Lớp học kỹ năng sông cung văn hóa thiếu nhi năm 2024

Khác với các kỳ nghỉ hè năm trước, năm nay em Nguyễn Thị Ngọc Bích, học sinh lớp 6D8, Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (quận Lê Chân) lại lựa chọn cho mình kỳ nghỉ hè 2 tháng tại lớp học bán trú năng khiếu Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố Hải Phòng.

Ngọc Bích chia sẻ: “Tham gia lớp học bán trú năng khiếu hè tại Cung Văn hóa thiếu nhi em được trải nghiệm tham gia nhiều hoạt động, em biết tự chăm sóc bản thân mình hơn.

Các thầy, cô còn trang bị cho em kiến thức trong đời sống hàng ngày, ứng xử, giao tiếp với những người chung quanh, cách bảo vệ bản thân. Đặc biệt, em được tham gia những môn năng khiếu yêu thích, như: học đàn, múa, chơi cờ vua…”.

Lớp học kỹ năng sông cung văn hóa thiếu nhi năm 2024
Các em học sinh được trải nghiệm, rèn kỹ năng sống tại Cung Văn hóa thiếu nhi Hải Phòng (Ảnh: Lã Tiến)

Lớp bán trú năng khiếu là mô hình lớp mới tại Cung Văn hoá thiếu nhi thành phố Hải Phòng, lớp học cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6, buổi trưa các em học sinh được ăn, nghỉ tại đây và chiều tối gia đình đón.

Học sinh được ôn tập các kiến thức văn hóa, tham gia nhiều môn năng khiếu như: hát, múa, vẽ, đàn, dẫn chương trình, cờ vua, đá cầu, bóng rổ, bơi… tùy theo sở thích, năng lực của mỗi học sinh, Cung sẽ bố trí dạy các môn năng khiếu phù hợp để các cháu có kỳ nghỉ hè vui chơi, bổ ích.

Theo lãnh đạo Cung Văn hóa thiếu nhi Hải Phòng, hiện, lớp bán trú năng khiếu có hơn 300 học sinh, độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 7, với mức kinh phí 3,5 triệu đồng/ tháng.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó giám đốc Cung Văn hóa thiếu nhi Hải Phòng cho biết, các hoạt động chơi và học tại cung dành cho thiếu niên, nhi đồng đa dạng, với 50 phòng học, 30 bộ môn ở các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, võ thuật, giáo dục trẻ.

Đặc biệt, toán thông minh, trang bị kỹ năng sống và các câu lạc bộ Toán tuổi thơ, ngoại ngữ, dẫn chương trình, tạo hình bóng nghệ thuật, các lớp yêu cầu… Năm 2018, cung có thêm một số lớp năng khiếu mới như lớp bán trú năng khiếu, lớp bơi, bóng rổ, đá cầu... Trong đó, lớp bán trú năng khiếu thu hút đông đảo học sinh theo học, đến nay không còn phòng học; lớp bóng rổ cũng thu hút gần 200 học sinh tham gia…

Lượng học sinh đăng ký theo học trong dịp hè tại Cung văn hóa thiếu nhi thành phố năm nay ước tính hơn 4.000 lượt học sinh, gấp nhiều lần số học sinh tham gia các lớp năng khiếu trong năm học.

Những bộ môn được các em đăng ký nhiều là cờ vua, erobic, vẽ, võ, lớp bán trú năng khiếu, bóng rổ, bơi...

Lớp học kỹ năng sông cung văn hóa thiếu nhi năm 2024
Học sinh được tham gia trại kỹ năng sống tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng (Ảnh: Lã Tiến)

Cũng trong tháng 6/2018, Cung Văn hóa Thể thao thanh niên Hải Phòng tiếp nhận hàng nghìn học sinh đăng ký các lớp học, như: đàn, võ, erobic, dẫn chương trình…. Cùng với đó, tại các trung tâm văn hóa các quận, huyện học sinh cũng đến đăng ký các lớp năng khiếu học hè ngày một nhiều hơn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các bậc phụ huynh không chỉ quan tâm cho con em mình tham gia các lớp năng khiếu cố định tại các cung, trung tâm mà còn đăng ký cho con em mình tham gia các lớp trải nghiệm sáng tạo, rèn kỹ năng sống, chăm sóc bảo vệ bản thân.

Các học sinh được rèn kỹ năng sống trong các trại bơi “Bơi cùng Yết kiêu thời đại” do Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố, Lữ Đoàn đặc công Hải Quân 126 phối hợp tổ chức nhằm giúp học sinh biết bơi, huấn luyện với các kỹ năng phòng, tránh, ứng phó với các tình huống khẩn cấp; tham gia các trại kỹ năng sống tại Đồ Sơn…

Bên cạnh sự quan tâm của gia đình, với mong muốn con em mình sẽ trưởng thành, nền nếp, tự tin hơn trong cuộc sống, các tổ chức Đoàn, Hội, Đội thành phố Hải Phòng tiếp tục đưa các mô hình, hoạt động cụ thể, tạo cơ hội thuận lợi để thanh thiếu nhi phát huy tính sáng tạo, năng khiếu, rèn kỹ năng sống và ý thức cộng đồng theo hướng phù hợp với nhu cầu của thanh thiếu nhi trong dịp hè.

Năm 2018, Thành Đoàn Hải Phòng tiếp tục phối hợp với Tiểu đoàn 158, xã Ngũ Lão (huyện Thủy Nguyên) tổ chức cho hơn 200 học sinh là chiến sĩ tham gia chương trình học kỳ trong quân đội, với chủ đề “Tôi yêu Hải Phòng”.

Các hoạt động này nhằm trang bị cho học sinh thêm kiến thức về thành phố, tìm hiểu lịch sử về Hải Phòng; huấn luyện giáo dục quốc phòng, rèn luyện kỹ năng sống, tham gia công tác xã hội giúp học sinh có kỳ nghỉ hè thực sự vui tươi và bổ ích.

cha mẹ không thể kiểm soát và quản lý con cái 24/7. Biện pháp hữu hiệu hơn là dạy trẻ cách dùng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh. Infographic dưới đây gợi ý một số bí quyết giúp cha mẹ bảo vệ trẻ khi tiếp xúc với mạng Internet:

Lớp học kỹ năng sông cung văn hóa thiếu nhi năm 2024

1. Cha mẹ không nên ngăn cấm trẻ tiếp xúc với công nghệ. Bao bọc trẻ quá mức, khiến trẻ không có “sức đề kháng” trước nội dung độc hại trên Internet. Hãy dạy trẻ cách sử dụng Internet an toàn và tích cực.

2. Cha mẹ nên quan tâm đến những nền tảng trên Internet mà trẻ yêu thích. Khi cùng trẻ theo dõi và sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, cha mẹ có thể kịp thời phát hiện các ứng dụng nguy hại.

3. Nhiều ứng dụng hiện nay (YouTube, TikTok) được tích hợp các bộ lọc nội dung, chế độ trẻ em hoặc chế độ hạn chế. Các bộ lọc này không đảm bảo an toàn tuyệt đối, tuy nhiên, chúng có thể hạn chế phần lớn các nội dung người lớn, bạo lực có hại với trẻ em.

4. Tạo khung thời gian không dùng điện thoại cho cả gia đình: trong giờ ăn cơm, trong giờ nghỉ trưa, khi ngồi vào bàn học. Các thành viên khác trong gia đình cũng cần làm gương cho trẻ nhỏ.

5. Hướng dẫn trẻ không nên đăng những thông tin cá nhân quan trọng lên mạng như: Họ tên đầy đủ của con, địa chỉ gia đình, số điện thoại, mật khẩu, kế hoạch hàng ngày (giờ đi học của con), sinh nhật…

6. Hướng dẫn trẻ đánh giá sự thật trong các thông tin trên mạng, các dấu hiệu nhận biết các trò chơi, xu hướng nguy hiểm.

7. Không dùng các thiết bị điện tử để thưởng hay phạt trẻ. Trẻ có thể trở nên sợ sệt, không muốn giao tiếp với cha mẹ vì sợ bị phạt.

8. Cân bằng thời gian sử dụng thiết bị điện tử và các hoạt động học tập, vui chơi khác của trẻ.

9. Không giúp trẻ đăng ký tài khoản mạng xã hội khi trẻ chưa đủ tuổi. Facebook, TikTok, Instagram, YouTube là các nền tảng không dành cho người dưới 13 tuổi.

10. Cha mẹ cần tích cực trang bị kiến thức về công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm với phụ huynh khác.

Nguồn: Tổng hợp

DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ THEO ĐỘ TUỔI

– Ngủ đúng giờ và đủ giấc: 1 đến 6 tuổi

Ngủ đúng giờ và đủ giấc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng mà trẻ cần phải học càng sớm càng tốt. Ngay từ lúc con còn nhỏ, cha mẹ có thể áp dụng quy trình 4B: bathing (tắm), brushing (đánh răng), books (đọc sách) và bed (đi ngủ), tức là trẻ sau khi tắm sẽ đánh răng, nghe cha mẹ kể chuyện hoặc đọc sách và đi ngủ. Giờ lý tưởng nhất để trẻ đi ngủ là trước 9h tối. Ở độ tuổi này, trẻ cần ngủ từ 9 đến 11 tiếng/đêm (khoảng 12 đến 14 tiếng/ngày).

– Biết bơi: 1 đến 6 tuổi

Trẻ có thể học bơi ở bất kì độ tuổi nào, nhưng theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo thì cha mẹ nên đợi cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi mới nên cho học bơi chính thức.

Biểu đồ kỹ năng bơi lội và an toàn nước của Hội Chữ thập đỏ Mỹ cho biết từ 6 tháng đến khoảng 3 tuổi, trẻ có thể học các kỹ năng bơi cơ bản như chìm người dưới nước, nổi và lướt trên mặt nước.

Trẻ mẫu giáo (4 đến 5 tuổi) đã thành thạo các kỹ năng bơi lội trên có thể học thêm các kỹ năng đòi hỏi phải phối hợp tay và chân dưới nước. Trẻ trên 6 tuổi ngoài việc học kỹ năng bơi lội thành thạo thì cần học thêm các kỹ năng ứng phó khi bị đuối nước.

– Nấu ăn cơ bản: 2 tuổi trở lên

Cho trẻ tham gia công việc bếp núc cùng cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển một chế độ ăn lành mạnh và khích lệ trẻ thử nhiều món ăn khác nhau thay vì kén ăn. Những trẻ nhỏ tuổi có thể giúp mẹ nhặt rau hay đong đếm nguyên liệu, còn trẻ lớn hơn, từ 6-8 tuổi có thể sử dụng những vật dụng trong bếp như lò vi sóng, máy nướng bánh, dụng cụ mở đồ hộp… Trên 8 tuổi, trẻ có thể học các sử dụng dao dưới sự hướng dẫn và giám sát của cha mẹ. Trên 13 tuổi, trẻ có thể tự nấu một bữa ăn đơn giản cho gia đình hoặc cho bản thân mình.

Lớp học kỹ năng sông cung văn hóa thiếu nhi năm 2024

– Đi xe đạp: 3 đến 8 tuổi

Hầu hết trẻ em tập đi xe đạp 2 bánh lúc khoảng 5 tuổi, nhưng có trẻ có thể biết đi xe đạp 2 bánh từ lúc lên 3 hoặc trễ hơn lúc đã lên 8 (hoặc lớn tuổi hơn nữa).

Theo tổ chức HealthyChildren.org thì hầu hết trẻ em có thể đi xe 3 bánh ở tuổi lên 3. Những bánh xe nhỏ giúp trẻ làm quen với việc dùng chân để đạp xe và giữ cân bằng dễ hơn, nhưng thực ra chúng lại không mấy cần thiết, đôi khi việc đi xe đạp 3 bánh khiến trẻ bị lệ thuộc và chậm biết đi xe đạp 2 bánh sau này. Tốt nhất, bố mẹ nên tập cho con đi xe 2 bánh ngay từ đầu, hoặc đi xe không có bàn đạp để học cách cân bằng.

– Đánh răng: 3 đến 6 tuổi

Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến nghị cha mẹ đánh răng cho trẻ khi trẻ nhỏ hơn 3 tuổi và giám sát việc đánh răng của trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Sau 6 tuổi, con bạn có thể tự đánh răng. Tuy nhiên, một số khảo sát của các nha sĩ cho thấy trẻ ở độ tuổi 11 chỉ chải 50% bề mặt răng, trong khi những người trưởng thành từ 18 đến 22 tuổi không tốt hơn nhiều: chải 67% bề mặt răng. Điều này cho thấy, các kỹ năng càng đơn giản thì thường sẽ không được chú trọng. Đánh răng không phải là một kỹ năng khó, quan trọng là cha mẹ cần tìm ra động lực để khuyến khích trẻ đánh răng một cách nghiêm túc và khoa học.

– Buộc dây giày: 6 đến 8 tuổi

Dường như buộc dây giầy là một “bộ môn nghệ thuật” gần như đã biến mất trong cuộc sống ngày nay. Nhiều hãng giầy cho ra mắt các loại giầy lười, giầy có quai dính tiện lợi, tuy nhiên những đôi giầy thể thao năng động với dây buộc tinh tế vẫn cứ là thứ thời trang không bao giờ lỗi mốt, vậy nên tất cả trẻ em vẫn nên biết cách tự buộc dây giầy. Bên cạnh việc phát triển tính tự lập, kỹ năng buộc dây giày còn là cách để trẻ phát triển vận động tinh và sự khéo léo của đôi tay.

– Tiêu tiền: 6 tuổi trở lên

6 tuổi trở lên là độ tuổi thích hợp để bạn dạy con cách tiêu tiền và quản lý tài chính cá nhân thông qua những khoản tiền tiêu vặt.

Từ 6 đến 10 tuổi, trẻ có thể so sánh giá cả khi đi mua sắm cùng cha mẹ hoặc mua hàng online. 13 tuổi, trẻ nên tìm hiểu về lãi suất tiền gửi và cách thức hoạt động của thẻ tín dụng. Một số thanh thiếu niên có thể bắt đầu đi làm thêm hoặc kinh doanh nhỏ để tự kiếm tiền nếu có khả năng.

– Giặt giũ: 8 đến 12 tuổi

Ngày nay, hầu hết các gia đình đều sử dụng máy giặt. Việc khởi động máy giặt không quá phức tạp, trẻ biết đọc chữ thông thạo và biết sử dụng các thiết bị điện là có thể giúp cha mẹ vận hành máy giặt. Ban đầu, bạn nên giám sát con bật máy giặt, lưu ý không bao giờ cho trẻ chui vào máy giặt hay thò tay vào máy giặt khi máy đang hoạt động.

Một số quần áo như đồ lót, áo, váy màu trắng cần giặt tay, cha mẹ hướng dẫn con cách giặt tay và cách phơi quần áo để quần áo không bị bai dão.

Trẻ tầm 3 đến 5 tuổi có thể gấp quần áo, để quần áo bẩn đúng chỗ và không vứt quần áo lung tung.

– Sử dụng bản đồ và các phương tiện giao thông công cộng một mình: 6 đến 13 tuổi

Nhiều trẻ em Nhật Bản có thể tự đi xe bus công cộng đến trường khi mới 6 tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là độ tuổi lý tưởng để có thể đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Theo nhiều chuyên gia Mỹ, trẻ dưới 13 tuổi không nên đợi ở bến xe bus một mình và trẻ dưới 9 tuổi không nên đi tàu điện ngầm một mình. Trẻ dưới 10 tuổi không nên tự ý băng qua đường một mình.

Tùy vào tình hình an ninh khu vực bạn ở mà đưa ra quyết định cuối cùng, mấy tuổi con có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng một mình.

Cho dù con bạn đi học bằng xe đạp hay xe bus thì chúng vẫn nên được dạy cách đọc bản đồ để không bị lạc đường và có thể chỉ đường giúp đỡ người khác.

– Chăm sóc thú cưng: 6 tuổi trở lên

Nhiều trẻ nhỏ thích được nuôi hoặc chơi với chó, mèo cảnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho phép trẻ nuôi hoặc chơi với thú cưng khi trẻ đã trên 6 tuổi. Ban đầu, bạn hãy cho trẻ làm quen với vật nuôi nhỏ như cá vàng, sau chuyển dần sang chó, mèo, thỏ…

Dưới 6 tuổi, nhận thức của trẻ còn kém, chơi với thú cưng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm hoặc ngược lại, trẻ gây nguy hiểm cho thú cưng.