Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Bài viết này, mình sẽ tổng hợp phím tắt vào BIOS và Boot Options của các hãng máy tính. Việc nắm được phím tắt vào BIOS và Boot Options khá là quan trọng. Bạn cần phải nắm được nếu muốn “vọc” boot usb hay chuyển qua lại UEFI và legacy…

Nội dung bài viết

BIOS (Basic Input/Output System) – hệ thống đầu vào/ra cơ bản. BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính. BIOS kiểm tra, điều khiển và kết nối các linh kiện của máy tính. Sử dụng BIOS bạn có thể: lựa chọn thiết bị ưu tiên khi khởi động, thiết lập khởi động máy ở chế độ UEFI hay Legacy.

Boot Options có nghĩa là tùy chọn khởi động máy tính. Tức ở đây bạn có thể tùy chọn khởi động máy tính từ ổ cứng, usb, ổ đĩa DVD hay qua mạng LAN (PXE). Thường chúng ta có thể lựa chọn ưu tiên boot trong BIOS. Nhưng dùng Boot Options vẫn linh động hơn rất nhiều.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Bài liên quan

1 click tạo usb boot hỗ trợ cả UEFI và Legacy Tìm hiểu về UEFI – GPT và BIOS – Legacy

Phím tắt vào BIOS và Boot Options của các hãng máy tính

HP

  • BIOS: F10
  • Boot Options: F9

Dell, Huawei, Fujitsu

  • BIOS: F2
  • Boot Options: F12

Lenovo

  • BIOS: F1 hoặc F2
  • Boot Options: F12, F8, F10

Asus

  • BIOS: F2 hoặc Delete
  • Boot Options: ESC hoặc F8. Những Mainboard Asus thì thường là F8

Acer

  • BIOS: Delete hoặc F2
  • Boot Options: F12 hoặc ESC, F9

Sony

Nếu máy có sẵn nút Assist riêng thì bật nút nguồn và bấm nhanh phím Assist để chọn vào BIOS (F2) và Boot Options (F11)

  • BIOS: F1, F2, F3
  • Boot Options: F11 hoặc ESC hay F10

MSI

  • BIOS: Delete
  • Boot Options: F11

Toshiba

  • BIOS: F2, F1, ESC
  • Boot Optons: F12

Samsung

  • BIOS: F2, dòng Ativ Book là F10
  • Boot Options: ESC, dòng Ativ Book là F2

eMachines

  • Bios: Tab, Del
  • Boot Option: F12

Chú ý rằng: Phím tắt vào BIOS và Boot Options hay xuất hiện khi máy tính khởi động. Vậy nên, bạn cần quan sát để chọn phím tắt cho phù hợp. Bấm phím Pause khi logo khởi động xuất hiện để quan sát phím tắt cho dễ.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Như hình trên bạn thấy, F2 và F12 là phím tắt tương ứng để vào BIOS và Boot Options.

Phím tắt vào BIOS và Boot Options của các hãng Mainboard

Asrock

  • BIOS: F2
  • Boot Options (Boot Menu): F11

Asus

  • Bios: phổ biến là Del, ngoài ra Print hoặc F10, F9
  • Boot Optons: ESC hoặc F8

Gigabyte

  • BIOS: Del
  • Boot Options: F12

MSI, Colorful

  • BIOS: Delete
  • Boot Options: F11

Foxconn

  • BIOS: Del
  • Boot Options: ESC

Intel

  • BIOS: F2
  • Boot Options: F10

Thường phím vào BIOS và Boot menu loanh quanh các phím: Delete, ESC, F2, F9, F10, F11 và F12 thôi. Các hãng không liệt kê ở trên thì bạn hãy quan sát màn hình khởi động máy. Hoặc thử lần lượt các phím hay dùng trên.

Cách khác để vào BIOS (UEFI Firmware Settings) của máy UEFI

Một số máy UEFI còn có thiết lập BIOS (UEFI Firmware Settings) trong Advanced Boot Options. Bạn có thể vào BIOS máy UEFI bằng cách sau. Giữ phím SHIFT khi bấm Restart khởi động máy. Màn hình Chose an Options hiện lên thì chọn Troubleshoot > Advanced Optons.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Chọn UEFI Firmware Settings như hình trên để vào BIOS.

Kết luận

Qua bài viết này, mình tổng hợp các phím tắt vào BIOS và Boot Options để các bạn tiện theo dõi. Lưu ý, một số máy thiết lập phím F1 đến F12 là phím Multimedia. Nên khi bấm vào BIOS hay Boot Options thì nhấn thêm phím Fn. Chúc các bạn thành công!

Hệ điều hành Windows không hiển thị số serial (serial number) của PC ở bất kỳ nơi đâu trên giao diện người dùng, cũng như các công cụ thông tin hệ thống phổ biến.

Thế nhưng, bạn có thể tìm thấy số serial của thiết bị chỉ với một dòng lệnh đơn giản, trong BIOS hoặc trên vỏ máy theo hướng dẫn của HowToGeek dưới đây.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Chạy dòng lệnh WMIC

Để bắt đầu, bạn cần mở cửa sổ Command Prompt. Trên Windows 10 hoặc 8, nhấp chuột phải lên nút Start và chọn Command Prompt. Trên Windows 7, nhấn Windows + R, gõ cmd vào hộp thoại Run, và sau đó nhấn Enter.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Tại cửa sổ Command Prompt, bạn gõ dòng lệnh sau và nhấn Enter.

wmic bios get serialnumber

Bạn sẽ thấy số serial của máy tính được hiển thị ngay bên dưới dòng chữ SerialNumber. Dòng lệnh này sử dụng công cụ Windows Management Instrumentation Command-line (WMIC) để lấy số serial của hệ thống từ BIOS của thiết bị.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Nếu bạn không tìm thấy số serial của PC của bạn, đó là do thiết kế của nhà sản xuất. Số này chỉ xuất hiện ở đây nếu nhà sản xuất phần cứng lưu nó vào firmware của BIOS hoặc UEFI. Không phải lúc nào các nhà sản xuất cũng điền đầy đủ các thông tin. Trong trường hợp đó, bạn sẽ tìm thấy cái gì đó đại loại như số 0 hoặc dòng thông báo To be filled by O.E.M thay vì số serial của thiết bị.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Điều này cũng đúng với trường hợp bạn tự lắp ráp máy tính bởi vì bản thân PC đã không có số serial. Tuy vậy, bạn có thể tìm thấy số serial của bo mạch chủ (motherboard) và các thành phần khác.

Kiểm tra BIOS

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy số serial trong màn hình cài đặt firmware BIOS hoặc UEFI. Nếu bạn không tìm thấy số serial khi chạy dòng lệnh ở trên, bạn hãy bỏ qua kỹ thuật này bởi vì dòng lệnh wmic lấy số serial từ BIOS. Việc kiểm tra BIOS sẽ hữu ích khi bạn không thể đăng nhập vào Windows để chạy lệnh wmic.

Truy cập vào màn hình cài đặt firmware BIOS hoặc UEFI và tìm đến phần Serial Number ở đâu đó trên màn hình thông tin hệ thống. Nó sẽ nằm ở những nơi khác nhau trên những PC khác nhau nhưng bạn thường có thể tìm thấy nó ở đâu đó trên màn hình Main hoặc System.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

Tìm số serial trên thân máy, hộp đựng hoặc ở đâu đó

Nếu bạn không tìm thấy số serial sau khi đã chạy lệnh wmic hoặc nếu bạn không thể bật nguồn cho máy tính của bạn hoặc bạn không có quyền sử dụng nó – bạn vẫn có thể tìm thấy số serial ở những chỗ khác.

- Nếu bạn đang sở hữu laptop, hãy lật nó lên. Trên một vài dòng laptop, bạn sẽ tìm thấy số serial được ghi trên một miếng nhãn dán nhỏ được dán ở mặt dưới của máy. Trên những dòng máy khác, bạn sẽ thấy số serial được in trực tiếp lên vỏ nhựa/kim loại của thiết bị. Nếu laptop của bạn có pin có thể tháo rời, số serial thỉnh thoảng sẽ được ghi trên một miếng nhãn nhỏ dán bên trong ngăn chứa pin, bên dưới viên pin, bạn chỉ cần gỡ viên pin ra là sẽ thấy nó.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

- Nếu bạn đang sử dụng máy tính để bàn, hãy tìm miếng nhãn dán ghi thông tin số serial ở mặt sau, mặt trên, hoặc hai bên hông của thùng máy (case). Miếng nhãn dán này cũng có thể được dán bên trong thùng máy, do vậy bạn có thể phải mở case ra để tìm nó.

- Nếu bạn đã đăng ký máy tính với nhà sản xuất hoặc được nhận dịch vụ bảo hành, số serial sẽ được bao gồm trong tài liệu đăng ký, hóa đơn dịch vụ bảo hành, hoặc email xác nhận dịch vụ.

Mainboard to be filled by o.e.m là gì năm 2024

- Nếu bạn vẫn còn giữ hộp gốc của sản phẩm, bạn cũng có thể tìm thấy số serial được ghi trên nó – thông thường nó sẽ nằm trên một miếng nhãn dán tương tự như miếng nhãn mã vạch.

- Nếu bạn mua máy tính online hoặc tại cửa hàng, số serial có thể được in trên giấy hóa đơn hoặc email bạn nhận được.

Và nếu bạn không thể tìm thấy số serial, đừng nản lòng. Nếu bạn có giấy tờ mua bán, nhà sản xuất vẫn có thể hỗ trợ bạn các dịch vụ bạn cần và thậm chí họ có thể giúp bạn tìm ra số serial của máy.