Mổ dây chằng bao lâu thì hồi phục

Sau mổ dây chằng chéo trước nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng theo chế độ riêng thì bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để nhanh khỏi hay thậm chí là lại bị đứt dây chằng lần nữa.

Chính vì tính nghiêm trọng của nó mà những bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo trước đầu gối nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan mà gây hại về sau.

Thứ 1:

Tuyệt đối không được tự ý bỏ nẹp tùy tiện khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị . Người bệnh bắt buộc phải mang nẹp trong mọi thao tác đi đứng và ngay cả lúc ngủ,  trừ trường hợp nghỉ ngơi tại chỗ để không gây ảnh hưởng đến việc phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước.

Không nên tự ý bỏ nẹp

Thứ 2:

Tuyệt đối không bỏ nạng trong vòng 2 tuần đầu sau mổ đứt dây chằng đầu gối trước.

Trường hợp này không hiếm trong thực tế vì cảm thấy khó khăn vướng viếu mà bệnh nhân tự ý bỏ nạng nhưng chính hành động vô ý này sẽ làm cho đầu gối sưng đau, ảnh hưởng đến nguyên một quá trình điều trị trước đó và thời gian hồi phục .

Thứ 3:

Tùy từng giai đoạn mà tập luyện co đầu gối ở các cường độ khác nhau , tránh co gối quá mức ngay từ tháng đầu làm ảnh hưởng đến sự liên kết của dây chằng đầu gối trước mới tái tạo gây lỏng dây chằng.

Thứ 4:

Một điều lưu ý đối với tất cả các bệnh nhân đứt dây chằng đầu gối trước sau mổ là hạn chế đi lại nếu không thực sự cần thiết ở giai đoạn đầu nhằm tránh sưng gối và không làm ảnh hướng toàn quá trình phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước.

Thứ 5:

Trong 2,5 tháng thì người bệnh tránh lên xuống cầu thang hay lái xe 2 bánh hoặc ngồi xổm, đây là những tư thế nên tránh nhằm các tình huống bất ngờ có thể gây tai nạn dẫn đến đứt dây chằng mới tái tạo.

Không nên lên xuống cầu thang 

Thứ 6: Tránh sợ đau mà ngại di chuyển.

Nhiều bệnh nhân có tâm lý sợ đau, sợ đi lại đụng chạm chỗ mổ khiến vết thương lâu lành mà chỉ nằm tại chỗ không dám cử động chân, nhưng chính vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn, máu có thể bị ngưng trệ và mô sẹo có thể bị co rút lại. Đã không ít trường hợp cầu cứu lấy bác sĩ vậy nên hãy làm theo chỉ dẫn bác sĩ , theo những bài tập cá nhân đã được xây dựng.

Thứ 7:

 Tránh tuyệt đối việc chạy nhảy hay chơi thể thao trong 3 tháng đầu vì dây chằng lúc này chưa liên kết đủ mạnh, chưa vững chắc vẫn đang trong quá trình hồi phục nên không thể thực hiện các động tác vặn, xoay, gấp gối hay di chuyển nhanh.

Thứ 8:

Chỉ theo những bài tập mà bác sĩ điều trị xây dựng, tránh nghe hay xem ở đâu đó các bài tập và tập theo vì chấn thương đứt dây chằng đầu gối trước ở mỗi người một khác nhau nên bài tập vật lý trị liệu cũng theo đó mà khác nhau, nếu tập sai có thể ảnh hưởng xấu tới dáng đi và khả năng di chuyển sau này đặc biệt rất khó để sửa lại được.

Thứ 9:

Người bệnh sau mổ nên hạn chế việc thức khuya hay dậy quá sớm vì trong thời gian này bạn cần giữ sức khỏe trong tình trạng tốt nhằm hỗ trợ cho các bài tập cũng như giúp dây chằng được phục hồi tốt nhất có thể. Nhớ rằng thể trạng rất quan trọng trong giai đoạn này.

Bệnh nhân sau mổ không nên thức quá khuya

Thứ 10:

Để giữ một thể trạng tốt thì bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết tránh việc kiêng cử quá mức chỉ trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể bạn

Sau mổ dây chằng chéo trước thì việc phục hồi nhanh khả năng vận động là điều mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng muốn. Và phương án mà đa số các bệnh nhân đều lựa chọn là vật lý trị liệu, để có thể phục hồi hoàn hảo thì bạn cần biết vật lý trị liệu ở đâu tốt nhất để có thể được các bác sĩ, y tá hướng dẫn tận tình và nhanh chóng hồi phục.

Xem thêm các chủ đề:

Tag:


Việc luyện tập sau mổ tái tạo dây chằng khớp gối nói chung, sau tái tạo dây chẳng chéo sau nói riêng là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Do đó yêu cầu bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm chỉnh qui trình luyện tập sau mổ. Trước mổ, bệnh nhân nên chuẩn bị tối thiểu một đôi nạng và một nẹp gối [tốt nhất là nẹp khóa], phù hợp với chiều cao của bệnh nhân. Qui trình luyện tập chia thành 5 giai đoạn:

1. Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 8 tuần

1.1. Nẹp gối + Tuần đầu: nẹp gối duỗi hoàn toàn, từ tuần 2 có thể tập gấp gối + Trước 4 tuần: luôn khóa nẹp khi đi lại. + Từ tuần 5: có thể không khóa nẹp khi đi lại. 1.2. Đi nạng, tỳ chân. + 3 tuần đầu: không nên tỳ chân [đi hai nạng]. + Tuần 4-8: có thể tỳ chân một phần [đi một nạng hoặc hai nạng]. + Sau 8 tuần tỳ chân hoàn toàn [bỏ nạng]. 1.3. Gấp gối Tuần đầu tiên không gấp gối. Từ tuần 2: gấp gối thụ động với biên độ tăng dần, tới tuần 8 có thể gấp đến 90-100 độ. 1.4. Chương trình tập luyện Bệnh nhân luyệyn tập theo các động tác sau, có thể tiến hành ngay ngày đầu sau mổ, mỗi động tác tập nên giữ trong 10 giây, làm 20-30 lần, ngày tập 3-5 đợt. Sau mỗi đợt tập nên chườm lạnh khoảng 15-30 phút.

Hình 1. Gấp duỗi cổ chân                                        Hình 2. Day bánh chè

Hình 3. Nâng chân                                                   Hình 4. Ép gối

Hình 5. Gấp gối thụ động                                        Hình 6. Dạng chân

Hình 7. Các động tác tập chân với dây chun giãn

2. Giai đoạn 2: từ tuần 9 đến tuần 12 2.1. Nẹp gối, tỳ chân, gấp gối: Bỏ nẹp khóa, thay bằng bao gối. Bỏ nạng, tỳ chân hoàn toàn. Có thể gấp gối tối đa 2.2.Chương trình tập luyện Tiếp tục luyện tập như giai đoạn 1, tập thêm các động tác sau:

Hình 8. Kiễng gót                                                      Hình 9. Khuỵu gối khi dựa tường

Hình 10. Gấp duỗi gối chủ động

3. Giai đoạn 3: từ 3 đến 9 tháng Tiếp tục tập như giai đoạn 2, nhưng có tải trọng [đeo bao cát hoặc tạ khoảng 3kg vào cổ chân], hoặc tập với 1 chân bên bệnh Mục đích của giai đoạn này là phục hồi hoàn toàn sức cơ tứ đầu đùi, không còn cảm giác đau, hoặc khó chịu ở khớp gối Có thể tập thêm các động tác như bơi, đạp xe, tập lên xuống cầu thang…

4. Giai đoạn 4: Từ 9- 12 tháng

Tiếp tục các bài tập mềm dẻo và tăng cường sức mạnh Tập các bài hỗ trợ tùy theo mục tiêu cụ thể của bệnh nhân [chơi bóng đá, bóng chuyền,…] Bắt đầu tập các bài tập kỹ năng của môn thể thao

5. Giai đoạn 5: Bắt đầu sau 12 tháng

Quay trở lại hoạt động, chơi thể thao bình thường như trước chấn thương. Nên mang bó gối trong 02 năm.

Bs Phùng Văn Tuấn Khoa Phẫu thuật Khớp – Bệnh viện TƯQĐ 108

Chia sẻ

Theo BS.CK1 Phạm Nguyễn Thanh Trung, khi bị đứt dây chằng chéo sau khớp gối, nếu mổ đúng kỹ thuật, bệnh nhân tuân thủ theo đúng phác đồ tập vật lý trị liệu thì khả năng chơi lại thể thao sau 6-8 tháng sẽ thực hiện được.

Dây chằng chéo sau có chức năng giữ vững khớp gối, làm cho khớp gối không bị trượt ra sau, giúp cho khớp gối hoạt động ổn định trong các hoạt động thể thao, cũng như sinh hoạt hằng ngày.Trong chấn thương khớp gối, tỷ lệ bị đứt dây chằng chéo sau đơn thuần chỉ chiếm khoảng 5-10% các chấn thương về dây chằng vùng gối.

Dây chằng chéo sau khớp gối [PCL]

GIẢI PHẪUXương vùng khớp gối gồm: xương đùi phía trên, xương chày phía dưới, và xương bánh chè ở phía trước.Các xương vùng gối được nối với nhau bằng hệ thống các dây chằng, chỉ có 4 dây chằng ở khớp gối và chúng giúp cho khớp gối vững chắc khi đi lại hay chạy nhảy.Hệ thống dây chằng bên: nằm bên ngoài khớp gối gồm dây chằng bên trong [bên chày] và bên ngoài [bên mác], giúp cho khớp gối vững chắc khi xoay trở, hoặc xoắn vặn.Hệ thống dây chằng chéo: nằm bên trong khớp gối, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bắt chéo nhau tạo thành hình chữ X, giúp cho khớp gối vững chắc, không bị trượt ra trước quá mức hay trượt ra sau quá mức.CHẤN THƯƠNGChấn thương dây chằng chéo sau không giống như những chấn thương dây chằng đầu gối khác, trên thực tế chúng thường tinh tế và khó đánh giá hơn các chấn thương dây chằng khác ở đầu gối.Chấn thương dây chằng chéo sau chia làm 3 mức độ:Độ I: chỉ bị bong gân nhẹ nhưng vẫn giữ được khớp gối vững chắc.Độ II: đứt một phần hay bán phần dây chằng.Độ III: đứt hoàn toàn dây chằng.NGUYÊN NHÂNChấn thương dây chằng chéo sau có thể xảy trong nhiều tình huống. Đa phần do lực tác động trực tiếp từ trước ra sau, đẩy thật mạnh cẳng chân về phía sau làm đứt dây chằng [thường thấy trong tai nạn xe hơi hoặc xe máy do thắng quá đột ngột, hoặc bị tông thẳng từ phía trước đầu gối].DẤU CHỨNG• Đau nhiều và sưng gối sau khi bị chấn thương.• Khớp gối bị cứng do sưng nề.• Đi lại khó khăn.• Cảm giác khớp gối bị lỏng giống như bị rời ra.THĂM KHÁMBác sỹ sẽ hỏi thật kỹ về các tình huống bị chấn thương và làm một số test chuyên biệt về dây chằng chéo sau như: test ngăn kéo sau, dấu hiệu cẳng chân bị võng ra sau…


Test ngăn kéo sau

Chụp phim Xquang: phát hiện được các trường hợp bong điểm bám dây chằng chéo sau [bong rứt xương chỗ bám dây chằng], không thấy được hình ảnh dây chằng chéo sau.Chụp phim MRI: nhìn được rõ ràng hình ảnh dây chằng chéo sau, phát hiện được các tổn thương sụn chêm kèm theo nếu có, thấy rõ ràng hình ảnh tràn dịch, tràn máu khớp gối,…ĐIỀU TRỊChấn thương dây chằng chéo sau tùy theo mức độ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Trong một số trường hợp sẽ không cần phải phẫu thuật, và một số trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật.

Không phẫu thuật

RICE = rest: nghỉ ngơi, ice: chườm đá, compression: băng gối, elevation: kê chân cao.

Hạn chế vận động: bệnh nhân phải mang nẹp gối chuyên về dây chằng, đôi khi phải đi nạng kèm theo và hạn chế chịu lực nhiều ở chân bị tổn thương.Vật lý trị liệu : khi khớp gối không còn sưng bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu để giúp cho khớp gối không bị cứng, tập sức mạnh trở lại cho cơ vùng đùi, từ đó khớp gối sẽ phục hồi hoàn toàn.

Phẫu thuật

Khi đứt dây chằng chéo sau kèm theo tổn thương sụn chêm, hoặc đứt nhiều dây chằng có kèm theo đứt dây chằng chéo sau, chỉ định phẫu thuật là bắt buộc.Những tổn thương về bong điểm bám dây chằng chéo sau, đứt đơn thuần dây chằng chéo sau ở từng bệnh nhân sẽ có chỉ định mổ hoặc không mổ riêng biệt [có sự khác biệt ở các vận động viên]. Phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo dây chằng chéo sau đơn thuần là một phẫu thuật khó, vì phải đảm bảo không làm tổn thương dây chằng chéo trước bình thường, cũng như phải có kỹ thuật cố định thật vững chắc kèm theo đặt thật đúng vị trí của dây chằng chéo sau ban đầu.Với sự phát triển không ngừng của những vật liệu sinh học dùng để cố định mảnh ghép [dây chằng] trong phẫu thuật dây chằng khớp gối, khả năng thành công của cuộc phẫu thuật ngày càng được nâng cao, thời gian hồi phục của bệnh nhân sẽ được rút ngắn nhiều hơn.


Tái tạo dây chằng chéo sau

BIẾN CHỨNGDây chằng chéo sau nằm ở vùng khoeo chân, rất gần với động mạch khoeo, biến chứng đáng sợ của phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo sau chính là làm tổn thương bó mạch khoeo, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.Nhiễm trùng sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối cũng có thể xảy ra dù tỷ lệ khá thấp, làm kéo dài quá trình hồi phục của bệnh nhân.PHỤC HỒI CHỨC NĂNGTập hồi phục sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo sau không quá phức tạp, nếu mổ đúng kỹ thuật, bệnh nhân tuân thủ theo đúng phác đồ tập vật lý trị liệu thì khả năng chơi lại thể thao sau 6-8 tháng sẽ thực hiện được.


BS Phạm Nguyễn Thanh TrungKhoa Y học thể thao - Bệnh viện Nhân Dân 115

Đọc nhiều nhất

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Video liên quan

Chủ Đề