Những tác động có lợi và bất lợi của du lịch đối với Cửu Trại Câu là gì

Cửu Trai Câu là khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thuộc châu tự trị dân tộc Khương, dân tộc Tạng A Bá phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Là một thung lũng dài chạy từ bắc xuống nam, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1992, khu dự trữ sinh quyển năm 1977. Được xếp là Cảnh quan được bảo vệ[loại V] trong hệ thống phân loại khu bảo tồn của IUCN. Khu thắng cảnh cửu trại câu là một phần của dãy đá vôi Dân Sơn rìa của cao nguyên Tây Tạng và trải dài hơn 72.000 ha, được biết đến với những thác nước đa tầng những hồ nước đầy màu sắc và đỉnh núi phủ tuyết trắng. Vậy Cửu Trại Câu có gì đẹp? Hãy cùng du lịch Phượng Hoàng tìm hiểu trong bài viết này.

Cửu Trại Câu gồm 3 thung lũng xếp theo hình chữ Y. Nhật Tắc Câu và Tắc Tra Oa Câu là hai thung lũng chạy từ phía nam gặp nhau ở trung tâm khu vực, cũng là nơi bắt đầu của Thụ Chính Câu chạy về phía bắc.
Địa lý, khí hậu của Cửu Trại Câu

Cửu Trại Câu nằm ở cuối phía nam của dãy Dân Sơn, khu vực là một phần của huyện Cửu Trại Câu[trước là huyện Nam Bình], châu A Bá, tây bắc tỉnh Tứ Xuyên gần với ranh giới tỉnh Cam Túc. Các thung lũng có diện tích 720 km2, với vùng đệm có diện thêm 600 km2. Địa hình phụ thuộc và khu vực xem xét, từ 1.998 dến 2.140 mét thung lũng Thụ Chính[Thụ Chính Câu] và từ 4.558 đến 4.764 mét trên núi ở đầu Thung Lũng Tắc Tra Oa.

Cửu Trại Câu có khí hậu từ nhiệt dới đến ốn đới, nhiệt độ trung bình là 7,8 độ C. Mùa xuân ở nơi đây tuyết bắt đầu tan, cây lá thay nhau đâm trồi nảy lộc, trăm hoa đua nở và có nhiều cây đào mọc ở các hồ. mùa hè thì nóng ẩm, mưa nhiều nhưng mưa rất nhanh tạnh và bầu trời luôn u ám. Vào mùa thu hầu như không có mưa , trời xanh đẹp cảnh quan nơi đây chuyển sắc từ xanh sang màu vàng và mua đông nơi đây lại khoác lên mình màu trắng xóa của tuyết và những hồ nước ở đây vẫn trong xanh màu ngọc bích.

Hệ sinh thái của Cửu Trại Câu

Nằm trong vùng sinh thái rừng lá rộng ôn đới và núi cao nguyên đan xen. Gần 300 km2 của danh thắng này được bao phủ bởi rừng hỗn hợp[lá rộng ôn đới và rừng hỗn giao]. Khu rừng với đầy đủ màu sắc lá vàng, cam, đỏ trong mùa thu khiên Cửu Trại Câu trở nên vô cùng rực rỡ và nơi sống của một số loài thực vật đặc hữu như tre và đỗ quyên.

Về động vật, Cửu Trại Câu có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng là Gấu trúc và Voọc mũi hếch, cả hai đều có số lượng nhỏ và sống trong tình trạng cô lập. Quẩn thể Gấu trúc ít hơn 20 cá thể và có 140 loài chim.

Thắng cảnh của Cửu Trại Câu

Thung lũng Thụ Chính  Câu

Thung lũng Thụ Chính Câu là điểm tham quan chính và phổ biển nhất ở Cửu Trại Câu, và có hơn 40 hồ tự nhiên ở nơi đây. 

Hồ Xiniu: Hồ XiniuLà hồ lớn nhất ở thung lũng Thụ Chính Câu và lớn thứ hai toàn bộ Cửu Trại Câu. Trên bề mặt nước trong vắt phẳng lặng, hình ảnh phản chiếu khung cảnh thiên nhiên được dánh giá là đẹp nhất và đặc biệt khi vào sáng sớm.

Hồ Sậy: Hồ Sậy thực chất là một đầm lầy phủ đầy sậy, nơi đây thu hút nhiều loại chim săn mồi, hồ Sậy có dòng sông chảy ngang qua chia nơi đây thành 2 phần khiến màu xanh ngọc của hồ càng nổi bật trên lau sậy.

Thác Thụ Chính: Thác Nằm giữa hồ Hỗ và hồ Ngọa Long, là thác nước đầu tiên ngay đầu vào thung lũng tạo nên khung cảnh vô cùng tráng lệ.

Thác Nặc Nhật Lãng: Nằm gần vị trí giao nhau giữa các thung lũng, thác Nặc Nhật Lãng là thác lớn nhất của Cửu Trại Câu và cũng là thác nước lớn nhất nằm ở cao nguyên Trung Quốc. Là sự kết hợp của hàng ngàn hồ và thác nhỏ trên đỉnh núi, đặc biệt khi vào buổi sáng mặt trời trải ánh sáng trên dòng thác tạo nên một cầu vòng nhìu màu sắc.

Thung lũng Nhật Tắc Câu

Thung lũng Nhật Tắc Câu nằm bên phải của nhánh tạo nên hình thể Y của toàn bộ thung lũng Cửu Trại Câu. Được coi là cốt lõi của Cửu Trại Câu với sự tổng hợp của toàn bộ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. 

Hồ Gương: Hồ gương khá hẹp được bao phủ bởi rừng xanh xung quanh. Toàn bộ mặt hồ như một tấm gương  lớn phản chiếu chọn vẹn cảnh sắc xung quanh.

Hồ ngũ hoa: Hồ ngũ hoa  được xem là một trong những điểm nổi bật và tinh túy nhất thung lũng Cửu Trại Châu, hồ khá cạn với nước trong vắt làm nổi bật nên màu sắc rực rỡ đủ loại tảo đưới hồ.

Thung lũng Tắc Tra Oa Câu

Thung lũng Tắc Tra Oa Câu là nhánh bên phải của chữ Y, có lộ trình dài nhất và cao nhất Cửu Trại Châu. Trắc Oa Câu có những hồ nước huyền ảo, ao nhỏ đầy màu sắc và đỉnh núi phủ tuyết tuyệt đẹp.

Những món đồ nên mua làm quà khi đến Cửu Trại Câu

Tranh thêu Shu: rất nổi tiếng vì từng mũi chỉ được may rất thuần thục và mềm mại bởi nghệ nhân Trung Quốc.

Thổ cẩm Shu: Món thổ cẩm này vô cùng chất lượng từ làng nghề Tứ Xuyên, đường nét rất sắc sảo, thích hợp để làm quà tặng người thân.

Tranh sơn mài: Đây là món quà ý nghĩa dành cho những người mê tranh sơn mài, tranh có chiều sâu, được làm rất tinh tế.
Cửu Trại Câu là điểm đến tuyệt vời để các du khách thăm quan du lịch, trên đây là nững thông tin về Cửu Trại câu. Du Lịch Phượng Hoàng hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho quý khách sẽ có thêm nhiều trải nghiệm trong hành trình khám phá Cửu Trại Câu tới đây, hay tham gia tour Cửu Trại Câu của chúng tôi để kỳ nghỉ của quý khách được trọn vẹn và ý nghĩa hơn nhé.

Từ khóa: Cửu Trại Câu – Khám phá 3 thung lũng tuyệt đẹp của nơi đây

  • Chính sách Môi trường
  • Hỏi đáp chính sách

Chủ nhật, 26/09/2021 08:00 [GMT+7]

Du lịch tác động đến môi trường như thế nào?

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Tác động môi trường là những ảnh hưởng do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn.

Theo đó, tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực.

Các tác động tích cực có thể bao gồm:

• Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn quốc gia.

•Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.

•Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.

•Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.

•Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.

Du lịch kết hợp với việc bảo tồn những giá trị thiên nhiên. [Ảnh: Xuân Lâm]

Tác động tiêu cực đến môi trường bao gồm:

•Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.

• Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận [sông, hồ, biển], làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.

•Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.

• Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

•Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.

•Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.

•Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.

• Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất [xói mòn, trượt lở], làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại [tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...]. Đồng thời, xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...

Thùy Linh [T/h]

  • Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững từ khu di sản Wadden
  • Du khách Việt Nam ngày càng yêu thích du lịch bền vững
  • Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững theo xu hướng tăng trưởng xanh

Bạn đang đọc bài viết Du lịch tác động đến môi trường như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • phát triển du lịch bền vững
  • tác động môi trường
  • hệ sinh thái tự nhiên

Video liên quan

Chủ Đề