Mụn ở má là bị gì năm 2024

Theo Boldsky, có nhiều nguyên nhân gây ra mụn ở má như tẩy trang không kỹ, vỏ gối bẩn. Dưới đây là nguyên nhân và cách ngăn ngừa mụn ở má.

Mụn ở má là bị gì năm 2024
Không nên chạm tay lên da mặt khi bị mụn ở má. Đồ họa: Doãn Hằng

Các vết mụn ở má

Các vết mẩn đỏ, mụn và kích ứng ở một bên má là dấu hiệu của mụn trứng cá ở má. Mụn trứng cá có thể gây ra mẩn đỏ, sưng tấy và mụn mủ trên mặt. Các vết mụn này nếu không được chăm sóc và điều trị sẽ lan rộng, làm hỏng da. Ngoài ra, mụn trứng cá có liên quan đến nhiều mụn đầu đen và lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây hại cho da.

Nguyên nhân gây ra mụn ở má

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn ở má như trang điểm, vi khuẩn lây lan qua điện thoại, vỏ gối bẩn, thường xuyên đưa tay chạm vào da mặt hoặc do biến động nội tiết tố.

Nguyên nhân phổ biến của mụn vùng chữ U hoặc mụn ở má là sự tích tụ của bụi bẩn, dầu và các mảnh vụn làm tắc nghẽn lỗ chân lông theo thời gian. Vùng chữ T, bao gồm trán, mũi và cằm, thường dễ tiết dầu, trong khi má có xu hướng khô. Do đó, mụn ở má trong tuổi trưởng thành cần được quan tâm điều trị.

Ngăn ngừa mụn ở má

Bước đầu tiên để ngăn ngừa mụn ở má là cải thiện thói quen chăm sóc da. Dù da có bị mụn đến đâu, cũng đừng bỏ qua bước dưỡng ẩm. Chọn một loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ không chứa dầu, không gây mụn và sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Nên dùng sữa rửa mặt tẩy tế bào chết có chứa AHA/BHA như glycolic và axit salicylic để loại bỏ cặn bẩn trên da, phá vỡ tế bào da chết và thông thoáng lỗ chân lông bị tắc.

Thêm vào đó, cần đảm bảo ga trải giường và vỏ gối sạch sẽ. Cố gắng không chạm vào mặt. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu nếu mụn ở má ngày càng nghiêm trọng.

Mụn hai bên má là nỗi lo chung của nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến vẻ đẹp thẩm mỹ, mà còn cảnh báo sức khỏe của làn da. Để tình trạng không ngày một tồi tệ hơn, chị em cần nắm được nguyên nhân gây mụn hai bên má và biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

1. Mụn hai bên má hình thành do đâu?

Chị em cần nắm được nguyên nhân gây mụn hai bên má trước khi tìm đến cách khắc phục tình trạng này.

1.1 Do sự xâm nhập từ vi khuẩn

Mụn hai bên má hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sự xâm nhập của một loại vi khuẩn mang tên P. Acnes, dẫn tới nhiễm khuẩn nang lông. Ban đầu, loại vi khuẩn này sẽ gây ra những đốm đỏ xuất hiện trên hai bên má và to dần lên trong khoảng thời gian sau đó. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, mụn hai bên má sẽ càng lan rộng khiến bạn có cảm giác đau nhức khó chịu.

Mụn ở má là bị gì năm 2024

Mụn hai bên má hình thành bởi nhiều nguyên nhân

1.2 Nội tiết tố bị thay đổi

Khi bước vào giai đoạn dậy thì hoặc trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể sẽ được thay đổi một cách rõ rệt. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này đó là mọc mụn hai bên má. Thay đổi nội tiết tố có thể diễn ra ở cả nam và nữ khiến nổi nhiều nốt mụn sưng đỏ.

Mụn nội tiết còn xảy ra do rối loạn hormone. Lúc này, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, tiết ra quá nhiều dầu dẫn đến các nang lông bị ách tắc. Đây là nguyên nhân điển hình dẫn tới sự xuất hiện của những cục mụn bọc, mụn viêm hai bên má.

1.3 Bụi bẩn ở da

Bụi bẩn ở da được tính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn hai bên má. Tình trạng mụn mọc có thể xảy ra do thường xuyên đưa tay lên vùng má sau khi tay người tiếp xúc với vô vàn đồ vật, dính nhiều bụi bẩn. Các loại vi khuẩn trên tay sẽ theo đó để tấn công vào da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn.

Ga trải giường và vỏ gối nếu không được giặt thường xuyên sẽ là nơi tích tụ, bám dính bụi bẩn nhiều nhất. Chúng là sản phẩm tiếp xúc với da mặt chị em hàng đêm, nên tình trạng mụn hai bên má sẽ càng xảy ra nghiêm trọng hơn nếu ga hay gối không được giặt giũ sạch sẽ. Người có làn da nhạy cảm và nhiều dầu nhờn thường bị ảnh hưởng nặng hơn.

Mụn ở má là bị gì năm 2024

Da dính bụi bẩn gây ra mụn hai bên má

1.4 Vệ sinh da sai cách

Mụn hai bên má cũng có thể hình thành sau quá trình nhiều lần bạn vệ sinh da mặt không đúng cách. Da là phần nhạy cảm trên khuôn mặt. Vì vậy, những thao tác như chà mạnh sẽ gây ra các phản ứng xấu, dẫn đến hình thành mụn hai bên má.

1.5 Một số nguyên nhân khác

Mụn hai bên má còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như: cơ thể đang trong quá trình trao đổi chất nhưng gặp gián đoạn, chế độ ăn uống không phù hợp. Ở cánh mày râu, mụn mọc hai bên má còn o cạo râu không đúng kỹ thuật khiến cho lông mọc ngược và gây ra tình trạng mụn ở má.

2. Phương pháp điều trị mụn hai bên má

Nắm rõ được các nguyên nhân gây mụn hai bên má phía trên, chúng ta sẽ có một số phương pháp điều trị mụn hai bên má phù hợp và hiệu quả. Cụ thể:

2.1 Chế độ chăm sóc da phù hợp

Bạn cần cải thiện quy trình chăm sóc da của mình sao cho da đảm bảo được các yếu tố như: sạch sẽ, không kích ứng, da được nuôi dưỡng trên một nền tảng an toàn… Bạn cần thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh da và sử dụng các dòng sản phẩm chứa thành phần phù hợp, không gây kích ứng và khô rát cho làn da của bạn.

2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để hạn chế tình trạng mụn hai bên má. Bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe da như sau:

  • Không ăn những đồ ăn gây khó tiêu;
  • Ăn nhiều rau xanh giúp da săn chắc và sạch mụn;
  • Hạn chế ăn đồ ngọt;
  • Có thể bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể thường xuyên.

Mụn ở má là bị gì năm 2024

Phương pháp chăm sóc da phù hợp

Các phương pháp trên khá đơn giản và giúp điều trị từ bên trong. Tuy nhiên, bạn cần duy trì và thực hiện trong một thời gian dài mang lại hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với điều trị chuyên sâu bên ngoài để có kết quả nhanh hơn.

3. Điều trị chuyên sâu mụn hai bên má

Điều trị chuyên sâu mụn hai bên má được áp dụng khi các phương pháp chữa trị tại nhà không giúp thuyên giảm đi tình trạng mụn. Do đó, bạn cần áp dụng các biện pháp khác theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3.1 Sử dụng thuốc điều trị mụn

Thuốc điều trị sẽ được áp dụng khi mụn hai bên má đang ở trong tình trạng nặng. Hiện nay, có một số loại thuốc trị mụn phổ biến đem lại hiệu quả cao là kháng sinh, Isotretinoin hay Spironolactone.

Dù được sử dụng để bôi ngoài da hay uống trực tiếp, tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua mà cần tham vấn và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Mụn ở má là bị gì năm 2024

Điều trị chuyên sâu bằng 2 phương pháp

3.2 Điều trị tại các chuyên khoa da liễu

Điều trị tại các chuyên khoa da liễu là biện pháp hữu hiệu và an toàn nhất. Tùy theo mức độ và tình trạng mụn của bạn, các chuyên gia sẽ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp, áp dụng công nghệ hiện đại như:

  • Chăm sóc da mặt chuyên sâu;
  • Lột da hóa học;
  • Điều trị tia laser;
  • Sử dụng steroid.

Bạn nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để có được kết quả như mong muốn.

Nhìn chung, mụn hai bên má xảy ra do nhiều nguyên nhân. Do đó, ngoài chăm sóc da đúng cách, bạn nên đến thăm khám tại các chuyên khoa da liễu để có hướng điều trị thích hợp.

Bạn có thể đến khoa Da liễu của Bệnh viện MEDLATEC để cải thiện tối ưu làn da của mình. Tại đây, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị công nghệ cao, giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm hoặc đặt lịch thăm khám nhanh chóng, hãy gọi tới đường dây nóng 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Tại sao lại bị mụn ở hai bên má?

Mụn hai bên má hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sự xâm nhập của một loại vi khuẩn mang tên P. Acnes, dẫn tới nhiễm khuẩn nang lông. Ban đầu, loại vi khuẩn này sẽ gây ra những đốm đỏ xuất hiện trên hai bên má và to dần lên trong khoảng thời gian sau đó.

Nổi mụn ở má nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho làn da như việt quất, dâu tây, chanh, cam, quýt, cà chua, cà rốt, khoai lang, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch, gạo lứt,… Một chế độ ăn uống lành mạnh góp phần làm mụn ở má giảm và ngăn ngừa mụn bùng phát.

Làm sao để hết mụn bọc ở mà?

1.1 Làm sạch kỹ vùng da bị mụn bọc..

1.2 Chườm đá lạnh lên khu vực mụn bọc..

1.3 Trị mụn bọc ở má bằng kem đặc trị.

2.1 Bằng kháng sinh đường uống..

2.2 Tiêm cortisone..

2.3 Liệu pháp laser..

2.4 Công nghệ chiếu sáng IPL..

2.5 Peel da (lột da hóa học).

Tại sao lại bị mụn ở má?

Mụn ở má Mụn mọc ở má rất thường gặp vì khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây nên mụn trên má.