Lịch âm hôm nay là ngày gì năm 2024

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Lịch âm 3/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem Lịch vạn niên hôm nay và ngày mai. Xem giờ hoàng đạo và giờ đẹp hôm nay 3/2 là những giờ nào, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.

Theo cuốn Tìm hiểu văn hóa phương Đông - Âm dương đối lịch năm Giáp Thìn 2024 của Nhà xuất bản Thanh Hóa, hôm nay thứ 7 ngày 3/2 dương lịch tức ngày 24/12 âm lịch. Hôm nay là ngày Đinh Dậu, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão Nạp âm: Sơn Hạ Hỏa [Lửa trên núi] - Hành Hỏa Tiết Đại hàn - Mùa Đông - Ngày Hắc Đạo Câu Trận Việc nên làm và không nên làm ngày 3/2 Nhị thập bát tú: Sao Liễu Việc nên làm: Không có mấy việc hợp với ngày này.

Việc không nên làm: Khởi công tạo tác việc chi cũng xấu, nhất là chôn cất, xây đắp, dựng cửa, tháo nước, đào ao lũy, làm thủy lợi. Ngoại lệ: Sao Liễu vào ngày Ngọ trăm việc tốt. Sao Liễu Đăng Viên vào ngày Tỵ: Thừa kế và nhậm chức đại cát. Sao Liễu vào ngày Dần, Tuất kỵ xây cất và chôn cất. Giờ đẹp hôm nay 3/2 Giờ Tý [23h-01h]: Là giờ hoàng đạo Tư mệnh. Mọi việc đều tốt.

Giờ Sửu [01h-03h]: Là giờ hắc đạo Câu trận. Rất kỵ trong việc dời nhà, làm nhà, tang lễ.

Giờ Dần [03h-05h]: Là giờ hoàng đạo Thanh long. Tốt cho mọi việc, đứng đầu bảng trong các giờ Hoàng Đạo.

Giờ Mão [05h-07h]: Là giờ hoàng đạo Minh đường. Có lợi cho việc gặp các vị đại nhân, cho việc thăng quan tiến chức.

Giờ Thìn [07h-09h]: Là giờ hắc đạo Thiên hình. Rất kỵ kiện tụng.

Giờ Tỵ [09h-11h]: Là giờ hắc đạo Chu tước. Kỵ các viện tranh cãi, kiện tụng.

Giờ Ngọ [11h-13h]: Là giờ hoàng đạo Kim quỹ. Tốt cho việc cưới hỏi.

Giờ Mùi [13h-15h]: Là giờ hoàng đạo Kim Đường. Hanh thông mọi việc.Giờ Thân [15h-17h]: Là giờ hắc đạo Bạch hổ. Kỵ mọi việc, trừ những việc săn bắn tế tự.

Giờ Dậu [17h-19h]: Là giờ hoàng đạo Ngọc đường. Tốt cho mọi việc, trừ những việc liên quan đến bùn đất, bếp núc. Rất tốt cho việc giấy tờ, công văn, học hành khai bút.

Giờ Tuất [19h-21h]: Là giờ hắc đạo Thiên lao. Mọi việc bất lợi, trừ những việc trấn áp thần quỷ [trong tín ngưỡng, mê tín].

Giờ Hợi [21h-23h]: Là giờ hắc đạo Nguyên vũ. Kỵ kiện tụng, giao tiếp. Các tuổi hợp - xung hôm nay 3/2 Tuổi hợp ngày: Lục hợp: Thìn. Tam hợp: Tị, Sửu Tuổi xung ngày: Quý Mão, Quý Tị, Quý Dậu, Quý Hợi, Ất Mão Tuổi xung tháng: Tân Mão, Tân Dậu, Kỷ Mùi, Quý Mùi Hướng xuất hành ngày 3/2 Ngày xuất hành: Thanh Long Túc - Khởi hành không gặp may, công việc khó thành.

Hướng xuất hành: Hỷ thần: Nam - Tài Thần: Đông - Hạc thần: Tại Thiên

Giờ xuất hành:

Giờ Tý [23h-01h]: Là giờ Tiểu các. Xuất hành gặp nhiều may mắn. Khai trương, buôn bán, giao dịch có lời. Công việc trôi chảy tốt đẹp, vạn sự hòa hợp.

Giờ Sửu [01h-03h]: Là giờ Tuyệt lộ. Cầu tài không có lợi, ra đi hay gặp trắc trở, gặp ma quỷ phải cúng lễ mới qua.

Giờ Dần [03h-05h]: Là giờ Đại an. Cầu tài đi hướng Tây, Nam. Xuất hành được bình yên. Làm việc gì cũng được hanh thông.

Giờ Mão [05h-07h]: Là giờ Tốc hỷ. Niềm vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam. Xuất hành được bình yên. Quãng thời gian đầu giờ tốt hơn cuối giờ.

Giờ Thìn [07h-09h]: Là giờ Lưu niên. Mọi sự mưu cầu khó thành. Đề phòng thị phi, miệng tiếng. Việc liên quan tới giấy tờ, chính quyền, luật pháp nên từ từ, thư thả.

Giờ Tỵ [09h-11h]: Là giờ Xích khẩu. Dễ xảy ra việc xung đột bất hòa hay cãi vã. Người đi nên hoãn lại.

Giờ Ngọ [11h-13h]: Là giờ Tiểu các. Xuất hành gặp nhiều may mắn. Khai trương, buôn bán, giao dịch có lời. Công việc trôi chảy tốt đẹp, vạn sự hòa hợp.

Giờ Mùi [13h-15h]: Là giờ Tuyệt lộ. Cầu tài không có lợi, ra đi hay gặp trắc trở, gặp ma quỷ phải cúng lễ mới qua.

Giờ Thân [15h-17h]: Là giờ Đại an. Cầu tài đi hướng Tây, Nam. Xuất hành được bình yên. Làm việc gì cũng được hanh thông.

Giờ Dậu [17h-19h]: Là giờ Tốc hỷ. Niềm vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam. Xuất hành được bình yên. Quãng thời gian đầu giờ tốt hơn cuối giờ.

Giờ Tuất [19h-21h]: Là giờ Lưu niên. Mọi sự mưu cầu khó thành. Đề phòng thị phi, miệng tiếng. Việc liên quan tới giấy tờ, chính quyền, luật pháp nên từ từ, thư thả.

Người Việt Nam cũng như một số quốc gia khác ở châu Á sử dụng cùng lúc 2 loại lịch. Một là lịch Tây, sử dụng chung trên toàn thế giới [còn gọi là lịch dương]. Một là lịch âm, chuyên dùng để tính những ngày trọng đại như tết nguyên đán, trung thu, ngày cưới hỏi, ngày cúng rằm…

Lịch âm hay còn được gọi là âm lịch, là một loại lịch được tính dựa trên chu kỳ của tuần trăng. Đây là loại lịch được một số quốc gia ở châu Á sử dụng, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, loại lịch duy nhất sử dụng âm lịch chính là lịch Hồi giáo. Theo lịch này thì mỗi năm chỉ chứa 12 tháng mặt trăng.

Đặc trưng của âm lịch thuần túy chính là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và không được gắn với các mùa. Do đó, âm lịch Hồi giáo sẽ ngắn hơn dương lịch từ 11 đến 12 ngày. Sau 33 hoặc 34 năm Hồi giáo thì lịch này mới ăn khớp lại với lịch dương. Âm lịch được sử dụng chủ yếu cho mục đích tín ngưỡng.

Nhiều loại lịch khác cũng được gọi là âm lịch [nông lịch] thế nhưng thực thế là âm dương lịch. Thực tế thì lịch âm của Việt Nam cũng là âm dương lịch chứ không phải là âm lịch thuần túy. Việt Nam sử dụng múi giờ +7 trong khi Trung Quốc sử dụng múi giờ +8 để tính nông lịch nên đôi khi tết nguyên đán của Việt Nam và Trung Quốc không cùng một ngày.

Độ dài của tháng âm lịch

Do thời lượng của quỹ đạo mặt trăng không cố định. Nên độ dài của các tháng theo lịch âm cũng không giống nhau. Độ dài trung bình của các tháng trong âm lịch là 29,530588 ngày.

Điều này đồng nghĩa với việc một tháng sẽ có 29 hoặc 30 ngày luân phiên cho nhau, gọi là tháng thiếu [29 ngày] và tháng đủ [30 ngày]. Đó chính là lý do vì sao trong tháng âm lịch của Việt Nam xuất hiện những tháng chỉ có 29 ngày.

Phân biệt năm dương lịch, âm lịch và âm dương lịch

1. Năm dương lịch

Năm dương lịch được tính bằng thời gian trái đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời. Một vòng quay của trái đất kéo dài 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Do đó, để thuận tiện trong việc tính toán thì người ta quy ước một năm dương lịch có 365 ngày.

Sau 4 năm thì có một năm nhuận có 366 ngày. Do 365 không thể chia hết cho 12 nên số ngày của các tháng cũng không đều nhau. Các tháng có 31 ngày sẽ là tháng đủ. Tháng nào có 30 ngày là tháng thiếu. Riêng tháng 2 sẽ chỉ có 28 ngày, năm nhuận thì có 29 ngày.

2. Năm âm lịch

Năm âm lịch được tính theo chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng. Người xưa đã phát hiện mặt trăng khi tròn khi khuyết theo quy luật và tính ra được bình quân của mỗi lần mặt trăng tròn là 29,53 ngày. Do đó, họ đã lấy chu kỳ này là một đơn vị đo thời gian, gọi là tháng. Tháng đủ trong năm âm lịch sẽ có 30 ngày.

Tháng thiếu có 29 ngày. Trong chu kỳ từ ngày nóng đến ngày lạnh và từ ngày lạnh đến ngày nóng có tất cả 12 lần trăng tròn khuyết. Nên người xưa đã lấy 12 tháng để tạo thành một năm âm lịch. Trung Quốc và Ai cập chính là 2 quốc gia sử dụng năm âm lịch sớm nhất.

3. Năm âm dương lịch

Một chu kì thời tiết từ nóng đến lạnh là 364 ngày nhưng một năm âm lịch lại chỉ có 354 – 355 ngày. Vậy thì mỗi năm sẽ bị dư lại 11 – 12 ngày. 3 năm liên tiếp sẽ dư đến 1 tháng. Để giải quyết vấn đề này thì năm âm dương lịch ra đời.

Người xưa đã cộng thêm một tháng vào năm thứ 3 để đủ vào số ngày bị dư ra. Do đó, trong 3 năm liên tiếp thì sẽ có 1 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng thay vì 12 như thông thường. Năm nhuận có 384 hoặc 385 ngày. Việt Nam chính là quốc gia sử dụng năm âm dương lịch. Chính là lịch âm mà chúng ta vẫn dùng song song với lịch dương.

Ngày lễ quan trọng của Việt Nam tính theo lịch âm

Người Việt Nam từ xưa đã sử dụng lịch âm hôm nay. Nên những ngày lễ hội truyền thống của người Việt đều được tính theo âm lịch. Có thể kể đến những lễ hội tiêu biểu như:

  • 1/1: Tết nguyên đán
  • 15/1: Lễ thượng nguyên
  • 3/3: Tết hàn thực
  • 10/: Giỗ tổ Hùng Vương
  • 15/4: Lễ phật đản
  • 5/5: Tết đoan ngọ
  • 15/7: Lễ vu lan
  • 15/8: Tết trung thu
  • 9/9: Tết trùng cửu
  • 10/10: Tết thường tân
  • 15/10: Tết hạ nguyên
  • 23/12: Đưa táo quân về trời
  • 30/12: Giao thừa

Đây đều là những lễ hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Việt. Dùng để tưởng nhớ một sự kiện nào đó. Tết nguyên đán chính là lễ hội quan trọng nhất của người Việt. Trong ngày này, các gia đình là sum họp và đoàn tụ bên nhau. Cho dù là cách xa đến mấy thì những người con đều sẽ cố gắng quay về đoàn tụ với cha mẹ trong ngày tết. Do đó, tết nguyên đán còn được gọi là tết đoàn viên.

Trên đây là những thông tin hữu ích về lịch âm – loại lịch mà người Việt vẫn đang sử dụng. Trên các tờ lịch của người Việt Nam thì lịch âm được ghi nhỏ hơn và nằm ở phía dưới lịch dương. Để tra cứu lịch âm dương cũng như đổi ngày âm sang dương và ngược lại đổi ngày dương sang âm. Các bạn có thể tra cứu tại website Lichamhomnay.com nhé.

Chủ Đề