Mua trầu cau Đài Loan ở đâu tphcm

Ở TP HCM, nếu muốn mua trầu cau cúng tổ tiên, cưới hỏi hay đơn giản chỉ là thèm vị vôi nồng, lá trầu cay người ta thường tìm đến khu chợ nhỏ trên đường Lê Quang Sung, quận 6. Hơn nửa thế kỷ, chợ trầu cau hiếm hoi của Sài thành mang trong mình bao câu chuyện cùng những kiếp người gắn liền với miếng trầu - nét văn hóa truyền thống đã ít nhiều phôi pha.

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Quả vậy, đến khu chợ này, trước khi tiếp chuyện khách lạ, các bà, các dì phải bỏm bẻm miếng trầu mới vui cái miệng được. Bà Sáu Lên [77 tuổi] răng đã rụng gần hết, lưỡi nổi hột nhưng cũng tỉ mẩn chẻ từng miếng cau cho thật nhỏ để nhấm nháp.

Nói là chợ nhưng đó là một khu vực nhỏ nằm gọn trên vỉa hè đối diện với Bến xe Chợ Lớn. Không ai biết cụ thể chợ có từ khi nào, chỉ biết lâu lắm, từ trước giải phóng. Các cụ bà nhớ rằng mình đội cau lên đây hồi còn là thiếu nữ mười bảy, mười tám tuổi. Khu chợ nhỏ đượm hương cau này đã trở thành nơi tụ họp của những người con Mười tám thôn Vườn trầu, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Gắn liền với mẹt trầu cau chủ yếu là các cụ bà, các chị trung niên. 4h sáng, chợ họp, chồng con chở họ từ Bà Điểm lên quận 6, 5h chiều lại dọn hàng chở về.

Một quầy bán trầu cau trên đường Lê Quang Sung, quận 6.

Trầu cau ở chợ được lấy từ nhiều nơi như: Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bến Tre… nhưng chủ yếu là ở Bà Điểm. Bà Đào Kim Phụng [thường gọi bà Huê], 62 tuổi, vừa dán chữ hỉ vào buồng cau đám cưới 60 quả, vừa cho biết: ngày cuối tuần, chợ mới nhộn nhịp, đông khách. Thời gian trầu cau bán chạy nhất là những tháng cuối năm và đầu năm vì đây là dịp người ta tổ chức cưới hỏi, lễ chạp nhiều nhất. Nhưng độ tháng 4 đến tháng 10, cau ế, người mua lác đác bởi giờ còn mấy ai ăn trầu. Thu nhập của nghề bán cau theo đó cũng bấp bênh.

Gắn bó lâu năm nhất khu chợ này là bà Sáu Lên. Thời con gái, trầu cau cùng giấy tờ mật của quân giải phóng đã theo bà bôn ba trên đường làng, vào Sài Gòn qua mắt bọn Mỹ ngụy. Sáu Lên nổi tiếng là cô giao liên gan dạ, ngoan cường. Tác phong nhanh nhẹn, dịu dàng, lại khéo ăn nói nên cô thiếu nữ Mười tám thôn Vườn trầu ngày ấy dễ dàng qua mặt địch. Nước nhà thống nhất, Sáu Lên trở về vườn trầu của mình. Ngày ngày, bà bắt xe buýt số 23 từ Bà Điểm lên thành phố, vẫn một thúng cau, một mẹt trầu ngồi bán.

Bà Sáu Lên bán trầu cau cho một người bạn già.

Không chồng, không con, cả cuộc đời gắn liền với trầu cau ở khu chợ, bà Sáu Lên đã chứng kiến biết bao đổi thay và câu chuyện buồn vui nơi đây. Một dạo, có mấy bà cụ cứ mỗi lần đi ngang qua chợ lại liếc mắt nhìn mấy trái cau rồi chóp chép trong miệng. Hỏi ra mới biết các cụ thèm trầu mà nghèo quá không có tiền mua. Vậy nên mỗi lần các cụ đến, bà Sáu Lên lại biếu cho người bạn già dăm miếng trầu ăn cho đỏ miệng.

Chị Tô Thị Thùy Sinh, 36 tuổi, được xem là người trẻ nhất chợ. 13 tuổi, chị đã theo mẹ lên đây tập tành buôn bán, học cách trang trí buồng cau đám cưới, têm trầu cánh phượng. Cứ thế, bao thế hệ đã gắn bó với khu chợ này.

Một điều đặc biệt ở khu chợ gắn với tục ăn trầu lâu đời của dân tộc là người mua đa số là các cụ già. Không xô bồ như chợ bình thường, chợ trầu cau dân dã, mộc mạc như phiên chợ quê. Kẻ bán người mua như người thân quen. Họ bỏm bẻm nhai trầu, hỏi thăm, động viên nhau. Mua bán ít đắn đo, mặc cả. 

Nhưng tục ăn trầu ngày càng mai một. Người mua ngày càng thưa thớt, người bán theo đó cũng dần vắng bóng. Những người bạn trầu cùng thời bà Sáu Lên giờ không còn ai. Tuổi cao sức yếu, họ bỏ dở mẹt trầu, sọt cau về nơi chín suối. Bây giờ, chợ trầu cau chỉ còn lác đác vài quầy, chưa đến chục người bán. “Ngày xưa ở đây có gần cả trăm quầy lận. Dân Bà Điểm có, tứ xứ có. Tụi tui xếp thành hàng dài, ngồi dưới mái tranh, chái hiên mà bán. Dịp đầu năm, người mua kẻ bán chật cứng, đông vui như Tết, đâu buồn thiu như bây giờ” – tay run run têm lá trầu cánh phượng, bà Sáu Lên chép miệng.

Những năm trước, trung bình mỗi ngày các bà bán được 1 thiên cau [1.000 quả] giá 100 – 150 ngàn đồng, mười mấy ký trầu giá 25 ngàn đồng/ký. Bây giờ số lượng ấy giảm còn một nửa. Mùa cau bán chạy, lời lãi chỉ đủ đắp đổi qua ngày huống hồ cau ế. Do vậy mà những cô gái trẻ không thiết tha với mẹt trầu, sọt cau như mẹ, như bà của họ. Những cụ bà đã hơn 40 năm gắn bó với chợ như bà Sáu Lên, bà Huê, bà Hoa… đều ở tuổi gần đất xa trời. “Mấy bà già như tui coi cái chợ trầu cau như máu thịt. Có bả bịnh cũng ráng đội cau lên chợ. Thiếu một bả, chợ buồn lắm, trầu cau thưa thớt. Như tui hổm rày đau nhức quá trời, nhưng nằm nhà thì nhớ chợ chịu hổng nổi”. Ngưng một lúc chợt bà Huê buông miếng trầu, bần thần hỏi: “Mai mốt tụi tui chết, hổng biết cái chợ này có còn hay không?”

Quỳnh Nga

Từ 5 giờ sáng, chợ trầu cau thuộc khu vực đường Lê Quang Sung, quận 6 đã tấp nập người mua kẻ bán, nhưng không mang không khí của sự ồn ào xô bồ. Người mua, người bán trao đổi với nhau về một mặt hàng duy nhất là “trầu - cau” - một loại quả lá đang dần bị mai một ở thành phố, chỉ còn trong tiềm thức của những người lớn tuổi và trong những mâm quả ngày cưới, giỗ chạp.


Những buồng cau đã được kết, dán chữ song hỷ phục vụ lễ cưới, hỏi do khách đặt hàng.

Chủ sạp trầu cau Thu Hà, đon đả: “Lựa cau đi em, cau đẹp, cần trang trí làm mâm quả thì có mẫu ở bên cạnh, chị trang trí giúp luôn”. Kế bên sạp chị Hà, bà Thanh [53 tuổi] - một tiểu thương theo nghề hơn mười năm, cho biết: “Ngày thường ế lắm chú ơi, giờ mấy ai ăn trầu nữa, chủ yếu bán cho những người làm đám cưới, ngày giỗ, cúng, Tết thôi. Âu đó cũng là cái nghề mà, bỏ không được”. Bà Thanh cho biết thêm, dịp này giá trầu, cau có nhích hơn so ngày bình thường, do lượng đặt hàng cho đám cưới nhiều. Giá trầu hiện tại từ 3 đến 5 nghìn đồng/100g; cau khoảng 9 đến 11 nghìn đồng/chục [12 trái] tùy vào loại cau trầu có tươi, đẹp không. Đối với trầu cau được kết để làm mâm lễ cưới [gồm 80 quả cau loại ngon, 100 lá trầu] được trang trí thắt nơ, dán chữ giá khoảng 120 đến 140 nghìn đồng; mâm trầu cau lớn [100 quả cau, 100 lá trầu] khoảng 150 nghìn đồng. Riêng mâm trầu cau để cúng gồm trầu, cau, vôi, thuốc thì làm theo giá khách đặt.

Bạn đang xem: Mua trầu cau ở đâu


Theo những người kinh doanh trầu cau, khoảng mười năm trước, khu chợ này rất sầm uất, với khoảng hơn 50 sạp kinh doanh, luôn tấp nập, thậm chí trầu cau còn đổ tràn ra lề đường, nhiều người khá, giàu lên trông thấy. Thế nhưng, những năm gần đây, do nhu cầu thị trường không còn như trước, thế hệ ăn trầu ngày càng ít cho nên lượng hàng bán ra ngày càng giảm sút. Hiện, chợ chỉ còn gần 30 hộ theo đuổi kinh doanh cung cấp trầu cau cho địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,...

Xem thêm: Cần Xin Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Câu Ngang Đúng Kỹ Thuật, Cần Xin Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Ngang!

Chị Thu Hà tâm sự: Nhiều lúc buôn bán ế ẩm, cũng muốn chuyển nghề, nhưng không biết làm nghề gì. Niềm an ủi, vui nhất của chúng tôi là khi làm mâm cau cho các đôi thanh niên chuẩn bị cưới. Sạp tôi có bán hai loại giống cau, giống tròn gọi là cau sung; giống dài có đầu nhọn gọi là cau vú bò. Thường thì những người gốc miền bắc, trung thì thích buồng cau to, đủ 105 trái với hàm ý trăm năm hạnh phúc. Ngược lại đối với người miền nam lại ưa buồng cau nhỏ khoảng 60 trái với hàm ý chữ Thọ, sống lâu.

Những tháng cận Tết, người đi chợ trầu cau cũng nhiều hơn ngày thường. Đang ngồi bó gối trước những trái cau, có một cặp sắp cưới đến xem chùm cau đã được chị Hà trang trí. Nâng lên đặt xuống, đôi thanh niên cũng chọn được chùm cau với giá 100 nghìn đồng. Chị Hà cho biết: “Ngày thường, trung bình bán được một thiên [1.000 trái cau]. Có tháng cao điểm, chị bán được sáu đến bảy thiên/ngày. Nhưng cũng có ngày, chị chẳng bán được thiên nào, còn nếu gặp những mối ở các tỉnh lên đặt nhiều thì làm không ngơi tay, mệt nhưng vui. Bởi nghề này không dễ có việc nhiều, chỉ mong đến cuối năm hoặc những ngày cuối tuần”.


create

THÁI KHUÊ / nhandan.com.vn

Từ khoá:

Tờ 100k của thanh niên chạy xe Wave ở cây xăng và lời hẹn ‘có duyên mời cafe được rồi‘ khiến người xa lạ cảm kích

Dù cho trong ví lúc đó còn hơn 100k nhưng thanh niên chạy xe Wave vẫn sẵn sàng lấy ra tờ 100k ấy để giúp đỡ người không mang tiền mặt đổ xăng đang đứng cạnh mình.


Chèo thuyền, cắm trại trên cánh đồng lúa lớn nhất Đồng Nai

Núi đá Chữ Thập giữa cánh đồng lúa bao la, tạo nên khung cảnh ấn tượng với du khách.


Đôi bạn thân ở Đồng Nai rủ nhau hùn tiền xây nhà đẹp ngỡ ngàng

Với tổng chi phí khoảng 750 triệu đồng, đôi bạn thân sở hữu căn nhà trong mơ với đầy đủ nội thất và tiện nghi.


Rao bán nhà quận 8 nhưng lùa khách đến Bình Tân

Độc đáo chợ trầu cau giữa lòng Sài Gòn

Con đường trầu cau nổi danh một thời giờ nằm lặng lẽ giữa lòng Sài Gòn tấp nập nhưng nhắc đến nơi bán trầu cau, người ta vẫn luôn nhớ đến khu chợ một thời phân phối cho cả Sài Gòn-Gia Định: chợ trầu cau đường Trương Tấn Bửu [nay là Lê Quang Sung, quận 6], đối diện Bến xe Chợ Lớn.

  • Bắt được cá chình to chưa từng thấy trên sông Nậm ở Nghệ An

  • Giải mã bí ẩn về những ngôi mộ cổ thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương khói Hồ Tây

  • Nghẹt thở vào mùa săn cá lăng dưới dòng Sê San

Vào thời người ta còn "ăn trầu như mỏ khoét", gần 1 km dọc đường Lê Quang Sung có hơn trăm người bán trầu cau. Họ là những cô gái mười chín, đôi mươi xuân sắc luôn tất bật với hàng trăm lượt khách đến mua mỗi ngày.

Thăng trầm

Cụ Đinh Thị Cúc [75 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn], người đã gắn bó cả đời với con đường trầu cau này nhớ lại: "Mười mấy tuổi, tôi đã theo ngoại đi bán trầu cau. Chạy dọc đây người bán, người mua trầu cau tấp nập, nhất là dịp cuối năm, cưới xin, lễ hội..., chợ nhộn nhịp, đông vui lắm. Người bán chẳng kịp ngơi tay, từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới xong. 3 giờ sáng là họp chợ, trầu cau phần lớn lấy từ xứ trầu Bà Điểm- Hóc Môn lên, tươi xanh; đặc biệt miếng trầu có vị cay, ngọt đặc trưng nên nhiều người rất thích. Lúc đó, mỗi ngày đều bán được mấy thiên. Buôn một gánh trầu cau nuôi được cả nhà 5,6 miệng ăn".

Bà Nguyễn Thị Hoa bên hàng trầu cau của mình.

Sau nửa thế kỷ, con đường trầu cau vẫn nằm đó nhưng vơi dần kẻ bán, người mua. Những người ăn được trầu đều ở cái tuổi "xưa nay hiếm", còn người trẻ ái ngại vị cay cay, khó ăn lại dễ say. Dần dà, trầu cau bị lãng quên. Chỉ đến những dịp cúng kính, cưới hỏi, người ta mới tìm mua.

Ngày nay nguồn cung cấp trầu cau phong phú hơn, ngoài Hóc Môn, nhiều tiểu thương còn nhập cau, trầu từ các tỉnh miền Tây, miền Trung. Không chỉ bán lẻ cho người mua ăn, mua cúng…, chợ còn cung cấp cau trầu cho những tiểu thương bán sỉ ở nhiều nơi khác trong TP và các tỉnh vùng ven. Cau được nhập nguyên buồng, những trái không đều, quá to hay quá nhỏ được cắt ra bán lẻ. Mỗi ký cau lẻ có giá từ 25.000 đồng – 50.000 đồng tùy thuộc vào mẫu mã.

Nợ trầu cau

Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, những gánh trầu cau lại được bày biện sẵn sàng. Những người buôn trầu từ khắp nơi trong TP đổ về đây. Người ở quận 5, quận 8, quận 10, quận Bình Tân, người ở ngay quận 6 nhưng cũng có người ở tận Hóc Môn, Củ Chi đến bán. Người trẻ nhất cũng ngoài ngũ tuần. Người lớn nhất đã đi gần hết một thế kỷ. Họ đều là những người phụ nữ cần mẫn, tận tâm với cái nghề mà nay "chẳng nuôi nổi mình"- bà Sáu, người gắn bó với gánh trầu cau đã được hơn 40 năm nhận xét.

Bà Đào Kim Phụng hướng dẫn cách têm trầu.

Cũng theo bà Sáu, khoảng 10 năm trở lại đây, con đường trầu cau này ngày càng vắng người mua. Ngày thường lác đác vài người đến hỏi. Có người mỗi ngày chỉ bán được vài ký. Có người thậm chí còn không lời được đồng nào. Mất công dọn hàng ra rồi lại dọn về. Nhưng họ vẫn cố bám trụ. Cái nghề như cái nghiệp vận vào người. Gánh trầu cau gắn bó với họ gần cả đời, vừa là nguồn sống, vừa là niềm vui, niềm hạnh phúc. Nên dù thế nào, họ vẫn một lòng muốn gắn bó. Dù nắng mưa, sớm tối, họ vẫn miệt mài bên những lá trầu xanh cùng những mâm cỗ cưới.

"Khi nào còn đi được thì tôi vẫn đi bán trầu. Bán đến chết thì thôi. Bán để kiếm sống, để mưu sinh, để lưu giữ ký ức về một thời hoàng kim, để giữ cái truyền thống, văn hóa của ông bà để lại" – bà Nguyễn Thị Hoa [64 tuổi] chia sẻ.

Nâng niu gìn giữ là vậy nên nỗi lo thất truyền cứ đeo đẳng mãi không buông. Theo bà Hoa: "Nay chẳng ai bán trầu nữa. Con cái đi học đi hành rồi có công ăn việc làm, chẳng đứa nào muốn nối nghiệp gánh trầu của tôi".

Còn cụ Sáu Muối [73 tuổi, ngụ quận 6] thoáng nhìn xa xăm: "Muốn giữ cái nghề này lắm chứ nhưng khó quá. Khi lớp người già chúng tôi mất đi, không biết còn ai theo nghề nữa không?".

Gác lại nỗi lo thất truyền, hàng ngày, hàng giờ, những người có "nợ trầu cau" này vẫn nỗ lực cải thiện mẫu mã những buồng cau, cánh trầu để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Họ tìm cách cứu lấy gánh trầu một đời gắn bó. Những buồng cau cưới được bày trí tỉ mẩn, công phu hơn với nhiều hình dáng mới lạ, đẹp đẽ. Những nỗ lực đầy hy vọng, mong tương lai, những gánh trầu sẽ được níu giữ.

Hàng trầu cau của bà Sáu Muối, người có thâm niên hơn 40 năm bán trầu cau tại đây

Chiếc nón lá đội thấp, hai tay thoăn thoắt lựa những quả cau tròn, bà Đào Kim Phụng [62 tuổi, ngụ quận 8] cười nói: "Đây là cau cưới, người ta đặt mình làm. Mỗi buồng 65 hoặc 105 trái. Cau cưới phải được chọn kỹ lưỡng, trái đều, đẹp. Mỗi trái được dán một chữ hỷ đỏ tươi. Người ta có tối giản thế nào đi chăng nữa thì theo phong tục cưới hỏi của ông cha mình để lại, quan trọng nhất vẫn là phải có trầu cau. Nhiều người cần thì tôi têm giúp luôn".

Khi những chuyến xe buýt cuối cùng xuất bến cũng là lúc khu chợ tạm dừng hoạt động. Đêm tàn nhưng ngày mai, những người lỡ vướng vào nghiệp trầu cau lại đến, để họp chợ, để duy trì hoạt động của con đường bán trầu cau còn sót lại ở Sài Gòn, để nâng niu văn hóa của cha ông.



Ý Linh – Thu Trang.

Video liên quan

Chủ Đề