Mẹo chữa viêm gân

Các căn bệnh về viêm gân thường gây khó chịu cho rất nhiều người. Vậy nên, rất nhiều người muốn tìm hiểu cách chữa bệnh này. Họ thường phân vân rằng nên điều trị viêm gân bằng Đông y hay Tây y?

Viêm gân và tác hại của bệnh

Viêm gân thường xuất hiện ở những người trung niên, cao tuổi, hoặc hay tập luyện thể lực quá sức. Nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh này là do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp.

Bệnh viêm gân có nhiều dấu hiệu nhưng rất khó nhận diện

Các dấu hiệu của bệnh viêm gân rất khó nhận diện. Một số dấu hiệu có thể kể đến là: đau âm ỉ, đau dịu, sưng nhẹ,... Chính vì thế nên bệnh này thường được phát hiện khá muộn, ảnh hưởng đến việc điều trị.

Một số bệnh lý viêm gân bao gồm:

– Viêm gân gót Achille: Bệnh này làm gân gót chân sưng lớn, nổi cục. Thường xuất hiện do đi giày cao gót nhiều.

_ Viêm cân gan chân:

– Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay: Đây là căn bệnh có thể tự khỏi nhưng hay tái phát. Những người tập các bài tập liên quan đến cánh tay hay mắc bệnh này.

– Hội chứng đường hầm cổ tay [ hội chứng ống cổ tay ]:

_ Viêm mỏm châm quay [ De Quervain ] :

_ Viêm bao gân gập các ngón [ ngón tay lò xo ] :

Tác hại của bệnh viêm gân có thể kể đến là:

– Đứt gân: Nếu căn bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng đứt gân, gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động bình thường.

– Bại liệt: Viêm gân không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến quá trình bại liệt. Những người bại liệt bị mất khả năng lao động, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống hằng ngày.

– Ngoài ra, viêm gân còn gây ra nguy cơ mắc phải các bệnh về thoái hóa xương khớp khi còn trẻ.

Những phương pháp điều trị viêm gân

Điều trị viêm gân trong Đông y:

– Châm cứu: Theo Đông y, châm cứu giúp đả thông kinh mạch, làm máu lưu thông đến gân, ngoài ra còn giúp giảm đau hay viêm, rất hữu dụng.

Châm cứu trong Đông y

– Bấm huyệt: Một phương pháp chữa bệnh cần kiên trì và thời gian lâu dài theo đuổi để có được sự thay đổi nhất định.

Điều trị viêm gân trong Tây y:

– Dùng thuốc: Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm, chống sưng, giảm đau như aspirin, napxoren,... để chữa bệnh. Thuốc sẽ tác động vào các vết viêm hoặc sưng ở gân, ngoài ra còn có thể giảm đau đớn cho người bệnh, nếu uống thuốc sau một thời gian không có kết quả bác sĩ dùng tới phương pháp tiêm thuốc

– Phẫu thuật: Nếu thuốc không có tác dụng sau một thời gian sử dụng, các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn phẫu thuật để giải quyết tận gốc vấn đề viêm gân.

– Ngoài ra, bệnh này còn có thể chữa bằng phương pháp vật lý trị liệu.

Vậy thì nên lựa chọn Đông y hay Tây y khi điều trị bệnh viêm gân? Cả hai lựa chọn đều mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, để điều trị viêm gân hiệu quả nhất, tuỳ giai đoạn của bệnh bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cả Đông - Tây y

Phòng khám La Văn Lường – chữa viêm gân hiệu quả

Với hơn 70 năm kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ phòng khám sẽ mang lại những thay đổi rõ rệt cho các căn bệnh của bạn.

Phòng khám La Văn Lường

Được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa Đông và Tây y, phòng khám La Văn Lường dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Trần Minh Quân, luôn luôn hướng đến sự thoải mái cho người bệnh và hiệu quả chữa bệnh.

Thông tin về phòng khám La Văn Lường:

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

o      Điện thoại : 0898 12 14 16 – 0907 567 567

o      Email:

o      Website://www.phongkhamlavanluong.vn

o      Giờ làm việc

•       Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng [8h – 12h] – Chiều [15h– 19h30].

•       Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Viêm gân là bệnh lý ở gân thường gặp đối với những bệnh nhân cao tuổi bị viêm khớp. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm gân như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu,... Trong đó, tiêm gân là phương pháp điều trị mới có hiệu quả cao và trong thời gian dài.

Viêm gân là tình trạng gân bị viêm hoặc tổn thương, gây đau nhức, sưng nóng xung quanh khớp. Bất kỳ gân ở vị trí nào cũng đều có khả năng bị viêm, tuy nhiên, viêm gân thường xuất hiện ở các vị trí với các dạng thường gặp như sau:

  • Vai: Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm gân nhị đầu vai, viêm gân chóp xoay.
  • Cánh tay: Viêm cầu lồi trong hoặc ngoài xương cánh tay.
  • Khuỷu tay: Viêm điểm bám gân mỏm trên lồi cầu.
  • Cổ và bàn tay: Viêm bao gân cổ tay, bao gân gấp bàn tay.
  • Vùng hông đùi: Viêm bao gân khớp háng.
  • Đầu gối: Viêm điểm bám gân bánh chè.
  • Bàn chân: Viêm bao gân cơ bàn chân.
  • Gót chân: Viêm vùng gót nơi bám gân Achilles.

Vai là vị trí thường bị viêm gân

Có nhiều nguyên nhân gây viêm gân như:

  • Chấn thương: Tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông xảy ra bất ngờ.
  • Các bệnh lý khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, ...
  • Cử động sai tư thế hoặc căng cơ quá mức.
  • Thường xuyên lặp lại các hoạt động trong thời gian dài gây sức ép cho gân.

Ngoài ra, các yếu tố sau được cho là làm tăng nguy cơ viêm gân:

  • Tuổi tác: Các vị trí gân trên cơ thể người cao tuổi thường kém linh hoạt hơn, vì vậy dễ bị tổn thương và dẫn đến viêm gân hơn.
  • Nghề nghiệp: Các vận động viên thể thao, những người làm công việc nặng nhọc thường xuyên lặp lại động tác ở một vị trí hoặc hoạt động sai tư thế cũng có khả năng viêm gân cao hơn.

Người cao tuổi thường dễ viêm gân hơn

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý viêm gân như uống thuốc, tập vật lý trị liệu, ... trong đó, tiêm gân là phương pháp điều trị hiệu quả và đang được áp dụng ngày càng nhiều.

Tiêm gân là kỹ thuật tiêm thuốc corticoid vào gân nhằm mục đích điều trị những tổn thương ở gân, các mô quanh gân, màng hoạt dịch gân và nơi bám tận gân, nhờ đó giúp giảm đau và giảm viêm gân. Tuy nhiên, những trường hợp sau chống chỉ định tiêm gân:

  • Bệnh nhân bị viêm gân mãn tính [viêm gân trên 3 tháng]: Tiêm corticoid liên tục có thể làm tăng nguy cơ đứt gân.
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, nấm trên da hoặc tại vị trí tiêm,...: Tiêm gân có thể làm tăng nguy cơ đưa nấm, vi khuẩn vào khớp.

Bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch, tiền sử mắc các bệnh về máu, tăng huyết áp, đái tháo đường: Chỉ thực hiện tiêm gân đối với những trường bệnh nhân đã kiểm soát tốt các bệnh lý tiền sử này.

Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ viêm gân, người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp bằng phương pháp tiêm gân. Các triệu chứng điển hình của viêm gân là:

  • Đau tập trung tại vị trí gân bị viêm và xung quanh.
  • Đau âm ỉ với mức độ tăng dần, lặp lại theo chu kỳ từ đau liên tục đến đau mạnh, sau đó giảm rồi đau tăng lên.

Viêm gân có thể xảy ra trong khoảng thời gian dài, có thể tự khỏi hoặc tiến triển thành mãn tính.

Đứt gân là biến chứng nghiêm trọng của viêm gân, thường gặp ở gân bánh chè hoặc gân cơ tứ đầu. Mặc dù biến chứng hiếm gặp nhưng khi xảy ra, đứt gân có triệu chứng là đột ngột đau nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi thực hiện hoạt động bất kỳ, sau đó chức năng vận động cơ của người bệnh bị mất hoàn toàn.

Kỹ thuật tiêm gân phải được thực hiện bởi bác sĩ đã có trình độ chuyên môn, bằng cấp về cơ xương khớp và tiêm khớp, với quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đặt người bệnh nằm hoặc ngồi trên ghế, giường bệnh. Hướng dẫn bệnh nhân thả lỏng tư thế ở vị trí gân cần tiêm.
  • Bước 2: Điều dưỡng viên hoặc y tá chuẩn bị thuốc tiêm, sát trùng vị trí tiêm cho bệnh nhân. Trong quá trình bác sĩ thực hiện kỹ thuật tiêm gân, điều dưỡng viên hoặc y tá phải quan sát toàn trạng và những bất thường có thể xảy ra.
  • Bước 3: Bác sĩ thực hiện sát trùng tay và mang găng tay y tế đã được vô khuẩn. Bác sĩ xác định vị trí tiêm và tiến hành kỹ thuật tiêm gân [đặt kim vuông góc với bề mặt da, đưa kim vào sâu khoảng 5mm nhưng không vượt quá 10mm, bơm thuốc nhẹ tay để đưa thuốc vào đúng vị trí cần tiêm với liều lượng từ 0,3 - 0.5 ml].

Bước 4: Sau khi thực hiện kỹ thuật tiêm gân, bác sĩ hoặc điều dưỡng viên/y tá tiến hành sát trùng và dùng băng để băng vị trí tiêm. Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm, người bệnh không được để nước tiếp xúc ở vị trí tiêm.

Tiêm gân xương bánh chè

Sau khi tiêm gân, người bệnh được theo dõi các chỉ số bao gồm: huyết áp, mạch đập, có chảy máu tại vị trí tiêm hay không và tình trạng viêm trong vòng 24 giờ.

Bên cạnh đó, trong 24 giờ sau khi tiêm gân, một số tai biến nếu có xảy ra cần được xử trí đúng cách như sau:

  • Đau tăng lên: Đây có thể là phản ứng viêm với tinh thể. Tình trạng này có thể xảy ra sau 24 giờ và không cần phải can thiệp, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung thuốc giảm đau và chống viêm cho người bệnh.
  • Làm mủ, nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm: Điều trị bằng kháng sinh khi người bệnh có biểu hiện sốt, sưng đau tại vị trí tiêm gân.
  • Đứt gân: Khi tiêm vào gân, nếu đẩy pít-tông thấy nặng tay, bác sĩ cần lui kim lại khoảng từ 1- 2mm.
  • Các biến chứng muộn khác: Tiêm không đủ độ sâu, tiêm quá nông hoặc tiêm nhiều lần tại một vị trí có thể làm mất sắc tố hoặc teo da. Để tránh các biến chứng muộn này, khi thực hiện kỹ thuật cần lưu ý không được để thuốc tiêm trào ra khỏi vị trí.
  • Các biến chứng hiếm gặp khác: Bệnh nhân có thể cảm thấy sợ hãi khi tiêm gân do bác sĩ tiêm quá nhanh hoặc thuốc ngấm vào mạch máu. Biểu hiện sợ hãi thể hiện ở các triệu chứng như đổ mồ hôi, choáng váng, ho, tức ngực, khó thở, ... Lúc này, cần đặt người bệnh nằm đầu thấp, chân ở trên cao, đồng thời theo dõi các chỉ số huyết áp, mạch, để kịp thời xử trí cấp cứu.

Tiêm gân là phương pháp điều trị bệnh lý viêm gân thông dụng và hiệu quả điều trị cao. Tiêm gân được thực hiện khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng viêm gân, sau khi được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán xác định bệnh. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa biến chứng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề