều

1

Kể chuyện

Thể dục

Đạo đức

Lịch sử

Họp chi bộ

Họp HĐSP

Sinh hoạt chuyên môn

2

Tiếng Anh

GDNNLL

Kĩ thuật

Thể dục

3

Tin học

Chính Tả

Tiếng Anh

Tin học

4.5. Khối lớp 5:

Thời gian

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Buổi

Tiết

Sáng

1

Chào cờ

Chính tả

Toán

Tập làm văn

Tập làm văn

2

Tập đọc

Âm nhạc

Tập đọc

Toán

Toán

3

Toán

Tiếng Anh

Mỹ thuật

Tiếng Anh

Địa lý

4

Khoa học

Toán

Luyện từ và câu

Luyện từ và câu

SHL

Chiều

1

Tin học

HĐNGLL

Tiếng Anh

Thể dục

Họp chi bộ

Họp HĐSP

Sinh hoạt chuyên môn

2

Kể chuyện

Thể dục

Khoa học

Tin học

3

Tiếng Anh

Kĩ thuật

Đạo đức

Lịch sử

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

1.1. Đối với Hiệu trưởng:

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nhà trường và tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; chịu trách nhiệm chung về các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tham mưu cấp trên về xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ.

Chủ trì xây dựng các tiêu chí thi đua trong nhà trường.

Ban hành quyết định thành lập tổ chuyên môn; quyết định bổ nhiệm các chức danh tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn.

Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, bắt đầu từ lớp 1; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của giáo viên.

Tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để tư vấn, định hướng công tác chuyên môn cho giáo viên.

1.2. Đối với Phó hiệu trưởng:

Xây dựng thời khóa biểu phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, đảm bảo dạy không quá 7 tiết/ngày; 9 buổi /tuần.

Quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; công tác thư viện, thiết bị; quản lý các phần mềm liên quan đến hoạt động chuyên môn.

Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động trải nghiệm; kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chận tiến bộ và các hoạt động khác.có liên quan đến các hoạt động giáo dục.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường tiểu học. Tổ chức các chuyên đề, hội thảo cấp trường về dạy học lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến chuyên môn.

Tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để tư vấn, định hướng công tác chuyên môn cho giáo viên.

1.3. Đối với Tổ trưởng tổ chuyên môn:

Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề và theo nghiên cứu bài học; đổi mới phương pháp day học và lựa chọn nội dung dạy học; những vấn đề vướn mắc trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 1.

Dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm tiết dạy cho giáo viên; bồi dưỡng giáo viên trong tổ.

Tổng hợp báo cáo chất lượng giáo dục của tổ.

Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục khác.

1.4. Đối với giáo viên:

Thực hiện tốt công tác và giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.

Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn.

Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; g­ương mẫu trước học sinh, th­ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.

Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.

Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

1.5. Đối với Tổng phụ trách Đội:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh ở nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.

Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.

1.6. Đối với nhân viên thư viện, thiết bị:

Tổ chức các hoạt động của thư viện, thiết bị.

Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.

Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.

Tham mưu với lãnh đạo trường về kế hoạch tổ chức Ngày hội đọc sách.

Tham mưu với lãnh đạo trường về mua sắm bổ sung sách báo, trang thiết bị dạy học theo đề xuất của giáo viên.

2. Công tác kiểm tra

Thực hiện đầy đủ các loại hình kiểm tra như kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra hoạt động của các Tổ chuyên môn, các bộ phận.

Qua kiểm tra đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của giáo viên để kịp thời động viên, nhắc nhở, xử lý, khắc phục, giúp giáo viên nhận ra từng điểm mạnh, điểm yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm tra, tự bồi dưỡng một cách hiệu quả và thiết thực.

Việc tổ chức kiểm tra phải đúng quy trình, đảm bảo tính công khai, dân chủ, chính xác, trung thực, khách quan, kịp thời, không trùng lặp, không làm cản trở hoạt động bình thường của bộ phận, cá nhân được kiểm tra và phải thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra.

3. Chế độ báo cáo

Giáo viên cập nhật danh sách học sinh theo lớp trên hệ thống thông tin quản lí giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long vào đầu năm học.

Cập nhật kịp thời các hoạt động, thông tin của trên Website của trường.

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long; Phòng Giáo dục - Đào tạo Tam Bình.

Trên đây là Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020 - 2021 của Trường Tiểu học Hòa Lộc B. Kế hoạch được thông qua tại Hội nghị công chức, viên chức, người lao động đầu năm học. Đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên trường nghiêm túc thực hiện ./.

Nơi nhận:

- Phòng GD-ĐT;

- Đảng ủy, UBND xã;

- Ban đại diện CMHS (để phối hợp);

- Công đoàn trường (để phối hợp);

- CB, GV (để thực hiện);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Võ Thị Kim Hồng


Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết