Làm 8 tháng được bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội?

Thời gian đóng bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền 1 lần mà người lao động được hưởng. Vậy chỉ đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền? Trường hợp này liệu có nên rút 1 lần luôn không hay đóng tiếp?

Mục lục bài viết [Ẩn]

1. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm có được rút 1 lần không?

Pháp luật hiện hành mới đặt ra giới hạn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được rút 1 lần trong một số trường hợp như sau:

Trường hợp

Số năm đóng BHXH tổi thiểu

Số năm đóng BHXH tối đa

- Người lao động ra nước ngoài định cư

- Người lao động bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng

01 tháng

Không giới hạn

Lao động nữ làm cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đủ tuổi nghỉ hưu

Dưới 15 năm

Các trường hợp khác

Dưới 20 năm

(Căn cứ: Khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13)

Với giới hạn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như vậy, người lao động mới chỉ đóng bảo hiểm xã hội 02 năm hoàn toàn có thể làm lãnh tiền 1 lần khi có nhu cầu. Tuy nhiên không phải ai cũng được rút BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc.

- Trường hợp ra nước ngoài định cư; đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng; bộ đội, công an khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu: Được rút BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc:

- Trường hợp còn lại: Chờ 01 năm sau khi nghỉ việc, ngừng đóng BHXH tự nguyện.

Làm 8 tháng được bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội?
Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm rút được không? (Ảnh minh họa)

2. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền?

Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của mỗi người lao động được tính dựa trên thời gian đóng và khoản tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Số tiền 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội 02 năm được tính theo các công thức sau đây:

- Trường hợp đóng BHXH bắt buộc:

Tiền BHXH 1 lần

=

(1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014)

+

(2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

(Căn cứ Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

- Trường hợp đóng BHXH tự nguyện:

Tiền BHXH 1 lần

=

(1,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014)

+

(2 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

-

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng

(Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH)

Lưu ý: Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH được tính dựa trên mức lương hoặc thu hằng tháng đóng BHXH sau khi đã nhân với hệ số trượt giá.

Ví dụ: Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2018 đến hết tháng 12/2020 với mức lương 06 triệu đồng/tháng.

Năm 2023, anh B làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (06 triệu đồng x 12 tháng x 1,1 + 06 triệu đồng x 12 tháng x 1,08 ) : 24 = 6.570.000 đồng

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 6,57 triệu đồng x 02 năm = 26,28 triệu đồng.

Làm 8 tháng được bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội?
Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

3. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm: Nên lãnh 1 lần không hay đóng tiếp?

Thời gian đóng BHXH 02 năm được đánh giá là khá ngắn nên việc chọn rút BHXH 1 lần cần được cân nhắc kỹ.

Theo quy định, trong trường hợp đủ điều kiện, người lao động được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần khi không còn nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy cách tính BHXH 1 lần như thế nào?

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13, người lao động được rút bảo hiểm xã hội 01 lần khi thuộc một trong các trường hợp:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

- Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 08 tháng (năm 2022) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

- Tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Làm 8 tháng được bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội?

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần​ (Ảnh minh họa)

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:

Mức hưởng

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

- Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

- Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mbqtl

=

(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)

:

Tổng số tháng đóng BHXH

Theo Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:

Mức điều chỉnh

Năm

5,1

Trước năm 1995

4,33

1995

4,09

1996

3,96

1997

3,68

1998

3,53

1999

3,58

2000

3,59

2001

3,46

2002

3,35

2003

3,11

2004

2,87

2005

2,67

2006

2,47

2007

2,01

2008

1,88

2009

1,72

2010

1,45

2011

1,33

2012

1,25

2013

1,2

2014

1,19

2015

1,16

2016

1,12

2017

1,08

2018

1,05

2019

1,02

2020

1

2021

1

2022

Lưu ý:

Mức hưởng BHXH một lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ:

Ông A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2017 đến tháng 04/2019 như sau:

Từ tháng 10/2017 - 12/2017: Mức lương 4.500.000 đồng/tháng.

Từ tháng 01/2018 - 03/2019: Mức lương 5.000.000 đồng/tháng.

Tháng 04/2019: Mức lương 5.500.000 đồng/tháng.

Tổng thời gian tham gia BHXH của ông A là 01 năm 07 tháng (làm tròn 02 năm). Thời điểm đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng BHXH 01 lần từ tháng 05/2020. Nếu năm 2022, ông A làm thủ tục hưởng BHXH 01 lần thì sẽ được nhận:

Mức lương bình quân = {(3 x 4.500.000 x 1,12) + (12 x 5.000.000 x 1,08) + (3 x 5.000.000 x 1,05) + (1 x 5.500.000 x 1,05)} : 19 = 5.339.211 đồng

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = 2 x 5.339.211 x 2 = 21.356.844 đồng.

Trên đây là chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần. Người lao động có thể căn cứ vào thời gian đóng cũng như mức lương đóng BHXH của mình để tính chính xác số tiền BHXH 1 lần được nhận. Nếu chưa biết cách tính BHXH 1 lần của mình cũng như có vướng mắc gì khác, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.