Những điều cần lưu ý khi học đại học

Xu hướng học đại học online đang dần phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam thuộc top 10 nước châu Á có tỉ lệ học online cao và phát triển mạnh. Loại hình học tập này đang là sự chú ý của rất nhiều người. Vậy mọi người đã biết gì về học đại học online tại Trường Đại học Mở Hà Nội và cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Học đại học online là gì?

Có rất nhiều định nghĩa cho vấn đề này. Nhưng để cho chính xác và đơn giản, bạn có thể hiểu việc phân phối tài liệu, nội dung phục vụ học tập thông qua các trang mạng, các thiết bị điện tử như máy tính, ipad, điện thoại,.. Tài liệu học tập được chia sẻ bởi các trang web có liên kết hoặc thiết bị điện tử. Học đại học online cho phép giảng viên và học viên có sự tương tác cao, có thể nói chuyện với nhau qua các công cụ như: email, fanpage, forum,…

Hình thức học trực tuyến này bắt nguồn từ Mỹ, vào năm 1999. Đến năm 2010, hình thức này mới thực sự bùng nổ, có sức ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, nếu nhìn lại 3 năm về trước, tấm bằng đại học hệ từ xa không được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhưng thời gian gần đây, nhờ sự quan tâm sát sao của Bộ giáo dục, sự nâng cấp trình độ dạy và học ở các đơn vị học online. Mà giờ đây tấm bằng đại học trực tuyến đã có giá trị và được coi trọng.

Theo thông tư 27/2019/TT-BGDĐT của bộ giáo dục và đào tạo, từ ngày 01/03/2020, bằng tốt nghiệp Đại học sẽ không còn phân biệt hình thức đào tạo như CHÍNH QUY, TẠI CHỨC HAY TRỰC TUYẾN,… Bằng đại học sau khi nhận được sẽ chỉ ghi là bằng cử nhân, không ghi hình thức đào tạo là từ xa hay chính quy.

Ưu điểm của học đại học online

Tiết kiệm thời gian: Học trực tuyến bạn không bị bó buộc bởi thời gian trên lớp, mỗi ngày chỉ cần dành 30p đến 2h để tự học là đã nắm được kiến thức bằng cả buổi dạy trực tiếp trên giảng đường. Bạn có thể lập cho mình thời gian biểu, sắp xếp thời gian trống để dành cho việc học. Như thế vừa có thể hoàn thành tốt công việc khác mà vẫn có thời gian học.

Tiết kiệm chi phí: Sẽ có 2 khoản chi phí được hạn chế nếu bạn lựa chọn đại học trực tuyến. Thứ nhất là tiền sinh hoạt, xăng xe, in tài liệu,… Thứ hai là tiền học. Thường các lớp học trực tuyến sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá chi phí [có thể giảm 60%] cho các khoản chi phí về cơ sở vật chất của trường. Chi phí đi lại, học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng kí học trực tuyến và có thể đăng kí bao nhiêu tùy vào mục nhu cầu.

Áp dụng ngay vào thực tế: Theo nghiên cứu đánh giá, giáo dục truyền thống sẽ để cho học viên tìm hiểu lý thuyết trước, học hết xong mới đến thực hành. Tuy nhiên điều này không gặp phải ở học trực tuyến. Học viên có thể vừa học vừa thực hành ngay, vì họ có thể xem ngay những video bải giảng tiếp đó. Do đó, tỉ lệ hiểu bài và ghi nhớ của học viên online sẽ tốt hơn.

Tính linh hoạt trong giảng dạy: Kiến thức được truyền đạt theo yêu cầu, đáp ứng thông tin một cách nhanh chóng đầy đủ. Không giới hạn vị trí địa lí, địa điểm, thời gian học 24 giờ một ngày. 7 ngày trong tuần. Đào tạo bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Ngoài ra học viên có thể tự điểu chỉnh bài giảng nhanh hay chậm để phù hợp với khả năng tiếp thu. Điều này đại học truyền thống không làm được.

Nội dung bài giảng hấp dẫn: chính vì những bài giảng được chuẩn bị từ trước, giảng viên có thể trỉnh sửa video trước khi đăng lên hệ thống. Cùng với đó sự hỗ trợ của âm thanh, hình ảnh, bài giảng sẽ trở nên hấp dẫn, sinh động và gây cảm hứng cho học viên hơn.

Nhược điểm của việc học online

Mối quan hệ sinh viên: Việc không trực tiếp đến trường học, tự học một mình sẽ khiến mối quan hệ giữa các sinh viên không được rộng mở, ít bạn bè hơn so với học truyền thống.

Yếu tố kĩ thuật: đôi khi hệ thống sẽ bị lỗi truy cập, mạng internet không kết nối được, điều này sẽ làm gián đoạn việc học. Việc học trực tuyến đôi khi sẽ là trở ngại đối với những người lớn tuổi, người không thành thạo về máy tính.

Tính tự giác : Việc học không có ai đốc thúc, kèm cặp sẽ khiến bạn dễ trở nên chán nản, sao nhãng. Có thể do lý do cá nhân hay công việc mà bạn không thu xếp học được, điều đó sẽ khiến bạn mất đi nghị lực học và giảm chất lượng học tập.

Nên học online ở đâu uy tín?

Bạn nên học trực tuyến ở Trường Đại học Mở Hà Nội. Bởi ở đây, chúng tôi có thể giúp bạn khắc phục những khuyết điểm mà việc học online mang đến:

  • Ở mỗi khóa học, học viên sẽ tạo một group riêng để trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học. Giảng viên sẽ hỗ trợ nhiệt tình hết mức có thể.
  • Với những người gặp khó khăn trong việc truy cập việc học, sẽ có đội ngũ cố vấn học tập, hỗ trợ kỹ thuật của nhà trường luôn sẵn sàng tư vấn cho sinh viên 24/7.
  • Giảng viên có chuyên môn cao
  • Bằng sau khi tốt nghiệp: Bằng cấp được Bộ GD&ĐT công nhận, có giá trị sử dụng suốt đời trên phạm vi toàn quốc. Có thể học lên các bậc học cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sỹ, thi công chức theo đúng quy định của nhà nước…
  • Hiện nay Đại học có hơn 20 nghìn học viên theo học.Trên 95% học viên tốt nghiệp có được việc làm ưng ý, 36% được tăng lương.

Xem thêm thông tin chi tiết: //ihou.edu.vn/category/nganh-dao-tao/

Tổng kết:

Trên đây, chúng tôi đã làm rõ cho bạn những vấn đề bạn nên biết khi chọn việc học online. Hãy đăng kí ngay để trở thành học viên của Trường Đại học Mở Hà Nội nhé! Rất nhiều điều đang chờ bạn phía trước. Chúc bạn luôn thành công!

=========================

Nơi nhận hồ sơ và đăng ký học tại địa chỉ:

Trạm đào tạo Từ xa Trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội: Số 290 Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội [vào Phòng 201 nhà C]


  • Đại học đâu phải kì nghỉ dài hạn.

Năm cấp 3, tôi cứ nhớ mãi câu nói của các thầy cô, rằng đại học nhàn hạ lắm, rằng lên đại học không vui như thời trung học, rằng chẳng cần học mà sẽ có khối thời gian dư dả. Các anh chị sinh viên đi trước thì kháo nhau rằng, lên đại học chỉ cần ra trường thôi, rớt môn là chuyện bình thường, chỉ cần qua môn là đã mừng rỡ lắm rồi.

Chẳng hiểu có phải vì những năm tháng ấy tôi học ở trường làng hay không, mà tất cả mọi người từ trên xuống dưới đều rỉ tai nhau niềm tin ấy.

Khoảng thời gian cuối cấp, tôi chỉ mong mình đậu vào đại học, bất kì trường nào cũng được, chả mơ cao bay xa, vì cứ đinh ninh trường nào mà chẳng như nhau!

Có lẽ may mắn chăng mà tôi gặp được cô Diệp, cô dạy văn và dạy cả cách sống. Cô kể về những câu chuyện về chàng trai nào đó từ tỉnh nghèo mà vào Harvard hay những học trò của cô từ khi vào đại học đã giành học bổng đi nước ngoài ra sao.

Tôi mơ nhiều hơn, và cũng vào được một trường đại học loại tốt. Nhưng ngày tháng đầu tôi vẫn mãi rong chơi, tôi luôn tin rằng việc rớt môn là chuyện bình thường rằng rớt môn, bùng tiết, không lên lớp là việc bình thường ở đại học.

Và bạn biết không điều đó hoàn toàn không bình thường. Đại học không hề nhàn hạ như vậy.

Đó là một biển trời để bạn thỏa sức tung hoành và nhận ra chính mình bằng nỗ lực không ngừng nghỉ. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều “con nhà người ta” của đại học, nhưng bạn ơi họ rất bình thường như chúng ta thôi. Chỉ là họ có suy nghĩ khác.

Họ không cho rằng đại học là để xả hơi sau ba năm cấp 3 mà đại học là thời gian quý báu nhất, quan trọng nhất. Đây là thời điểm định hướng cho bạn con đường bạn sẽ đi. Nhà tuyển dụng sẽ không nhìn vào thành tích cấp 3, hay 12 năm liền học sinh giỏi để tuyển bạn. Họ nhìn vào GPA, vào hoạt động ngoại khóa, vào kinh nghiệm thực tập.

Chúng ta cứ ngủ quên trong những năm tháng đại học cốt chỉ để lấy một tấm bằng để rồi cùng với báo chí chúng ta kịch liệt lên ác nên giáo dục, rồi tự hỏi vì sao thất nghiệp nhiều thế!

Lỗi ở đâu, có phải do ta đã lãnh phí tuổi trẻ của mình, bỏ lỡ cơ hội quý giá.

Những người ngày trước bảo với tôi rằng “đại học sướng lắm, toàn ăn và chơi”, hiện tại lại than rằng “sao ra trường mà mãi chẳng kiếm được việc”!!!

  • Ngoại ngữ là ưu tiên hàng đầu.

 

Trước khi vào đại học tôi tin rằng chỉ cần đọc, hiểu, nghe, nói tiếng Anh một cách cơ bản là đủ. Để rồi sau này nhìn lại tôi luôn tự trách mình vì suy nghĩ non nớt ấy. Thành thao tiếng Anh dường như trở thành một thứ thiết yếu, giữa một thế giới phẳng, các nhân tài tha hồ tung hoành ngang dọc. Đôi lần nhìn những anh chị đi trước đang làm việc, vi vu tại trời Tây, tôi ước gì mình đã giành nhiều thời gian hơn để học tiếng Anh.

Chúng ta luôn chê bai người Trung, người Hàn nói tiếng Anh dở tệ nhưng tôi không biết những niềm tin ấy liệu có phải bắt nguồn từ chục năm trước chăng và đang bắt đầu hết hạn sử dụng. Những bạn trẻ Trung, Hàn mà tôi gặp sử dụng tiếng Anh lưu loát, thoải mái trò chuyện với mọi người. Nhìn các cuộc thi quốc tế, ta dễ nhận ra họ đang là những người dành phần thắng.

Các cơ hội lớn, các cuộc chơi lớn đòi hỏi các bạn phải nâng cao ngoại ngữ của mình. Cùng một công việc, cùng một chuyên môn, chỉ cần dạo quanh các trang tuyển dụng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sự chênh lệch mức lương cho một nhân viên cho một công ty quốc tế luôn sử dụng tiếng Anh hằng ngày và một nhân viên cho một công ty Việt.

Thông tin là sức mạnh, chúng ta đang sống với thời đại công nghệ. Thông tin thì tràn lan mà chẳng mấy ai kiểm chứng. Tiếng Anh là chìa khóa để bạn làm chủ thông tin ấy, các trang báo cứ tha hồ dịch từ trang nước ngoài nào đấy để rồi chẳng biết đúng sai chúng ta luôn tin vào điều đấy. Thầy cô, đồng nghiệp bạn bè kể bạn nghe về những điều hoàn hảo ở nước Mỹ. Nếu bạn có thể tự mình tìm kiếm những trang tin gốc bằng tiếng Anh có thể bạn sẽ suy nghĩ khác.

Ted Talk, Edx, Coursera… đều là nguồn tri thức khổng lồ và sẽ thật tiện lợi cho bạn để tiếp cận nguồn tri thức ấy.

Có dịp được tiếp xúc bạn bè quốc tế, tôi thực sự ngạc nhiên vì họ biết nhiều thứ tiếng quá. Trung, Nhật, Hàn, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha…có người còn biết hẳn 4 thứ tiếng.

Cô bạn người Hà Lan, sau khi được tôi khen rằng tiếng anh của cô chuẩn quá, đã bảo: “Vì tiếng Hà Lan chẳng phải ngôn ngữ mạnh, nên người Hà Lan buộc phải giỏi ngoại ngữ như tiếng Anh để đẩy mạnh nền kinh tế”.

  • Bạn đại học vô cùng quý giá.

Năm tháng cấp 3 vô ưu vô lo, bạn bè vì thế cũng thân thiết cùng nhau trải qua ba năm học vui buồn. Vì thế chúng ta luôn tin rằng những người bạn thửu ấy là quý giá nhất, không ai có thể so sánh được. Chẳng biết ai đã nói mà trong tâm thức tôi cứ tin rằng bạn đại học sẽ không thật lòng không hết lòng hết dạ.

Tôi sai, sai hoàn toàn. Họ là những người chia sẻ tham vọng, ý chí hoài bão của tôi. Là những người cùng tôi thức trắng đêm mày mò giáo trình, là những người cùng tôi phượt xuyên đêm về các miền xa lạ. Tôi còn nhớ lần tôi suýt rớt, cả lớp như cùng hợp lực để hỗ trợ. Tôi nhớ những lần tình nguyện bạn và tôi đã cùng trải qua khó khăn thế nào. Tôi nhớ những ước mơ, khát vọng, suốt nhiều ngày không ngủ để tham gia cuộc thi nào đó cùng lũ bạn. Nó đáng quý lắm, và còn nhiều thứ để nhớ về lắm. Cùng trải qua thời kỳ định hướng bản thân, nhiều khi sau này bước ra trường lại còn làm chung ngành nghề, bạn sẽ thấy mình cần bạn đại học đến nhường nào. Năm tháng cấp 3 dù tươi đẹp đến thế nào thì hành trình ấy cũng đã khép lại, và một thế giới mới đã mở ra. Ta đâu thể đắm chìm mãi trong ký ức ngày ngày lên Facebook ca rằng “ước gì quay lại cấp 3”.

Bạn đại học còn là sự giao thoa văn hóa. Có người miền Bắc, kẻ miền Nam, người Vũng Tàu, Đà Lạt… chính sự đa dạng ấy cho bạn hiểu thêm về đất nước con người Việt. Bạn không chỉ biết trong thành phố mình mà còn biết xa thêm về các vùng đất khác. Mỗi nơi đều có điểm mạnh để cho ta học hỏi.

 

Chẳng hiểu từ lúc nào, tôi và rất nhiều người lại tin rằng điểm số không quan trọng. Chúng ta nhiều lần hô hào rằng ở xứ Tây nào đấy họ chẳng mảy may quan trọng điểm số chút nào đâu. Nhưng sự thật là họ có xem trọng đấy. Để ý kĩ bạn sẽ thấy để giành được các học bổng quốc tế từ bậc đại học, trao đổi hay master tất tần tật họ đều xét GPA. Những trường đại học càng có thứ hạng cao thì GPA được yêu cầu lại càng khủng. Không nói đâu xa, ngay cả các chương trình Management Trainee danh giá trong nước hay đợt tuyển dụng của các Big4, họ đều đưa ra mức GPA tối thiểu để nộp hồ sơ. Các công việc trên đều là công việc đáng mơ ước của hàng ngàn người. Ai cũng nghĩ mình đủ tài đủ giỏi để ứng tuyển, nhưng nếu chỉ vì bạn không đạt được mốc GPA tối thiếu thì bạn đã bị loại khỏi cuộc đua từ vòng nộp hồ sơ mất rồi.

Điều nhà tuyển dụng, các chương trình học bổng muốn thấy ở ứng viên tiềm năng là khả năng quản lý công việc, sự nghiêm túc với công việc và khả năng tiến bộ. Còn gì có thể bảo đảm cho những tiêu chí trên bằng một bản điểm đẹp kèm theo đó hàng loạt hoạt động ngoại khóa và kinh nghiệm làm việc. Năm nhất đại học vì mải mê tận hưởng mà bảng điểm của tôi chỉ toàn B và C, chính điều đấy đã khiển tôi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội và đang phải trả giá bằng việc cày cuốc nhiều đêm để gỡ gạc điểm số. Nếu bạn đã đọc được bài viết này, tôi hi vọng bạn sẽ không phải trả giá như vậy và vuột mất đi cơ hội quý giá. GPA không phải là tất cả nhưng thực sự rất quan trọng. Điều đó cho thấy bạn giỏi xoay sở, quản lý công việc dù phải tham gia các hoạt động ngoại khóa vừa phải thực tập hay làm thêm. Trên hết, đã chọn con đường sự nghiệp bằng học vấn vậy thì ta phải nghiêm túc với việc học.

                                ----------------------------------------------------                                                                                                 Bản quyền bài viết thuộc về YBOX.VN

                                     Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn "Theo YBOX.VN''

5,467 người xem

Video liên quan

Chủ Đề