Meo nấm và phôi nấm bào ngư là gì năm 2024

Bịch phôi nấm là một túi nguyên liệu đã được xử lý qua nhiều công đoạn trước khi đem cấy meo giống. Một quy trình làm BỊCH PHÔI NẤM thường gồm năm công đoạn chính: Xử lý nguyên liệu, đóng gói, hấp thanh trùng, cấy meo và theo dõi sự phát triển của tơ nấm…

1. PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU

Phôi nấm thường được làm từ nguyên liệu chính là MÙN CƯA CAO SU. Mùn cưa cao su phải là mùn cưa mới và được lấy từ những cây cao su đủ tuổi. Sau khi đem mùn cưa về phải được sàn lọc để loại bỏ các tạp chất có trong mùn cưa, giúp nguyên liệu được sạch hơn tránh ảnh hưởng đến chất lượng bịch phôi nấm.

Meo nấm và phôi nấm bào ngư là gì năm 2024
Công đoạn phối trộn nguyên liệu

Sau đó, mùn cưa được đem đi ủ vôi 1% từ 1-2 ngày. Việc ủ vôi sẽ giúp mùn cưa bớt nhựa chát và mềm hơn. Ngoài ra còn giúp kiểm soát độ pH của nguyên liệu, giúp cho tơ nấm phát tiển tốt hơn. Bổ sung dinh dưỡng cho mùn cưa bằng cách phối trộn các nguyên liệu khác như PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC, cám gạo, cám bắp từ 3-5%.

2. VÀO BỊCH

Lúc này nguyên liệu đã đạt chuẩn, bước tiếp theo là đóng nguyên liệu vào bịch để làm phôi nấm. Mỗi bịch phôi có trọng lượng từ 1.1 – 1.2kg. Nguyên liệu được nén vào bịch ở mức độ chặt vừa phải. Cuối cùng chúng ta vào cổ bịch và nhét nút bông. Sau đó các túi phôi được chất lên kệ hấp. Như vậy là đã hoàn thành khâu vô bịch phôi nấm.

Meo nấm và phôi nấm bào ngư là gì năm 2024
Cho nguyên liệu đã trộn vào bịch

Meo nấm và phôi nấm bào ngư là gì năm 2024
Bịch phôi được hấp để khử trùng

3. HẤP THANH TRÙNG

Đưa các kệ có chứa bịch phôi vào phòng hấp 6-8 giờ, ở nhiệt độ từ 95oC – 100oC. Việc hấp bịch phôi sẽ có tác dụng khử trùng các nấm mốc có hại, chuyển hóa nguyên liệu thành chất dinh dưỡng giúp tơ nấm phát triển tốt.

4. CẤY MEO GIỐNG

Sau khi đã hấp đủ thời gian, phôi nấm được đưa ra khỏi phòng hấp để ở nhiệt độ thường. Khi nhiệt độ bịch phôi còn khoảng 35oC, các bịch phôi được đem vào phòng cấy, và bắt đầu cấy các meo giống vào.

Meo giống bao gồm các giống nấm như: Nấm linh chi đỏ, nấm bào ngư xám, nấm hoàng kim, nấm milky, nấm chân dài, nấm mèo… Cấy meo xong thì Cty Nấm PLN còn có thêm 1 bước nữa cũng rất quan trọng đó là bọc giấy báo quanh miệng bịch. Việc bọc giấy báo này không phải trại nấm nào cũng làm, vì vừa tốn thời gian và tốn công, nhưng việc này sẽ giúp bảo vệ bịch phôi khỏi các côn trùng tấn công làm hỏng bịch phôi hoặc làm cho tơ nấm không phát triển.

Meo nấm và phôi nấm bào ngư là gì năm 2024
Tiến hành việc cấy meo giống nấm vào bịch đã hấp thanh trùng

5. Ủ BỊCH – NUÔI TƠ

Bịch phôi nấm sau khi cấy meo giống sẽ được đưa ra nhà ủ phôi. Thời gian ủ phôi là từ 20-60 ngày tùy theo giống nấm khác nhau. Nhà ủ phải được duy trì ở nhiệt độ thích hợp, thoáng mát và ít sáng cho tơ nấm phát triển. Đến đây là chúng ta đã kết thúc quá trình làm bịch phôi nấm, tiếp đến sẽ chuyển bịch phôi nấm qua quá trình đưa vô nhà trồng chuẩn bị đón nấm.

Trang chủ / TRỒNG NẤM ĐƠN GIẢN

Bịch giống trồng nấm BÀO NGƯ XÁM bịch lớn (thùng 9 bịch)

  • Meo nấm và phôi nấm bào ngư là gì năm 2024
  • Meo nấm và phôi nấm bào ngư là gì năm 2024

306.500,0₫

  • Combo bao gồm 10 bịch phôi giống
  • Kích thước bịch phôi: 22cm x17cm
  • Trọng lượng: 1.9kg/ 1 bịch. 10 bịch là 19kg.
  • Năng xuất: 500g – 700g/ bịch
  • Tổng thu hoạch: 10 bịch được tầm 5kg-7kg / 4- 5 tháng
  • Thời gian thu hoạch: 10 ngày thu hoạch 1 lần kể từ ngày bắt đầu tưới nước.
  • Tuổi thọ bịch phôi: 3 tới 5 tháng tùy theo môi trường trồng và cách chăm sóc.
  • Số lần thu hoạch: 8 tới 10 lần.
  • Trồng bình thường với khí hậu nóng ẩm ở miền nam.

1 phôi nấm bào ngư thu hoạch được bao lâu?

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BỊCH PHÔI GIỐNG NẤM Thời gian thu hoạch: 10 ngày thu hoạch 1 lần kể từ ngày bắt đầu tưới nước. Tuổi thọ bịch phôi: 3 tới 5 tháng tùy theo môi trường trồng và cách chăm sóc. Số lần thu hoạch: 8 tới 10 lần.

Nấm sò và nấm bào ngư khác nhau như thế nào?

Nấm bào ngư (còn gọi là nấm sò) là một trong những loại nấm tươi rất được ưa chuộng ở Việt Nam nhờ giá thành phải chăng và giàu dinh dưỡng. Nấm bào ngư có tên khoa học là pleurotus ostreatus, tên tiếng Anh là oyster mushroom.

Nấm bào ngư trắng kỵ với gì?

Không sử dụng chung nấm với đồ mát Đặc biệt, những người có sức khỏe không tốt, hay bị chướng bụng, đi ngoài phân lỏng nên hạn chế ăn nấm bào ngư. Hơn nữa, nên hạn chế kết hợp uống đồ lạnh khi sử dụng món ăn nấu từ loại nấm này như trà đá, cà phê đá hoặc các thức uống làm mát cơ thể.

1kg nấm bào ngư giá bao nhiêu tiền?

Giá thành nấm bào ngư tươi dao động từ 30.000 - 80.000 đồng/ 1 kg. Giá thành nấm bào ngư khô dao động khoảng 600.000 đồng/ 1 kg. Đối với nấm bào ngư tươi, cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ từ 3 - 5 độ C.