Lỗi không giấy phép lái xe ô tô năm 2024

VOV.VN - Giấy phép lái xe là loại giấy tờ không thể thiếu khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông. Đối với trường hợp không mang giấy phép lái xe khi tham gia giao thông có thể sẽ bị xử phạt nặng.

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể để cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Lỗi không giấy phép lái xe ô tô năm 2024

Ảnh minh họa: KT

Quy định về cấp giấy phép lái xe hạng A1

Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho các đối tượng sau:

- Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Khi nào đủ điều kiện được thi giấy phép lái xe hạng A1?

Theo quy định để đủ điều kiện được thi giấy phép lái xe hạng A1 phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

- Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe): người từ đủ 18 tuổi trở lên được thi giấy phép lái xe A1;

- Đảm bảo sức khỏe theo quy định: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư Liên tịch số 24 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

- Có trình độ văn hóa theo quy định.

Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe hạng A1 mới nhất

Theo quy định có hai khung mức phạt đối với lỗi không có giấy phép lái xe hạng A1 là: Lỗi không có giấy phép lái xe và lỗi có giấy phép lái xe nhưng không mang theo

Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe hạng A1:

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100 ban hành năm 2019 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì: Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Mức phạt lỗi có những không mang theo giấy phép lái xe hạng A1:

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Nghị định 100 năm 2019 thì: Người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT thì thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên ứng dụng VneID là giấy phép lái xe hợp lệ bên cạnh giấy phép lái xe làm bằng vật liệu PET do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào về GPLX đã được xác thực trên VneID có giá trị thay thế GPLX đã được cung cấp sử dụng trước đây. Do đó, khi tham gia giao thông, người dân vẫn cầb phải mang theo GPLX bản giấy hoặc bản PET ( tuỳ từng thời gian cấp phép) để xuất trình khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự thi giấy phép lái xe A1

Người học lái xe lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12 năm 2017 của Bộ Giao thông Vận tải

- Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Lưu ý: Trường hợp, người dân tộc thiểu số không biết đọc, không biết viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, cần lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Nhiều người khi lái xe thường mắc sai lầm khi không phân biệt được hai lỗi vi phạm: lỗi không mang theo và lỗi không có giấy phép lái xe ô tô (GPLX). Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai lỗi này là vô cùng quan trọng để tránh những hiểu lầm và tranh cãi khi bị xử phạt.

  • Không mang theo GPLX: Lỗi này xảy ra khi người lái có GPLX hợp lệ cho loại xe đang điều khiển nhưng lại quên mang theo khi tham gia giao thông. Ví dụ bạn đang điều khiển xe ô tô yêu cầu bằng lái B1 nhưng quên mang theo. Trường hợp này bạn sẽ bị phạt vì phạm “Lỗi không mang giấy phép lái xe ô tô”
  • Không có GPLX: Lỗi này nghiêm trọng hơn và xảy ra khi người lái hoàn toàn không sở hữu GPLX hợp lệ cho loại xe đang điều khiển. Ví dụ bạn đang điều khiển xe ô tô yêu cầu bằng lái B2 nhưng bạn chưa thi lấy bằng B2. Trường hợp này bạn sẽ bị phạt vì phạm “Lỗi không có giấy phép lái xe ô tô”

Lỗi không giấy phép lái xe ô tô năm 2024

Lỗi không có giấy phép lái xe ô tô năm 2024 phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019 NĐ-CP về việc xử phạt đối với lỗi không có giấy phép lái xe ô tô, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không có Giấy phép lái xe, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người lái xe ô tô còn phải chịu tạm giữ xe trong vòng 7 ngày kể từ ngày tạm giữ và không quá 30 ngày nếu còn nhiều tình tiết cần xác minh thêm, theo quy định tại Điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 8, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, nếu người lái xe ô tô đã bị tạm giữ bằng lái và đang trên đường lái xe ô tô về thì lại bị kiểm tra thì họ sẽ không bị tính là điều khiển phương tiện không có bằng lái xe ô tô.

Lỗi không mang giấy phép lái xe ô tô năm 2024 phạt bao nhiêu?

Khác với lỗi không có giấy phép lái xe ô tô, việc không mang theo bằng lái xe ô tô khi điều khiển phương tiện là lỗi phổ biến mà nhiều người thường mắc phải. Trong trường hợp này, người lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày bị tạm giữ và không quá 30 ngày, tương tự như trường hợp không có bằng lái xe ô tô.

Nếu người lái xe xuất trình được giấy phép lái xe đến thời hạn giải quyết vụ việc, sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng cho lỗi không mang theo giấy phép lái xe, theo quy định tại khoản 3, Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Lỗi không giấy phép lái xe ô tô năm 2024

Qua nội dung trên, chắc hẳn bạn đã phân biệt được lỗi không có giấy phép lái xe ô tô và không mang rồi chứ? Và còn một số nội dung khác cần lưu ý ở bên dưới.

Lỗi không có giấy phép lái xe ô tô có bị giam xe?

Các giấy tờ cần mang theo khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ

Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau để không bị phạt lỗi không có giấy phép lái xe ô tô và các vấn đề liên quan:

  • Đăng ký xe
  • Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.
  • Việc không có giấy phép lái xe sẽ phải chịu những mức phạt nhất định do pháp luật hiện hành quy định.

Lỗi không giấy phép lái xe ô tô năm 2024

Luyện thi giấy phép lái xe ô tô ở đâu thì đáng tin?

Để không bị phạt lỗi không có giấy phép lái xe ô tô, hãy đến ngay với Tư vấn học lái xe Cần Thơ.

  • Học phí hướng dẫn lái xe ô tô trọn gói đến thi sát hạch không phát sinh thêm phí khác
  • Hỗ trợ lịch tập theo giờ của học viên.
  • Khoá học trọn gói, không phát sinh trong quá trình học.
  • Tập lái thực hành trên xe 4 chỗ, 7 chỗ, xe tải, số sàn và số tự động.
  • Giáo viên kèm sát học viên thực hành cho đến khi học viên lái được.
  • Tập lái đường trường đi các tỉnh: Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Hà Tiên, Đồng Tháp, Cà Mau, Đà Lạt.
  • Bảo đảm học viên hoàn thành khóa học, tự tin điều khiển xe trên các tuyến đường.
  • Ôn luyện xe số tự động, số sàn cho học viên có bằng lái.

CÁC KHOÁ HỌC VÀ HỌC PHÍ

Hạng B2: 14.500.000 đ/khóa

Hạng B11: 16.000.000 đ/khóa

Hạng C: 16.500.000 đ/khóa

Hạng A1: 210.000 đ/khóa

Hạng A2: 1.300.000 đ/khóa

✳ Đặc biệt : Đối với học viên ngoài trung tâm TP Cần Thơ có giáo viên đưa rước, kèm tận nơi, thực hành 100% đường trường.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: Thầy Khoa – 0918.916.680

Văn phòng tư vấn tiếp nhận hồ sơ: Số 85 đường Xuân Thủy – Phường An Bình – Quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ.

Không bằng lái xe ôtô phạt bao nhiêu 2024?

Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Lỗi không có Giấy phép lái xe ô tô phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô: Căn cứ Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Không mang giấy tờ xe phạt bao nhiêu năm 2024?

Mức phạt không mang giấy đăng ký xe máy (cà-vẹt xe) 2024: Phạt từ 100.000 đồng đến 200.00 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang Cà-vẹt xe. Trường hợp không có giấy đăng ký xe máy thì sẽ bị phạt từ 800.000 -1.000.000đ.

Không mang giấy tờ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?

- Người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt tiền từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng đối với mỗi hành vi.