Làm thế nào để học sinh thích đọc sách năm 2024

Đọc sách một cách chủ động và thích thú sẽ giúp trẻ tích lũy được những kỹ năng, nhận thức và kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống sau này.

Chuyên viên tâm lý Trần Đăng Thảo, văn phòng tư vấn TT&T, Đài 1088 TP HCM cho rằng, đọc sách rất quan trọng vì tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của tư duy, nhận thức xã hội, tinh thần và tình cảm của trẻ. Đọc sách một cách chủ động và thích thú sẽ giúp trẻ tích lũy được những kỹ năng, nhận thức và kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống sau này.

"Vì thế nên tập cho trẻ thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Đừng đợi đến khi bé lớn lên mới tập sẽ khó hơn rất nhiều". Theo nhà tâm lý Đăng Thảo, có nhiều cách để cha mẹ giúp bé hình thành thói quen đọc sách, tùy thuộc vào điều kiện và sở thích của từng gia đình.

Cha mẹ có thể tham khảo một trong những cách sau đây:

1. Làm gương cho con

Trẻ chưa thể tự mình ham thích đọc sách, cha mẹ nên kích thích sự hiếu kỳ của trẻ bằng việc đọc sách trước làm gương. Nên giữ thói quen và nhịp độ đọc mỗi ngày từ khi con mới sinh ra cho đến khi trưởng thành.

Ngoài ra cha mẹ nên hướng dẫn trẻ quan sát môi trường xung quanh. Từ đó phát hiện những vấn đề, nảy sinh thắc mắc, khơi gợi lòng ham muốn hiểu biết của trẻ bằng cách nêu ra vấn đề như “chỉ có đọc sách con mới biết được những điều đó”.

2. Xây dựng một thư viện nhỏ tại nhà

Sau khi trẻ bắt đầu quan tâm đến những cuốn sách thì đây chính là thời gian bắt đầu thu thập sách để tạo dựng một "thư viện mini" ở nhà. Hãy thiết kế một không gian để trẻ thích thú hơn và nuôi dưỡng lòng đam mê của trẻ khi đọc sách. Làm đa dạng kệ sách bằng cách thêm vào bất cứ cuốn sách nào mà bạn cho là phù hợp với lứa tuổi của bé. Chẳng hạn như:

- Từ 1-5 tuổi là giai đoạn trí não trẻ phát triển mạnh về trí tưởng tượng, khiếu thẩm mỹ. Nên đầu tư vào kệ sách những quyển truyện tranh, truyện cổ tích...

- Từ 6 đến 12 tuổi (tiểu học): Trẻ bắt đầu có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh. Vì thế nên cho bé đọc những quyển sách về khoa học cơ bản nói về các hiện tượng thời tiết, thiên nhiên (mưa, gió) hay sách truyện trinh thám để kích thích tư duy logic.

- Từ 12 tuổi trở lên (từ trung học cơ sở): giai đoạn này trẻ phát triển mạnh về tư duy nên cha mẹ cần trang bị vào "thư viện gia đình" những quyển sách về khoa học phổ thông, những phát minh sáng chế, giải thích các hiện tượng trong vũ trụ và vạn vật xung quanh.

3. Kể chuyện cho trẻ

Chuyên gia Jim Trelease là tác giả của cuốn sách "Read Aloud Handbook" khẳng định: "Chúng ta nên đọc cho trẻ nghe ngay từ khi mới lọt lòng. Việc đọc cho trẻ nghe không chỉ mang lại những lợi ích như hình thành sự kết nối trong não trẻ, hay tạo sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái, mà vốn từ của trẻ càng phong phú, càng khơi gợi trí tưởng tượng cũng như cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Từ đó kích thích trẻ yêu mến những quyển sách hơn".

4. Đọc truyện trước khi xem chúng trên tivi

“Con đoán xem Harry Porter sẽ làm gì tiếp theo?”. Thật thú vị khi trẻ thấy các nhân vật tưởng tượng của mình xuất hiện trên tivi. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ xem tranh ảnh về thế giới động vật và sau đó thấy chúng thật linh động trong các chương trình truyền hình. Hãy kết hợp việc đọc sách của trẻ và việc xem tivi để trẻ có hứng thú và sự ham muốn học hỏi. Đồng thời cách làm này cũng hạn chế tình trạng trẻ con ngồi hàng giờ vô bổ dán mắt vào màn hình tivi hoặc vi tính.

Làm thế nào để học sinh thích đọc sách năm 2024

5. Đừng để trẻ xem việc đọc là một hình phạt, bị ép buộc

Chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy nặng nề khi bạn quát rằng: “Tắt tivi và vô phòng đọc sách”. Đừng ép buộc con đọc nếu nó không thoải mái hay chưa sẵn sàng, khi đó trẻ sợ hãi và sẽ tìm cách tránh né. Hãy để việc đọc sách với trẻ là một niềm vui chứ không phải như việc nhà hay một bổn phận phải làm. Hãy đánh thức sự đam mê tri thức và dạy trẻ cách yêu sách và đọc vì ham tìm tòi.

Giáo viên tổ chức thi thuyết trình về sách, thưởng quà, khiến học sinh từ cảm giá khó chịu với sách chuyển sang hứng thú, đam mê.

Mỗi ngày trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý (quận 7, TP HCM) dành 20 phút cho học sinh đọc sách trước khi học các môn khác. Tuy nhiên, nhiều em trải qua khoảng thời gian ấy như cực hình, ngồi mong từng giây phút trôi qua để tham gia trò vui khác. Cô Nguyễn Thị Mỹ (giáo viên Văn) nói tại toạ đàm Thói quen đọc sách góp phần hình thành nhân cách cho học sinh như thế nào, ngày 27/8.

Nhằm giúp các em thay đổi tư duy, cô Mỹ bắt đầu "chiến dịch" mỗi tuần một cuốn sách, yêu cầu mỗi em chia sẻ một cuốn sách trong một học kỳ. Học trò được chọn sách yêu thích, phù hợp lứa tuổi và tận dụng thời gian mỗi sáng ở trường để đọc trong một tháng. Tiếp đó, cô tổ chức cuộc thi thuyết trình vào mỗi sáng thứ hai trong giờ sinh hoạt lớp với nhiều hình thức.

Làm thế nào để học sinh thích đọc sách năm 2024

Cô Nguyễn Thị Mỹ, giáo viên trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý chia sẻ tại toạ đàm. Ảnh: Mạnh Tùng.

"Lâu dần, những việc này trở thành hoạt động thường lệ, các em tự giác đọc và chia sẻ cùng nhau theo tuần. Đặc biệt trong 20 phút mỗi ngày, các em rất tập trung, thay vì cảm giác mong chờ tiếng chuông reo như trước đây", cô nói.

Tiếp đó cô cho học sinh vẽ và dán một cây sồi thật to trên tường của lớp. Mỗi em sẽ được phát nhiều quả sồi làm bằng giấy, ai đọc được cuốn sách nào thì viết bất kỳ điều gì rồi treo lên cây. "Chỉ sau một học kỳ cây sồi của lớp đã trĩu quả. Kể cả những bạn trước kia ít đọc sách thì giờ cũng góp phần quả của mình vào cây sồi già kia", cô giáo kể.

Khi tạo được thói quen cho học trò, cô Mỹ cùng đồng nghiệp xây dựng nhật ký đọc nhằm hướng dẫn các em đọc sách có hệ thống, khoa học hơn. Mỗi em trang bị cho mình một cuốn sổ ghi chép hằng ngày nội dung cơ bản của sách như tên, tác giả, tóm tắt nội dung, cảm nghĩ. "Không biết những cuốn sách có giúp trẻ thay đổi thế giới, thay đổi cuộc đời chúng như những câu danh ngôn không. Nhưng tôi tin việc đọc đã rèn luyện và giúp các em phần nào thay đổi thói quen của mình, hiểu hơn về nhiều số phận con người", cô nói.

Còn cô Nguyễn Thu Hà (giáo viên Văn, trường THPT Võ Trường Toản) khuyến khích học trò đọc sách bằng lời hứa: "Đọc và tóm tắt được một cuốn, cô sẽ thưởng một ly thức uống tại quán nhà cô". Học trò ban đầu đến quán chỉ muốn đọc sách nhận quà, lâu dần các em thích thú sách và chủ động mang sách hay đóng góp với cô. "Khi nghe các em nói 'bây giờ tụi con đến không phải để được uống nước của quán cô nữa mà là để được đọc sách' tôi rất vui", cô nói.

Với trẻ nhỏ, cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (giáo viên trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, quận 10) chia sẻ cách rèn thói quen đọc sách từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Cô kể hai năm trước, lớp 5 do cô chủ nhiệm có hai chị em sinh đôi, được cha mẹ cưng chiều nên mọi sinh hoạt, vui chơi đều phụ thuộc vào mẹ. Trong một lần làm bánh mang lên lớp cho học trò ăn, cô giáo đã chia sẻ cách làm món bánh ngon là nhờ đọc cuốn sách "50 cách làm các món ăn chơi đơn giản" trên kệ sách của lớp, rồi lấy cho hai em xem. Thích món bánh nên hai em xin mượn cuốn sách này về cho mẹ xem.

"Hôm sau, mẹ của hai em vào gặp tôi hớn hở khoe con mình thích quyển sách ấy lắm và đọc cho mẹ nghe rồi xin mua các vật liệu như trong sách để cùng làm bánh", cô Hạnh kể. Dịp đó, cô đã trao đổi với phụ huynh về tính cách của hai em, cùng đưa ra cách giúp chúng thay đổi về giao tiếp, tư duy, tình cảm.

Cô giáo sau đó cho trò mượn những cuốn sách ở thư viện rồi cùng trao đổi với cô mỗi giờ ra chơi. Hai em đã có những trưởng thành rõ rệt, biết phụ mẹ việc nhà, hoà đồng với bạn bè hơn. Hai chị em đang học lớp 8, vừa đạt giải nhất và nhì cuộc thi Lớn lên cùng sách cấp quận.

Làm thế nào để học sinh thích đọc sách năm 2024

PGS Hoàng Thị Tuyết chia sẻ nghiên cứu về mối quan hệ giữa đọc sách và phát triển nhân cách. Ảnh: Mạnh Tùng.

Tại toạ đàm, nhiều giáo viên cho biết thói quen đọc sách đã mang lại những thay đổi rõ rệt cho học trò, từ kỹ năng sống, phẩm chất và năng lực hiểu biết. Thành tích học tập của các em tốt hơn do có sự tập trung, trí nhớ được nâng cao, vốn từ vựng và khả năng diễn đạt phát triển.

Về tình cảm, các em biết giao tiếp, chia sẻ và đồng cảm hơn. Đọc sách cũng giúp học sinh giảm căng thẳng, hướng đến các giá trị sống tích cực.

PGS Hoàng Thị Tuyết (giảng viên Đại học Sư phạm TP HCM) dẫn mục tiêu giáo dục tổng quát của chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng từ năm 2020 bao hàm 10 năng lực, 6 phẩm chất cho thấy cốt lõi "việc đọc chính là học, là tự học". "Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc sách, kỹ năng đọc để các em phát triển nhân cách tích cực là một trong những giải pháp có tính chiến lực thực hiện thành công mục tiêu giáo dục tổng quát", bà Tuyết cho hay.

Học sinh cấp 2 nên đọc sách gì?

Tôi Tài Năng, Bạn Cũng Vậy Tôi Tài Năng, Bạn Cũng Vậy. ... .

Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay. ... .

Harry Potter và Bí Mật Phòng Chứa Harry Potter và Bí Mật Phòng Chứa. ... .

Hoàng Tử Bé - Le Petit Prince Hoàng Tử Bé - Le Petit Prince. ... .

Hành Trình Của Những Chiến Sĩ Cầu Vồng Chiến Sĩ Cầu Vồng..

Làm sao để bé ham đọc sách?

Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều câu chuyện. ... .

Dạy cho trẻ những câu thơ, những bài hát. ... .

Tạo niềm hứng thú, ham thích đọc sách nơi trẻ ... .

Tăng thêm vốn từ cho trẻ ... .

Hãy tận dụng những trò chơi để phát huy kỹ năng đọc, viết của trẻ ... .

Thỉnh thoảng tập trẻ lập lại một số từ khi trẻ đọc một câu chuyện..

Làm sao để chăm đọc sách?

Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?.

Tạo cảm giác hứng thú khi đọc sách. ... .

Thiết lập thời gian đọc phù hợp. ... .

Xem sách như người bạn đồng hành. ... .

Chọn lọc sách hay để đọc. ... .

Nghiêm túc với việc đọc sách. ... .

Lựa chọn không gian đọc yên tĩnh. ... .

Lựa chọn sách giấy để đọc. ... .

Viết review sách sau khi đọc..

Làm sao để đọc sách nhanh hơn?

Sau đây là một số hướng dẫn cách đọc sách nhanh mà bạn có thể tham khảo:.

Đọc lướt. ... .

Đọc phần review sách. ... .

Dừng thói quen đọc thầm trong đầu (subvocalization) ... .

Đọc theo cụm từ, đoạn từ (Word Chunking) ... .

Theo nhịp độ tay. ... .

Hạn chế quay đầu đọc lại (regression-hồi quy) ... .

Tóm tắt lại nội dung đã đọc..