Khẳng định nào dưới đây không đúng mọi sản phẩm đều là hàng hóa

Khẳng định nào dưới đây không đúng mọi sản phẩm đều là hàng hóa
Khẳng định nào dưới đây không đúng mọi sản phẩm đều là hàng hóa

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 8 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 1 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_2_P1_1: Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu (chọn 2 đáp án đúng): ○ Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn. ● Các tổng lượng phản ánh hoạt động của nền kinh tế. ● Nền kinh tế tổng thể.

○ Nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.

MACRO_2_P1_2: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu: ○ Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn. ○ Mức giá chung và lạm phát. ○ Tỉ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.

● Tất cả các điều trên.

MACRO_2_P1_3: Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến: ● Sự thay đổi giá cả tương đối. ○ Sự thay đổi mức giá chung. ○ Thất nghiệp.

○ Mức sống.

MACRO_2_P1_4: Chỉ tiêu nào dưới đây được coi là quan trọng nhất để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia trong dài hạn? ○ Tăng trưởng GDP danh nghĩa. ○ Tăng trưởng GDP thực tế. ● Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người

○ Tăng trưởng khối lượng tư bản.

MACRO_2_P1_5: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là: ○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định ● Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định ○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do các công dân trong nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.

○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tại một thời điểm nhất định, ví dụ ngày 31 tháng 12 năm 2009.

MACRO_2_P1_6: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam đo lường thu nhập. ○ Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam. ○ Của khu vực dịch vụ trong nước. ○ Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.

● Tổng sản phẩm được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam không kể là người Việt Nam hay người nước ngoài tạo ra

MACRO_2_P1_7: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập. ● Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước. ○ Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam. ○ Của khu vực dịch vụ trong nước.

○ Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.

MACRO_2_P1_8: Một ví dụ về chuyển giao thu nhập trong hệ thống tài khoản quốc gia là: ○ Tiền thuê. ● Trợ cấp cho đồng bào miền Trung sau cơn bão số 6. ○ Kinh phí mà nhà nước cấp cho Bộ giáo dục & Đào tạo để trả lương cho cán bộ công nhân viên.

○ Câu 2 và 3 đúng.

MACRO_2_P1_9: Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ được gọi là: ○ Tiêu dùng. ● Khấu hao. ○ Đầu tư.

○ Hàng hoá trung gian.

MACRO_2_P1_10: 10 Khoản mục nào sau đây được coi là đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân? ● Một người thợ gốm mua một chiếc xe tải mới để chở hàng và đi dự các buổi trưng bày nghệ thuật vào cuối tuần. ○ Gia đình bạn mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. ○ Gia đình bạnmua một ngôi nhà 100 năm tuổi nằm trong khu di tích lịch sử được bảo vệ.

○ Tất cả các câu trên đều đúng.

MACRO_2_P1_11: Sản phẩm trung gian có thể được định nghĩa là sản phẩm: ○ Được bán cho người sử dụng cuối cùng. ● Được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác. ○ Được tính trực tiếp vào GDP.

○ Được mua trong năm nay, nhưng được sử dụng trong những năm sau đó.

MACRO_2_P1_12: Lợi nhuận do một công ty Việt Nam tạo ra tại Mátxcơva sẽ được tính vào: ○ Cả GDP và GNP của Việt Nam. ○ GDP của Việt Nam và GNP của Nga. ○ Cả GDP và GNP của Nga.

● GNP của Việt Nam và GDP của Nga.

MACRO_2_P1_13: Lợi nhuận do một công ty Nhật Bản tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào: ○ Cả GDP và GNP của Việt Nam. ● GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản ○ Cả GDP và GNP của Nhật Bản.

○ GNP của Việt Nam và GDP của Nhật Bản.

MACRO_2_P1_14: Giả sử hãng Honda vừa xây một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc, thì: ● Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn GNP. ○ Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP. ○ Trong tương lai, cả GDP và GNP của Việt Nam đều giảm vì một phần thu nhập tạo ra phải trả cho người nước ngoài.

○ Đã có sự tăng lên về đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam.

MACRO_2_P1_15: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong năm của một nền kinh tế tăng lên. Điều gì đã xảy ra? ○ Đầu tư ròng lớn hơn tổng đầu tư. ● Đầu tư ròng lớn hơn không. ○ Khấu hao lớn hơn đầu tư ròng.

○ Khấu hao mang giá trị dương.

MACRO_2_P1_16: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình? ○ Cho chính phủ vay tiền. ○ Cho người nước ngoài vay tiền. ○ Cho các nhà đầu tư vay tiền.

● Đóng thuế.

MACRO_2_P1_17: Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian được gọi là: ○ Xuất khẩu ròng. ● Giá trị gia tăng. ○ Lợi nhuận.

○ Khấu hao

MACRO_2_P1_18: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng: ○ Giống như sự khác nhau giữa GNP và GDP. ○ Giống như xuất khẩu ròng. ● Giống như sự khác nhau giữa GNP và NNP.

○ Không phải những điều trên.

MACRO_2_P1_19: Muốn tính GNP từ GDP của một nước chúng ta phải: ○ Trừ đi chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình. ○ Cộng với thuế gián thu. ○ Cộng với xuất khẩu ròng.

● Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài.

MACRO_2_P1_20: Muốn tính thu nhập quốc dân NI từ GNP, chúng ta phải trừ đi: ○ Khấu hao. ● khấu hao và thuế gián thu. ○ Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận công ty.

○ Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội.


MACRO_2_P1_21: Chủ đề nào dưới đây được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu? ○ Chính sách tài khóa. ○ Chính sách tiền tệ. ○ Lạm phát.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P1_22: Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: ○ Thất nghiệp thấp. ○ Giá cả ổn định. ○ Tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P1_23: Điều nào dưới đây không thuộc chính sách tài khóa? ○ Chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ. ○ Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình. ● NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ.

○ Chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu.

MACRO_2_P1_24: Vấn đề nào sau đây không được các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu ○ Các yếu tố quyết định lạm phát. ● Thị phần tương đối giữa ACB và SACOMBANK trên thị trường. ○ Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam.

○ Cán cân thương mại của Việt Nam.

MACRO_2_P1_25: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là: ○ 7,8%. ○ 8,4%. ● 8,2%.

○ 6,6%

MACRO_2_P1_26: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2005 là ○ 7,8%. ● 8,4%. ○ 8,2%.

○ 6,6%

MACRO_2_P1_27: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là 8,2%. Điều đó có nghĩa là: ○ GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc. ○ GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005. ○ GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc.

● GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.

MACRO_2_P1_28: Sự thay đổi của khối lượng tư bản bằng: ○ Đầu tư cộng khấu hao. ○ Đầu tư nhân khấu hao. ● Đầu tư trừ khấu hao.

○ Đầu tư chia khấu hao.

MACRO_2_P1_29: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, khoản mục nào dưới đây không được tính trong đầu tư: ○ Các doanh nghiệp mua máy móc và thiết bị mới. ● Việc mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. ○ Hộ gia đình mua nhà ở mới.

○ Sự gia tăng của lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp.

MACRO_2_P1_30: Khoản mục nào dưới đây không được coi là mua hàng của chính phủ: ○ Chính phủ mua một máy bay ném bom. ● Khoản tiền trợ cấp xã hội mà bà của bạn nhận được. ○ Chính phủ xây một con đê mới.

○ Thành phố Hà Nội tuyển dụng thêm một nhân viên cảnh sát mới.

MACRO_2_P1_31: Thành phần lớn nhất trong GDP của Việt Nam là: ● Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ.

○ Xuất khẩu ròng.

MACRO_2_P1_32: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản tiền mà thành phố Hà Nội chi để nâng cấp các đường giao thông nội thị được tính là: ○ Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ● Mua hàng của chính phủ.

○ Xuất khẩu ròng.

MACRO_2_P1_33: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi tiêu của các hộ gia đình mua nhà ở mới được tính là: ○ Tiêu dùng. ● Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ.

○ Xuất khẩu ròng.

MACRO_2_P1_34: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP cho năm 2006, một lô hàng may mặc được sản xuất vào năm 2006 và được bán trong năm 2007 được tính là: ○ Tiêu dùng. ● Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ.

○ Xuất khẩu ròng.

MACRO_2_P1_35: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi trả lương cho công nhân viên chức làm việc cho bộ máy quản lý nhà nước được tính là: ○ Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ● Mua hàng của chính phủ.

○ Không được tính vào GDP.

MACRO_2_P1_36: Khoản mục nào sau đây không được tính một cách trực tiếp trong GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu? ○ Dịch vụ giúp việc mà một gia đình thuê. ○ Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê. ● Sợi bông mà công ty dệt 8-3 mua và dệt thành vải.

○ Giáo trình bán cho sinh viên.

MACRO_2_P1_37: Khoản mục nào sau đây được tính một cách trực tiếp trong GDP theo cách tiếp cận chi tiêu? ○ Công việc nội trợ. ○ Hoạt động mua bán ma tuý bất hợp pháp. ○ Giá trị hàng hóa trung gian.

● Dịch vụ tư vấn.

MACRO_2_P1_38: Những khoản mục nào sau đây sẽ được tính vào GDP năm nay? ● Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty xuất bản mua. ○ Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ. ○ Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài.

○ Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.

MACRO_2_P1_39: Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP năm 2006 của Việt Nam? ○ Một chiếc xe đạp sản xuất năm 2006 tại công ty xe đạp Thống nhất. ○ Dịch vụ cắt tóc trong năm 2006. ○ Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản trong năm 2006.

● Một căn hộ được xây dựng năm 2005 và được bán lần đầu tiên trong năm 2006.

MACRO_2_P1_40: Những khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm nay? ○ Máy tính cá nhân sản xuất từ năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho thi học kỳ. ○ Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài. ○ Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.

● Tất cả các câu trên.


MACRO_2_P1_41: Câu bình luận về GDP nào sau đây là sai? ○ GDP có thể được tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả năm gốc. ● Cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP. ○ Chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu.

○ GDP không tính các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.

MACRO_2_P1_42: Tổng sản phẩm trong nước có thể được tính bằng tổng của: ● Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng tiêu dùng. ○ Chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận. ○ Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hoá trung gian.

○ Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hoá trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê

MACRO_2_P1_43: Tổng sản phẩm trong nước không thể được tính bằng tổng của. ○ Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận. ○ Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hóa trung gian. ○ Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hóa trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P1_44: GDP danh nghĩa: ○ Được tính theo giá của năm gốc. ○ Được tính theo giá cố định. ○ Được sử dụng để phản ánh sự thay đổi của phúc lợi kinh tế theo thời gian.

● Được tính theo giá hiện hành.

MACRO_2_P1_45: Nếu bạn muốn so sánh sản lượng giữa hai năm, bạn cần dựa vào: ○ GDP thực tế. ○ GDP danh nghĩa. ○ GDP tính theo giá cố định của năm gốc.

● 1 và 3 đúng.

MACRO_2_P1_46: Câu nào dưới đây phản ánh sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế? ○ GDP thực tế chỉ bao gồm hàng hoá, trong khi GDP danh nghĩa bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ. ● GDP thực tế được tính theo giá cố định của năm gốc, trong khi GDP danh nghĩa được tính theo giá hiện hành. ○ GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao.

○ GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa nhân với chỉ số điều chỉnh GDP.

MACRO_2_P1_47: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều tăng gấp đôi, khi đó: ○ Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi. ○ GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa. ● GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi.

○ GDP thực tế tăng gấp đôi, còn GDP danh nghĩa không đổi.

MACRO_2_P1_48: Nếu mức sản xuất không thay đổi và giá của mọi sản phẩm đều tăng gấp đôi so với năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) bằng: ○ 50 ○ 100 ● 200

○ Không đủ thông tin để tính.

MACRO_2_P1_49: GDP thực tế đo lường theo mức giá ___________, còn GDP danh nghĩa đo lường theo mức giá ___________ ○ Năm hiện hành, năm cơ sở. ● Năm cơ sở, năm hiện hành. ○ Của hàng hóa trung gian, của hàng hóa cuối cùng.

○ Quốc tế, trong nước.

MACRO_2_P1_50: Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng? ● Chi tiêu của chính phủ với tiền lương. ○ Lợi nhuận công ty và tiền lãi nhận được từ việc cho công ty vay tiền. ○ Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ.

○ Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ.

MACRO_2_P1_51: Giá trị gia tăng của một công ty được tính bằng: ○ Doanh thu của công ty đó. ○ Lợi nhuận của công ty đó. ● Giá trị tổng sản lượng trừ đi chi tiêu mua các sản phẩm trung gian.

○ Bằng 0 xét trong dài hạn.

MACRO_2_P1_52: Giả sử gia đình bạn mua một căn hộ mới với giá 1,5 tỉ đồng và dọn đến đó ở. Trong tài khoản thu nhập quốc dân, chi tiêu cho tiêu dùng sẽ: ○ Tăng 1,5 tỉ đồng. ○ Tăng 1,5 tỉ đồng chia cho số năm bạn sẽ ở trong căn nhà đó. ○ Tăng một lượng bằng giá cho thuê của một căn hộ tương tự.

● Không thay đổi.

MACRO_2_P1_53: Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bởi công thức: ● GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế. ○ GDP danh nghĩa nhân với GDP thực tế. ○ GDP danh nghĩa trừ đi GDP thực tế.

○ GDP danh nghĩa cộng với GDP thực tế

MACRO_2_P1_54: Chỉ số điều chỉnh GDP có thể tăng trong khi GDP thực tế giảm. Trong trường hợp này, GDP danh nghĩa sẽ: ○ Tăng. ○ Giảm. ○ Không thay đổi.

● Có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.

MACRO_2_P1_55: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều giảm một nửa, khi đó: ○ Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi. ● GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa. ○ GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi.

○ GDP thực tế giảm một nửa, còn GDP danh nghĩa không đổi.

MACRO_2_P1_56: Nếu mức sản xuất không thay đổi và mọi giá cả đều giảm một nửa so với năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) có giá trị bằng: ● 50 ○ 100 ○ 200

○ Không đủ thông tin để tính.

MACRO_2_P1_57: Khoản tiền 100 triệu USD do Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chi để mua máy bay sản xuất tại Mỹ được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu (chọn 2 đáp án đúng)? ● Đầu tư tăng 100 triệu USD. ○ Tiêu dùng tăng 100 triệu USD. ● Xuất khẩu ròng giảm 100 triệu USD.

○ Đầu tư giảm 100 triệu USD.

MACRO_2_P1_58: Một công ty vừa mua chiếc xe CAMRY sản xuất tại Nhật Bản với giá 1 tỉ đồng. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu (chọn 2 đáp án đúng)? ● Đầu tư tăng 1 tỉ đồng. ○ Tiêu dùng tăng 1 tỉ đồng. ● Xuất khẩu ròng giảm 1 tỉ đồng.

○ Xuất khẩu ròng tăng 1 tỉ đồng.

MACRO_2_P1_59: Gia đình bạn vừa mua chiếc xe Honda Accord sản xuất tại Nhật Bản với giá 800 triệu đồng. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu (chọn 2 đáp án đúng)? ○ Đầu tư tăng 800 triệu đồng. ● Tiêu dùng tăng 800 triệu đồng. ● Xuất khẩu ròng giảm 800 triệu đồng.

○ Đầu tư giảm 800 triệu đồng.

MACRO_2_P1_60: Giả sử gia đình bạn vừa mua một chiếc xe SuperDream được sản xuất tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2005 với giá 1 nghìn USD. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào? ○ Đầu tư tăng 1 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 1 nghìn USD. ○ Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến giá trị sản xuất hiện tại. ○ Tiêu dùng tăng 1 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 1 nghìn USD.

● Tiêu dùng tăng 1 nghìn USD và đầu tư giảm 1 nghìn USD.


MACRO_2_P1_61: Giả sử một công ty vừa mua một chiếc xe Spacy được sản xuất tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2005 với giá 2 nghìn USD. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào? ○ Tiêu dùng tăng 2 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 2 nghìn USD. ○ Tiêu dùng tăng 2 nghìn USD và đầu tư giảm 2 nghìn USD. ○ Đầu tư tăng 2 nghìn USD.

● Tổng đầu tư không thay đổi nhưng cơ cấu đầu tư thay đổi.

MACRO_2_P1_62: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 10 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 14triệu. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 16triệu. Đóng góp của cửa hàng bán bánh. ● 2 triệu. ○ 4 triệu. ○ 6 triệu.

○ 16 triệu.

MACRO_2_P1_63: Ngày 20-11-2006, bạn bán một chiếc máy tính với giá 2 triệu đồng mà cách đây hai năm bạn đã mua với giá 8 triệu đồng. Để bán được chiếc máy tính này bạn phải trả cho người môi giới 50 nghìn đồng. Sau khi thực hiện giao dịch bán chiếc máy này, GDP của Việt Nam: ○ Tăng 2 triệu đồng. ○ Giảm 6 triệu đồng. ● Tăng 50 nghìn đồng.

○ Không bị ảnh hưởng.

MACRO_2_P1_64: Để tính được phần đóng góp của một doanh nghiệp vào GDP, chúng ta phải lấy giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp trừ đi: ○ Toàn bộ thuế gián thu. ● Chi tiêu cho các sản phẩm trung gian. ○ Khấu hao.

○ 2 và 3 đúng.

MACRO_2_P1_65: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 1 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 2 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 3 triệu đồng. Các hoạt động này làm tăng: ○ 1 triệu đồng. ○ 2 triệu đồng. ● 3 triệu đồng.

○ 6 triệu đồng.

MACRO_2_P1_66: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của cửa hàng là: ● 1 triệu đồng. ○ 2 triệu đồng. ○ 3 triệu đồng.

○ 6 triệu đồng.

MACRO_2_P1_67: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của người sản xuất bánh mì: ○ 1 triệu đồng. ● 2 triệu đồng. ○ 3 triệu đồng.

○ 6 triệu đồng.

MACRO_2_P1_68: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của người nông: ○ 2 triệu đồng. ● 3 triệu đồng. ○ 5 triệu đồng.

○ 6 triệu đồng.

MACRO_2_P1_69: Một giám đốc bị mất việc do công ty hoạt động không hiệu quả. Anh ta được nhận khoản trợ cấp thôi việc là 30 triệu đồng. Tiền lương của anh ta khi làm việc là 30 triệu đồng / năm. Vợ anh ta bắt đầu đi làm với mức lương 10 triệu đồng/năm. Con gái anh ta vẫn: ○ Giảm 30 triệu đồng. ○ Giảm 19 triệu đồng. ● Giảm 20 triệu đồng.

○ Tăng 11 triệu đồng.

MACRO_2_P1_70: Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Nga, thu nhập của anh ta là: ○ Một phần trong GDP của Việt Nam và GNP của Nga. ○ Một phần trong GDP của Việt Nam và GDP của Nga. ○ Một phần trong GNP của Việt Nam và GNP của Nga.

● Một phần trong GNP của Việt Nam và GDP của Nga.

MACRO_2_P1_71: Giả sử vào năm 2006, Honda Việt Nam buộc phải tăng số lượng xe máy tồn kho do chưa bán được. Như vậy, trong năm 2006: ○ Tổng thu nhập lớn hơn tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ. ○ Tổng thu nhập nhỏ hơn tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ. ● Tổng thu nhập vẫn bằng tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ.

○ Đầu tư của Honda Việt Nam nhỏ hơn 0.

MACRO_2_P1_72: Giả sử rằng Thép Việt-Úc bán thép cho Honda Việt Nam với giá 300 USD. Sau đó thép được sử dụng để sản xuất ra 1 chiếc xe máy Super Dream. Chiếc xe này được bán cho đại lí với giá 1200 USD. Đại lí bán chiếc xe này cho người tiêu dùng với giá 1400 USD. Ta có: ○ 2900 USD. ○ 2600 USD. ● 1400 USD.

○ 1200 USD.

MACRO_2_P1_73: Nếu cả mức giá và sản lượng trong năm 2 đều cao hơn trong năm 1 thì: ● GDP thực tế của năm 2 thấp hơn so với năm 1. ○ GDP danh nghĩa của năm 2 thấp hơn so với năm 1. ○ GDP danh nghĩa của năm 2 cao hơn so với năm 1, nhưng GDP thực tế của năm 2 lại thấp hơn năm 1.

○ Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa của năm 2 đều cao hơn so với năm 1.

MACRO_2_P1_74: Từ năm 2001 đến 2006, GDP thực tế của Việt Nam luôn tăng chậm hơn GDP danh nghĩa. Điều này cho thấy: ○ Mức sống của người dân Việt Nam đã tăng lên trong giai đoạn này. ○ Người dân Việt Nam phải trả phần lớn thu nhập dưới dạng thuế thu nhập. ● Mức giá chung đã tăng trong thời kỳ này.

○ Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP danh nghĩa.

MACRO_2_P1_75: Nếu quan sát sự biến động của GDP thực tế và GDP danh nghĩa bạn nhận thấy rằng trước năm 1994, GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa, nhưng sau năm 1994, GDP danh nghĩa lại lớn hơn GDP thực tế, bạn có thể khẳng định rằng: ○ Lạm phát đã tăng từ năm 1994. ○ Lạm phát đã giảm từ năm 1994. ● Năm 1994 là năm cơ sở.

○ Năng suất lao động tăng mạnh sau năm 1994.

MACRO_2_P1_76: GDP danh nghĩa sẽ tăng: ○ Chỉ khi mức giá chung tăng. ○ Chỉ khi lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn. ○ Chỉ khi cả mức giá chung và lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra đều tăng.

● Khi mức giá chung tăng và /hoặc lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn.

MACRO_2_P1_77: Giả sử năm 2000 là năm cơ sở và tỉ lệ lạm phát hàng năm từ 1990 tới nay của Việt Nam đều mang giá trị dương. Khi đó: ○ GDP thực tế luôn lớn hơn GDP danh nghĩa trong suốt thời gian từ 1990 tới nay. ○ GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực tế trong suốt thời gian từ 1990 tới nay. ○ GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 và điều ngược lại xảy ra trong giai đoạn 2001 tới nay.

● GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 và điều ngược lại xảy ra trong giai đoạn 2001 tới nay.

MACRO_2_P1_78: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (D) khác nhau ở chỗ: ○ D phản ánh giá cả của tất cả hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong nước, còn CPI phản ánh giá cả của giỏ hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đại diện mua. ○ Giá hàng tiêu dùng nhập khẩu không được phản ánh trong D, nhưng lại được phản ánh trong CPI. ○ CPI sử dụng quyền số cố định, còn D sử dụng quyền số thay đổi.

● Tất cả các câu trên đều đúng.

MACRO_2_P1_79: Nếu GDP danh nghĩa là 4410 tỉ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 105, khi đó GDP thực tế là: ○ 4305 tỉ đồng. ○ 4000 tỉ đồng. ● 4200 tỉ đồng.

○ 4515 tỉ đồng.

MACRO_2_P1_80: GDP danh nghĩa của năm gốc là 1000 tỉ đồng. Giả sử đến năm thứ 5, mức giá chung tăng 2 lần và GDP thực tế tăng 30%. Chúng ta có thể dự đoán rằng GDP danh nghĩa của năm thứ 5 sẽ là: ○ 1300 tỉ đồng. ○ 2000 tỉ đồng. ○ 2300 tỉ đồng.

● 2600 tỉ đồng.


MACRO_2_P1_81: Nếu GDP danh nghĩa là 2000 tỉ đồng năm 1 và 2150 tỉ đồng năm 2 và giá cả năm 2 cao hơn năm 1, khi đó: ○ GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2. ○ GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1. ○ GNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.

● Chưa đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của GDP hay GNP thực tế.

MACRO_2_P1_82: Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng: ● Chi tiêu của chính phủ với tiền lương. ○ Lợi nhuận của công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền. ○ Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ.

○ Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ

MACRO_2_P1_83: Giả sử chính phủ trợ cấp 1 tỉ đồng cho các hộ gia đình, sau đó các hộ gia đình đã dùng khoản tiền này mua thuốc y tế. Khi tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu, thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính vào: ○ Chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ. ○ Trợ cấp của chính phủ cho các hộ gia đình. ● Tiêu dùng của các hộ gia đình.

○ Đầu tư của chính phủ.

MACRO_2_P1_84: Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi: ○ Tiết kiệm tăng. ● Thuế thu nhập giảm. ○ Tiêu dùng tăng.

○ Tất cả các câu trên đều đúng.

MACRO_2_P1_85: Nếu GDP danh nghĩa tăng từ 8.000 tỉ trong năm cơ sở lên 8.400 tỉ trong năm tiếptheo, và GDP thực tế không đổi. Điều nào dưới đây sẽ đúng? ○ Chỉ số điều chỉnh GDP tăng từ 100 lên 110. ● Giá cả của hàng sản xuất trong nước tăng trung bình 5%. ○ CPI tăng trung bình 5%.

○ Mức giá không thay đổi.

MACRO_2_P1_86: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng. ○ Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng. ○ Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng. ○ Giống như chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

● Không phải những điều trên.

MACRO_2_P1_87: Câu nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa GNP và NNP? ○ NNP lớn hơn GNP nếu mức giá giảm. ○ NNP lớn hơn GNP nếu mức giá tăng. ● NNP không thể lớn hơn GNP.

○ NNP luôn lớn hơn GNP.

MACRO_2_P1_88: Nếu GDP danh nghĩa là 4000 tỉ đồng trong năm 1 và 4300 tỉ đồng trong năm 2 và mức giá của năm 2 cao hơn năm 1, khi đó ○ GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2. ○ GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1. ○ NNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.

● Không đủ thông tin để kết luận.

MACRO_2_P1_89: Nếu GDP danh nghĩa là 4410 tỉ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 105, khi đó GDP thực tế là: ○ 4630 tỉ đồng. ○ 4000 tỉ đồng. ● 4200 tỉ đồng.

○ 4515 tỉ đồng.

MACRO_2_P1_90: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình? ○ Cho chính phủ vay tiền. ○ Cho người nước ngoài vay tiền. ○ Cho các nhà đầu tư vay tiền.

● Đóng thuế.

MACRO_2_P1_91: Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 là 129,5 (2000 là năm cơ sở), thì chi phí sinh hoạt của năm 2004 đã tăng thêm: ○ 129,5% so với năm 2000. ● 29,5% so với năm 2000. ○ 129,5% so với năm 2004.

○ 29,5% so với năm 2004.

MACRO_2_P1_92: Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 là 119 (2000 là năm cơ sở), thì chi phí sinh hoạt của năm 2004 đã tăng thêm: ○ 119% so với năm 2003. ○ 19% so với năm 2003. ○ 119% so với năm 2000.

● 19% so với năm 2000.

MACRO_2_P1_93: Nếu CPI của năm 2006 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2006 là 5%, thì CPI của năm 2005 là: ○ 135 ○ 125 ○ 131,5.

● 130

MACRO_2_P1_94: Nếu chỉ số giá tiêu dùng là 120 năm 1994 và tỉ lệ lạm phát của năm 1995 là 10%, thì chỉ số giá tiêu dùng của năm 1995 là: ○ 130 ● 132 ○ 144

○ 110

MACRO_2_P1_95: Nếu mức giá chung là 130 cho năm 2005 và 136,5 cho năm 2006, thì tỉ lệ lạm phát của năm 2006 là: ● 5%. ○ 6,5%. ○ 36,5%.

○ Không thể tính được vì không biết năm cơ sở.

MACRO_2_P1_96: Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP? ○ Giá giáo trình tăng. ○ Giá xe tăng mà quân đội mua tăng. ● Giá xe máy được sản xuất ở Thái Lan và được bán ở Việt Nam tăng.

○ Giá máy kéo sản xuất tại Việt Nam tăng.

MACRO_2_P1_97: “Giỏ hàng hoá” được sử dụng để tính CPI bao gồm: ○ Nguyên vật liệu được các doanh nghiệp mua. ○ Tất cả các sản phẩm được sản xuất trong nước. ● Các sản phẩm được người tiêu dùng điển hình mua.

○ Tất cả các sản phẩm tiêu dùng.

MACRO_2_P1_98: Nếu lãi suất danh nghĩa là7% và tỉ lệ lạm phát là 3% thì lãi suất thực tế là: ○ -4%. ○ 3%. ● 4%.

○ 10%.

MACRO_2_P1_99: Nếu tỉ lệ lạm phát là 8% và lãi suất thực tế là 3%, thì lãi suất danh nghĩa là: ○ (3/8)%. ○ 5%. ● 11%.

○ -5%.

  • Khẳng định nào dưới đây không đúng mọi sản phẩm đều là hàng hóa
    Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
  • Khẳng định nào dưới đây không đúng mọi sản phẩm đều là hàng hóa
    Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô