Luật thông tư nghị định cái nào cao hơn năm 2024

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị, trong thời gian tới cân nhắc, hạn chế việc ban hành nghị định, thông tư và sớm khắc phục tình trạng hướng dẫn sai luật như trên.

Ngoài ra, Đại biểu cũng đề nghị xây dựng Luật Cựu chiến binh thay cho Pháp lệnh Cựu chiến binh để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật [gồm Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên...], đồng thời ghi nhận những đóng góp tích cực về mọi mặt cho xã hội của lực lượng cựu chiến binh hiện nay.

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh như sau:

Giải pháp khắc phục hạn chế trong ban hành nghị định, thông tư

Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực cố gắng của các Bộ, cơ quan, công tác xây dựng pháp luật nói chung và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh nói riêng đã có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, đúng như Đại biểu Quốc hội đã phản ánh, vẫn có tình trạng nghị định, thông tư dài hơn luật, thậm chí có quy định còn sai luật, nên việc thực hiện luật còn rất khó khăn. Tình trạng nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Về khách quan, vẫn còn một số luật giao Chính phủ và các Bộ quy định chi tiết rất nhiều nội dung [theo thống kê của Bộ Tư pháp thì trung bình mỗi luật giao Chính phủ quy định chi tiết 6 nội dung; cá biệt có luật giao Chính phủ quy định chi tiết 27 nội dung]; các nội dung luật giao Chính phủ, các Bộ quy định chi tiết thường là các vấn đề phức tạp, nhiều trường hợp liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật phải có bảng biểu đi kèm; trong một số trường hợp, Chính phủ, các Bộ ban hành một văn bản [nghị định hoặc thông tư] để quy định chi tiết nhiều nội dung khác nhau của một luật hoặc của các luật khác nhau.

Về chủ quan, đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành còn thiếu về số lượng, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, trong khi số lượng văn bản ban hành nhiều dẫn đến quá tải; quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nhất là khâu dự báo đánh giá tác động kinh tế - xã hội và lấy ý kiến tham vấn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chưa được tuân thủ nghiêm, hiệu quả chưa cao; việc xây dựng thông tư, thông tư liên tịch còn "khép kín", chưa có cơ chế kiểm soát tập trung về chất lượng trước khi ban hành; công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ Tư pháp đã và đang tham mưu giúp Chính phủ thực hiện một số giải pháp như sau:

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực phân tích, xây dựng chính sách pháp luật và kỹ năng soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật cho những người làm công tác xây dựng pháp luật, bao gồm cả cán bộ, công chức pháp chế các Bộ, ngành.

- Có biện pháp thu hút sự tham gia của nhân dân, huy động trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, sự phản biện từ các tổ chức xã hội, từ các phương tiện thông tin đại chúng... vào quá trình xây dựng, thẩm định văn bản.

- Cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kết hợp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật với công tác theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính nhằm phát hiện kịp thời văn bản có sai phạm, chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội để có những kiến nghị phù hợp khắc phục.

Đặc biệt, để hạn chế việc ban hành nghị định, thông tư, đồng thời nâng cao chất lượng các văn bản này một cách căn cơ hơn, Bộ Tư pháp đã tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội khoá XIII thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh [nghị định, thông tư]; trình tự, thủ tục để ban hành các văn bản này, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản.

Bộ Nội vụ chủ trì nghiên cứu xây dựng Luật Cựu chiến binh

Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2014, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các Bộ, cơ quan, địa phương tổng kết Pháp lệnh Cựu chiến binh. Ngày 27/11/2014, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo số 5082/BC-BNV về tổng kết Pháp lệnh Cựu chiến binh.

Theo đó, trong Báo cáo có nội dung: "Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh này, báo cáo trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XIV; tiếp tục nghiên cứu tiến tới xây dựng Luật Cựu chiến binh Việt Nam, đáp ứng sự phát triển của tình hình mới. Trước mắt, trong năm 2015 đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện".

Trên cơ sở Báo cáo của Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo [Công văn số 10314/VPCP-V.III ngày 23/12/2014 của Văn phòng Chính phủ], theo đó "Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan và Hội Cựu chiến binh Việt Nam nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp với thực tiễn của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh; đồng thời, tăng cường cơ chế đảm bảo thực thi các quy định của Pháp lệnh Cựu chiến binh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu, làm rõ những khó khăn vướng mắc của các quy định của Pháp lệnh Cựu chiến binh, làm cơ sở để kiến nghị sửa đổi Pháp lệnh hoặc xây dựng Luật Cựu chiến binh, đáp ứng sự phát triển của tình hình mới".

Như vậy, việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Cựu chiến binh đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với Hội Cựu chiến binh thực hiện. Với vai trò là cơ quan Chính phủ trong việc lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ và Hội Cựu chiến binh trong việc đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa dự án Luật này vào chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh vào thời gian thích hợp.

Chủ Đề