Mục tiêu khởi nghĩa hai bà trưng là gì

Với giải câu hỏi trang 76 sgk Lịch sử lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 76 SGK Lịch sử 6: Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Hán ngày càng sâu sắc.

+ Tương truyền, chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại.

- Hai Bà Trưng nổi dậy, dựng cờ khởi nghĩa để đền nợ nước [đánh đuổi quân xâm lược, giành lại quyền tự chủ]; trả thù nhà.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 76 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy trình bày diễn biến chính của Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên...

Câu hỏi trang 76 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Đoạn tư liệu và hình 3 cho em biết điều về khí thế của cuộc khởi...

Câu hỏi trang 76 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Khai thác thông tin và đoạn tư liệu 2 ở trên, hãy cho biết kết quả...

Câu hỏi trang 77 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Nêu nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu...

Câu hỏi trang 77 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu...

Câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Dựa vào sơ đồ hình 5 [tr.78], hãy trình bày diễn biến chính của...

Câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí...

Câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc...

Câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?...

Câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng...

Câu 1 trang 81 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà...

Câu 2 trang 81 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Từ kết quả của bài tập 1 và dựa vào kiến thức đã học, em có nhận...

Câu 3 trang 81 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Em hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet để biết...

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

3/ Đoạn tư liệu và hình 3 cho em biết điều về khí thế của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tình thế của chính quyền đô hộ?

4/ Khai thác thông tin và đoạn tư liệu 2 ở trên, hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Kỷ niệm 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng [40 - 2022]: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Kết tinh lòng yêu nước, sức mạnh và tinh thần dân tộc

Hội tụ khí phách và tinh hoa của nữ tướng

Tháng 3 năm 40 [sau công nguyên], hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái lạc tướng Mê Linh, trước cảnh nước mất nhà tan, căm thù quân giặc tàn bạo, đã phất cờ khởi nghĩa. Lời thề “Đền nợ nước, trả thù nhà” của Hai Bà Trưng Trắc - Trưng Nhị trên dòng sông Hát đã vang vọng núi sông với hàng vạn dân chúng, tướng lĩnh, nghĩa quân cùng Hai Bà Trưng ào ào xuất trận với khí thế dũng mãnh. Chỉ trong thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, ngọn cờ chính nghĩa đã tung bay chiến thắng. Nền độc lập được khôi phục, chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương bắc lần thứ nhất [dài 246 năm].

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là kết tinh của một quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của người dân Việt cổ, làm chấn động cả cõi Nam. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khắc dấu son đầu tiên trong lịch sử dân tộc, khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Dấu ấn này làm vẻ vang, rạng rỡ non song đất nước, tạo dựng truyền thống quý báu “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam.

Lên ngôi Vua được 3 năm, quân giặc lại tràn sang. Ngày 6-2 năm Quý Mão, tương truyền sau khi quyết chiến với kẻ thù, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Sau khi mất, khí phách anh linh của Hai Bà kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi, tới vùng đất bên dòng sông Cái. Một đêm đầu tháng 2 âm lịch, hai pho tượng tỏa sáng trên dòng sông Nhị, trước bãi Đồng Nhân. Dân làng Đồng Nhân Châu xưa [Nay là bến Bạch Đằng] lấy vải đỏ làm lễ rước tượng vào bờ. Tượng đá có thế hai tay giơ cao như đang rẽ nước tiến lên, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp đỏ với tư thế lẫm liệt của nữ Anh hùng. Vua Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Định 3 [1142] được tin truyền lập đền thờ khang trang ngay tại bờ bãi. Năm Gia Long thứ 18 [1819], do sạt lở bờ sông, đền thờ Hai Bà Trưng được chuyển vào khu vực Võ Miếu, thôn Hương Viên, huyện Thọ Xương, là phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng ngày nay.

Nhân lên niềm tự hào, tiếp nối truyền thống của Hai Bà Trưng

Hằng năm mỗi độ xuân về, vào ngày 6 tháng hai [âm lịch], Lễ hội kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng lại được nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của Nhị vị Vua Bà, các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt và nhân dân đương thời anh dũng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Năm 2020, Nhân kỷ niệm 1980 năm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cán bộ, Nhân dân trong quận vinh dự đón nhận Bằng xếp hạng di tích Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt. Di tích gồm 3 hạng mục chính:

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng cho Nhân dân Thủ đô và Quận Hai Bà Trưng

Đền Hai Bà Trưng [đền Hai Bà hay đền Đồng Nhân] có kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc” thờ Hai Bà và 6 vị nữ tướng thân tín.

Đình Đồng Nhân nằm sát bên phải đền Hai Bà Trưng, thờ thần Cao Sơn Đại Vương, Quốc Vương Thiên Tử, thần Đô Hồ Đại Vương. Ngoài 3 vị thần này, đình còn thờ các vị thủy thần có công phù trợ cho cư dân sống ở ven sông.

Chùa Viên Minh nằm bên trái Đền, tên chữ Hán là “Viên Minh Tự”, tục truyền là tên gọi theo pháp hiệu của Hai Bà Trưng khi được triều đình nhà Lê tôn lên thành phật; Tên nôm là chùa Đồng Nhân hoặc được gọi với tên thành kính chùa Hai Bà. Đến nay, Quần thể Di tích đền thờ Hai Bà Trưng trở thành điểm tham quan thường xuyên của du khách.

Đền Hai Bà Trưng [đền Hai Bà hay đền Đồng Nhân] có kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc”

Vinh dự, tự hào biết bao khi được sống, làm việc tại quận mang tên Hai Bà Trưng. Năm 2021 vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hai Bà Trưng gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và thành phố, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo với quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị của quận Hai Bà Trưng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19. Quận chủ động chuyển sang giai đoạn từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Quận đã hoàn thành 20/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng mà HĐND quận giao. Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Cân đối thu - chi ngân sách được bảo đảm; tăng trưởng kinh tế được duy trì nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thu ngân sách trên địa bàn quận vượt dự toán giao với 15.477 tỷ 494 triệu đồng, đạt 148,7% dự toán giao, tăng 20,8% so với năm 2020.

Năm 2022 dự báo là năm tiếp tục có nhiều khó khăn thách thức do đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Xác định rõ những cơ hội và thách thức đó, cả hệ thống chính trị của quận Hai Bà Trưng nêu cao tinh thần quyết tâm để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI.

Tiếp nối truyền thống của hai nữ Anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và truyền thống Anh hùng của quận, cùng với công cuộc đổi mới của Thủ đô, của đất nước, năm 2021, quận Hai Bà Trưng tiếp tục được đề nghị tặng Cờ Thi đua xuất sắc của Chính phủ. Đây chính là động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hai Bà Trưng quyết ra sức thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu xuân 2022, xây dựng quận ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?

- Hai Bà Trưng nổi dậy, dựng cờ khởi nghĩa để đền nợ nước [đánh đuổi quân xâm lược, giành lại quyền tự chủ]; trả thù nhà.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra trọng thời gian bao lâu?

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng đã đọc vang lợi thế gì?

“Thiên Nam ngữ lục” ghi lời thề của Trưng Trắc như sau: "Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng /Ba kêu oan ức lòng chồng/ Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này". Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 40 43 đã để lại ý nghĩa lịch sử gì?

Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Hiểu rõ sự thống khổ của nhân dân, nên khi lên ngôi vua, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng Trưng nữ Vương đã có những quyết sách quan trọng như: ra lệnh miễn thuế khoá cho dân hai năm.

Chủ Đề