Mẫu gộp covid bao lâu có kết quả

Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19 là gì?, Thời gian hiệu lực của xét nghiệm PCR và test nhanh là bao lâu?, loại xét nghiệm nào được cấp giấy chứng nhận để di chuyển hoặc xuất cảnh,... ISOFHCARE sẽ trả lời cho bạn ngay sau đây!

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến khó lường, số ca nhiễm trong nước không ngừng tăng, Bộ Y tế đã ban hành quyết định mới về việc thực hiện xét nghiệm. Theo đó, để phát hiện ca nhiễm F0 nhanh nhất có thể, các cơ sở y tế sẽ thực hiện xét nghiệm gộp. Vậy xét nghiệm COVID-19 gộp là gì, quy trình thực hiện ra sao?

1. Xét nghiệm COVID-19 gộp là gì?

RT-PCR là kỹ thuật xét nghiệm chính để xác định virus SARS-CoV-2 có trong cơ thể người hay không. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi đã đưa vào ưu tiên phương pháp test nhanh để giảm thời gian thực hiện và sớm có kết quả. Trên cơ sở đó, có thể “tách” F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt.

Và trong chiến lược test nhanh để sàng lọc F0, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1817/QĐ-BYT, trong đó hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm. Nghĩa là thay vì test riêng lẻ một mẫu của một người, thì sẽ gộp 3 [hoặc 5] mẫu của 3 [hoặc 5] người vào một bộ test.

Xét nghiệm gộp COVID-19 là gộp 3 - 5 mẫu vào một bộ test thay vì test riêng lẻ từng mẫu

Việc này vừa tiết kiệm thời gian và nguồn lực, vừa gia tăng hiệu suất xét nghiệm. Và quan trọng hơn hết là xác định F0 một cách nhanh chóng. Nhất là với tỉnh thành có số ca nhiễm tăng chóng mặt như TP.HCM. Nếu thực hiện xét nghiệm riêng lẻ cho từng người sẽ rất mất thời gian, tốn nguồn lực. Đồng thời, F0 bị phát hiện chậm trễ có thể kéo theo rất nhiều ca nhiễm khác.

2. Quy trình xét nghiệm COVID-19 gộp

Không khó để hiểu xét nghiệm COVID-19 gộp là gì, tuy nhiên, không nhiều người biết quy trình thực hiện ra sao. Đặc biệt là làm thế nào để đảm bảo an toàn sinh học, chất lượng xét nghiệm, từ đó cho kết quả chính xác.

Điều kiện áp dụng xét nghiệm COVID-19 gộp

Xét nghiệm COVID-19 gộp được áp dụng cho những đối tượng lấy mẫu tại vùng nguy cơ thấp, có cùng đặc điểm dịch tễ và ở cùng một địa điểm. Chẳng hạn như ở cùng một đơn vị/cơ quan làm việc, ở cùng tòa nhà/chung cư, ở chung một nhà,…

Việc xét nghiệm gộp mẫu không hoặc hạn chế áp dụng cho những vùng có nguy cơ cao. Đặc biệt, không áp dụng cho những đối tượng lấy mẫu đã tiếp xúc trực tiếp với F0 hoặc đang có các triệu chứng như đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2 [sốt, ho, đau họng, khó thở,…].

Ngoài ra, những mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân đang điều trị COVID-19 hay từ những người đang làm xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 nhưng chưa có kết quả cũng sẽ không được gộp với các mẫu bệnh phẩm khác.

Xét nghiệm gộp COVID-19 áp dụng cho những đối tượng có cùng đặc điểm dịch tễ

Các hình thức gộp mẫu xét nghiệm

Sau khi lấy mẫu xét nghiệm [dịch tỵ hầu hoặc dịch họng], nhân viên y tế sẽ gộp mẫu theo các hình thức sau:

  • Gộp que: Nhân viên y tế sẽ gộp que mẫu bệnh phẩm vào một ống [chứa môi trường vận chuyển].

  • Gộp dung dịch mẫu: Nhân viên y tế sẽ lấy một ít [theo thể tích nhất định] dung dịch mẫu từ các ống chứa mẫu bệnh phẩm đơn để gộp vào một ống [chứa môi trường vận chuyển].

Dù gộp mẫu theo hình thức nào thì nhân viên y tế cũng sẽ xem xét các đặc điểm dịch tễ để thực hiện gộp ngay sau khi lấy mẫu. Và số lượng mẫu gộp có thể là từ 3 - 5 mẫu vào một ống.

Quy trình gộp mẫu

Để đảm bảo an toàn sinh học và chất lượng xét nghiệm, phương pháp gộp mẫu sẽ được thực hiện theo quy trình các bước:

  • Sau khi lấy mẫu của từng người, nhân viên y tế bắt đầu gộp mẫu. Nếu gộp dung dịch mẫu thì sẽ cho 3 - 5 mẫu dung dịch vào một ống chứa 3ml môi trường vận chuyển. Nếu gộp que thì sẽ cho 3 - 5 que bệnh phẩm vào một ống chứa môi trường vận chuyển.

  • Song song gộp mẫu sẽ lên danh sách các đối tượng trong mẫu gộp và mã hóa riêng cho từng mẫu gộp.

  • Đóng gói, bảo quản và vận chuyển cẩn thận các mẫu đã gộp.

  • Thực hiện bảo quản mẫu gộp tại phòng xét nghiệm cho đến khi sử dụng.

  • Tiến hành xét nghiệm các mẫu gộp theo kỹ thuật RT-PCR và trả kết quả.

Các mẫu gộp được đóng gói, bảo quản đúng theo quy định tại phòng xét nghiệm

Đối với kết quả xét nghiệm: Nếu mẫu gộp âm tính thì không cần xét nghiệm lại. Nếu mẫu gộp dương tính thì có ít nhất 1 mẫu đơn dương tính với SARS-CoV-2. Lúc này, phòng xét nghiệm sẽ báo cáo kết quả với đơn vị quản lý.

Đơn vị quản lý tiếp nhận kết quả và bắt đầu triển khai thực hiện việc lấy mẫu lại và xét nghiệm riêng lẻ cho từng đối tượng có trong mẫu gộp có kết quả dương tính. Kết quả cho thấy mẫu nào dương tính thì kết luận dương tính. Trường hợp tất cả các mẫu đều âm tính hoặc không xác định được thì sẽ lại lấy mẫu và xét nghiệm lại.

3. Một số lưu ý khi đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

Như vậy, bạn đọc đã hiểu được xét nghiệm COVID-19 gộp là gì và quy trình thực hiện ra sao. Bên cạnh đó, đừng quên thực hiện nghiêm túc những việc sau đây trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc 5K khi đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

  • Đeo khẩu trang đúng cách và đeo trong suốt quá trình chờ lấy mẫu, trong khi lấy mẫu và sau khi lấy mẫu xong, về nhà.

  • Giữ khoảng cách an toàn với mọi người xung quanh. Hạn chế nói chuyện khi không cần thiết.

  • Tránh đụng chạm vào người khác, kể cả nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu.

  • Lúc ngồi lấy mẫu, nên ngồi thẳng lưng, đầu hơi ngửa về phía sau. Hít thở đều, không cựa quậy hay nhăn mặt để nhân viên y tế có thể lấy mẫu nhanh, chính xác, không đau. Vẫn đeo khẩu trang để che miệng, chỉ để lộ mũi.

  • Nếu đã tiêm vắc xin, vẫn thực hiện lấy mẫu nếu được chỉ định. Bởi vắc xin có thể không mang lại hiệu quả 100%, ngay cả khi đã tiêm đủ mũi.

  • Rửa tay sạch sẽ bằng nước rửa tay, nước sát khuẩn ngay sau khi lấy mẫu xong và về nhà.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc xét nghiệm COVID-19 gộp là gì cũng như quy trình thực hiện như thế nào. Trên hết, mọi người dân cần tuân thủ tốt nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Nếu bản thân hay người trong gia đình nghi ngờ nhiễm COVID-19, hãy gọi ngay đến đường dây nóng của cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cụ thể. Hoặc gọi đến số điện thoại 1900 565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn.

Image

English

Thử nghiệm COVID-19 đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại vi rút. Hiểu các xét nghiệm COVID-19, bao gồm các loại xét nghiệm khác nhau và cách sử dụng của chúng cũng như các loại mẫu vật mà xét nghiệm sử dụng, là chìa khóa để đưa ra quyết định sáng suốt đáp ứng nhu cầu của bạn.

Các Loại Thử Nghiệm

Có nhiều loại xét nghiệm COVID-19 khác nhau – xét nghiệm chẩn đoán và xét nghiệm kháng thể.

Các xét nghiệm chẩn đoán có thể cho biết liệu bạn hiện có bị nhiễm SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra COVID-19 hay không. Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán COVID-19:

Các mẫu xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 thường được thu thập bằng cách sử dụng mẫu lấy bằng tăm bông ở lỗ mũi ngoài phía trước [mũi]. Một số xét nghiệm chẩn đoán sử dụng các mẫu lấy ở xoang giữa mũi, mũi họng, họng miệng, hoặc nước bọt. Các xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 có thể được thực hiện tại phòng thí nghiệm, địa điểm xét nghiệm độc lập, văn phòng bác sĩ hoặc phòng khám sức khỏe, hoặc tại nhà. Đối với một số xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, bạn đến địa điểm xét nghiệm để lấy mẫu và đối với những nơi khác, bạn có thể tự lấy mẫu tại nhà bằng bộ dụng cụ lấy tại nhà và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện hoàn toàn tại nhà, cho bạn kết quả trong vòng vài phút mà không cần gửi mẫu đến phòng thí nghiệm.  

Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, bạn có thể tìm một địa điểm xét nghiệm cộng đồng ở tiểu bang của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 tại nhà được FDA ủy quyền cung cấp cho bạn tùy chọn tự kiểm tra ở những nơi thuận tiện cho bạn. Lưu ý rằng các xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 được phép cho các mục đích sử dụng cụ thể. Ví dụ, một số xét nghiệm có thể được sử dụng bởi những người có và không có triệu chứng và các xét nghiệm khác chỉ dành cho những người có triệu chứng. Ngoài ra, các xét nghiệm dựa trên phòng thí nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm PCR, thường chính xác hơn xét nghiệm tại nhà. 

Để biết chi tiết về từng xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 được ủy quyền, hãy xem danh sách các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Phân Tử và Xét Nghiệm Chẩn Đoán Kháng Nguyên, được ủy quyền cũng như trang web Xét Nghiệm Chẩn Đoán COVID-19 Tại Nhà. Sử dụng ô tìm kiếm trong bảng EUA, bạn có thể sử dụng từ khóa để tìm kiếm và thanh lọc loại xét nghiệm hoặc bộ thu thập mà bạn đang tìm kiếm. Khi các kiểm tra mới được phép sử dụng, chúng được thêm vào các bảng này để bất kỳ ai cũng có thể truy cập thông tin cập nhật về tất cả các kiểm tra và bộ thu thập được phép.

Các xét nghiệm kháng thể [hoặc huyết thanh học] tìm kiếm các kháng thể trong máu của bạn mà hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra để đáp ứng với SARS-CoV-2, vi rút gây ra  COVID-19. Các xét nghiệm kháng thể không nên được sử dụng để chẩn đoán nhiễm trùng SARS-CoV-2 hoặc COVID-19 hiện tại và tại thời điểm này, cũng không được sử dụng để kiểm tra khả năng miễn dịch. Cần nghiên cứu thêm để xác định xem nó sẽ cho chúng ta biết điều gì, nếu có, về khả năng miễn dịch của một người. 

Các mẫu xét nghiệm kháng thể thường được bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khác thu thập bằng cách lấy máu từ ngón tay hoặc tĩnh mạch của bạn. Để biết thêm thông tin về xét nghiệm kháng thể, hãy truy cập Xét Nghiệm Kháng Thể [Huyết Thanh Học] đối với  COVID-19:Thông Tin cho Bệnh Nhân và Người Tiêu Dùng.

Các Loại Mẫu Vật

Các phép thử khác nhau được phép sử dụng với các loại mẫu vật khác nhau. Các loại mẫu phổ biến nhất là:

Lấy mẫu tăm bông sử dụng tăm bông [tương tự như Q-Tip que dài] để lấy mẫu từ mũi hoặc cổ họng. Các loại mẫu vật bao gồm:

  • Lỗi mũi ngoài phía trước [Mũi] – lấy mẫu từ ngay bên trong lỗ mũi
  • Xoang mũi giữaXoang mũi giữa – lấy mẫu từ phía trên xa hơn bên trong mũi 
  • Mũi họng – lấy mẫu từ sâu bên trong mũi, đến cổ họng và chỉ nên được lấy bởi một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo
  • Họng miệng– lấy mẫu từ phần giữa của cổ họng [yết hầu] sâu trong miệng và chỉ nên được lấy bởi một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo

Mẫu nước bọt được thu thập bằng cách khạc vào ống chứ không phải dùng tăm bông ngoáy mũi hoặc họng.

Mẫu máu chỉ được sử dụng để kiểm tra kháng thể chứ không phải để chẩn đoán COVID-19. Các mẫu máu tĩnh mạch thường được lấy tại văn phòng bác sĩ hoặc phòng khám. Một số xét nghiệm kháng thể sử dụng mẫu máu từ que trích lễ ngón tay.

Báo Cáo Các Sự Kiện Bất Lợi

FDA khuyến khích các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân báo cáo các sự kiện bất lợi hoặc tác dụng phụ cũng như các vấn đề về hiệu suất liên quan đến việc sử dụng các xét nghiệm COVID-19 hoặc các sản phẩm y tế khác cho Chương Trình Báo Cáo Sự Kiện Bất Lợi và Thông Tin An Toàn MedWatch của FDA:

  • Điền và gửi báo cáo trực tuyến qua trang web MedWatch của FDA.
  • Tải xuống mẫu hoặc gọi số 1-800-332-1088 để yêu cầu mẫu báo cáo, sau đó điền và gửi lại địa chỉ trên mẫu hoặc gửi qua fax tới 1-800-FDA-0178.
     

Video liên quan

Chủ Đề