Nêu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa

Mỗi bệnh tiêu hóa xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể do thực phẩm, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, nhiễm vi khuẩn, virus… Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Do đó, khi gặp vấn đề tiêu hóa bất thường, người bệnh cần theo dõi triệu chứng, thăm khám kịp thời để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Bệnh tiêu hóa là gì?

Bệnh tiêu hóa là các tổn thương liên quan đến hệ thống tiêu hóa, làm gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn theo nhiều cách khác nhau. Những bệnh lý này có thể cấp tính [xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn] hoặc mạn tính [kéo dài]. Khi gặp bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào, người bệnh nên ghi nhớ thời điểm phát bệnh, biểu hiện… để cung cấp cho bác sĩ, nhằm xác định nguyên nhân chính xác.

Hệ thống tiêu hóa có cấu tạo gồm các cơ quan sau: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non,đại tràng, trực tràng và hậu môn. Ngoài ra, gan, tuyến tụy, túi mật cũng phối hợp hoạt động để giúp chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bệnh tiêu hóa làm gián đoạn quá trình tiêu hóa tự nhiên của cơ thể

Các bệnh tiêu hóa thường gặp

Dưới đây là một số bệnh tiêu hóa có thể gặp phải:

1. Viêm dạ dày – ruột

Viêm dạ dày – ruột là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất gây nên. Nhiều chủng virus có thể lây lan từ người này sang người khác. Trong đó, các loại virus gây viêm dạ dày ruột phổ biến nhất gồm: Norovirus, rotavirus, adenovirus, astrovirus. Một số triệu chứng thường gặp như:

  • * Tiêu chảy
    • Đau bụng
    • Buồn nôn
    • Nôn mửa
    • Sốt
    • Mệt mỏi

Viêm dạ dày-ruột do virus thường là tình trạng cấp tính, triệu chứng kéo dài dưới một tuần. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tự khỏi, không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng, người bệnh bị mất nước do nôn, tiêu chảy, cần thăm khám và chữa trị sớm để tránh biến chứng nặng hơn.[1]

Viêm dạ dày ruột là bệnh tiêu hóa thường gặp

2. Bệnh lý ruột viêm

Bệnh lý ruột viêm [IBD] là tình trạng viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu. Nguyên nhân chính xác của bệnh tiêu hóa này vẫn chưa được xác định, có thể do di truyền hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch gây mất cân bằng giữa các cytokine, dẫn đến viêm. Bệnh Crohn có thể làm tổn thương bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa còn viêm loét đại tràng chủ yếu ảnh hưởng đến đại tràng và trực tràng. Các triệu chứng phổ biến nhất gồm:

  • * Đau bụng
    • Tiêu chảy mạn tính
    • Đi đại tiện ra máu
    • Phân lẫn chất nhầy
    • Mệt mỏi
    • Sụt cân bất thường

3. Trào ngược dạ dày thực quản [GERD]

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây khó tiêu, đi kèm cảm giác nóng rát nhẹ ở vùng ngực. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng đáng lo ngại như sau:

  • * Viêm thực quản
    • Hẹp thực quản
    • Ung thư thực quản

Một số triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản gồm:

  • * Ợ nóng
    • Khó tiêu
    • Đau ngực
    • Buồn nôn
    • Ho mạn tính
    • Khàn giọng
    • Khó nuốt, đau khi nuốt
      Hiện tượng trào ngược axit ở dạ dày thực quản

4. Bệnh celiac

Celiac là bệnh rối loạn tự miễn mạn tính, gây tổn thương ruột non. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với gluten trong thực phẩm hoặc đồ uống [thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch…], gây ra một số triệu chứng như:

  • * Đầy bụng
    • Đau bụng
    • Tiêu chảy
    • Táo bón
    • Đầy hơi
    • Buồn nôn
    • Nôn mửa
    • Không dung nạp Lactose do tổn thương ruột non
    • Phân nhầy

Phương pháp điều trị chính đối với bệnh Celiac là tuân theo chế độ ăn uống không gluten để ngăn ngừa tổn thương ruột non. Tình trạng này xảy ra ở một số kiểu gen nhất định, thường gặp ở nữ giới và có khả năng di truyền.

5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích [IBS] là bệnh tiêu hóa mạn tính xảy ra ở đại tràng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • * Đau bụng
    • Đầy bụng
    • Khó tiêu
    • Tiêu chảy
    • Táo bón

Bệnh lý này có thể không đi kèm bất kỳ dấu hiệu tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, hội chứng ruột kích thích cần được kiểm soát sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Hội chứng ruột kích thích gây táo bón và đau bụng

6. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus, tác dụng phụ của thuốc, bệnh Crohn, thiếu máu, viêm đại tràng giả mạc hoặc viêm ruột hoại tử [ở trẻ sơ sinh]. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • * Đau bụng
    • Đầy bụng
    • Phân sẫm màu hoặc có lẫn máu trong phân
    • Đi đại tiện liên tục
    • Mất nước
    • Tiêu chảy
    • Sốt
    • Bệnh túi thừa

Túi thừa là các túi nhỏ hình thành dọc theo đại tràng, thường không gây ra triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, túi thừa có thể bị viêm, nhiễm trùng hoặc chảy máu [thấy máu khi đi đại tiện]. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:

  • * Đau bụng [thường ở phía dưới bên trái]
    • Buồn nôn
    • Nôn mửa
    • Táo bón
    • Tiêu chảy
    • Sốt
    • Ớn lạnh

7. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng [phần đầu tiên của ruột non] bị loét. Bệnh lý này có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa, hình thành lỗ rò trên thành dạ dày hoặc tá tràng, loét các cơ quan lân cận, tắc nghẽn, ngăn thức ăn di chuyển vào tá tràng… Hai nguyên nhân phổ biến nhất của viêm loét dạ dày – tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori [H. pylori ] và lạm dụng/ sử dụng liều cao thuốc chống viêm không steroid [NSAID]. Các triệu chứng bệnh bao gồm:

  • * Đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng trên
    • Cảm thấy no khi bắt đầu bữa ăn hoặc quá no dù là một bữa ăn bình thường
    • Khó tiêu
    • Buồn nôn
    • Nôn mửa
    • Đầy bụng
    • Ợ hơi
    • Đi đại tiện phân đen hoặc có màu hắc ín
    • Nôn ra máu
      Dạ dày bị viêm loét do sự tấn công của vi khuẩn

Cách phòng ngừa bệnh tiêu hóa

Mỗi người có thể chủ động phòng ngừa các bệnh tiêu hóa thông qua các phương pháp hiệu quả sau đây:[2]

1. Bổ sung chất xơ

Chất xơ hòa tan có khả năng tan trong nước, chuyển thành dạng gel, giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, tăng cảm giác no lâu, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy và táo bón. Do đó, việc bổ sung đầy đủ chất xơ trong thực đơn hàng ngày là vô cùng quan trọng. Một số nguồn thực phẩm giàu nhóm dưỡng chất này bao gồm:

  • * Táo
    • Trái cây họ cam quýt
    • Đậu lăng
    • Quả hạch
    • Yến mạch
    • Mã đề

Trong khi đó, chất xơ không hòa tan có vai trò làm sạch đường ruột, làm phân trở nên mềm hơn, dễ đại tiện và ngăn ngừa táo bón. Các nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm:

  • * Cà rốt
    • Súp lơ
    • Các loại cây họ đậu
    • Khoai tây
    • Các loại ngũ cốc

Nữ giới nên bổ sung khoảng 25 gr chất xơ mỗi ngày, nam giới khoảng 38 gr là hợp lý nhất. Nếu cơ thể khó hấp thụ chất xơ từ thực phẩm, có thể sử dụng các nguồn bổ sung khác nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

2. Uống đủ nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động xảy ra bên trong cơ thể, bao gồm cả chức năng tiêu hóa. Nước đồng thời giúp làm mềm và làm rắn phân, hỗ trợ ngăn ngừa, giảm triệu chứng của tiêu chảy, táo bón. Ngược lại, cà phê, soda… là những loại đồ uống cần tránh để hạn chế mắc bệnh tiêu hóa.

3. Bổ sung probiotic

Đường tiêu hóa có chứa cả lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn thực hiện vai trò phân hủy độc tố, giúp cơ thể sản xuất các vitamin tốt và duy trì đường ruột khỏe mạnh. Do đó, việc bổ sung Probiotic khi có chỉ định của bác sỹ là thực sự cần thiết để duy trì sự cân bằng vi khuẩn có lợi và có hại trong cơ thể. Một số lợi ích có thể nhận thấy gồm:

  • * Giảm đầy hơi
    • Giảm tiêu chảy
    • Tăng cường khả năng miễn dịch
    • Chống nhiễm trùng
    • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong dạ dày
    • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
    • Tăng cường quá trình sản xuất vitamin B cần thiết cho cơ thể
      Xây dựng chế độ dinh dưỡng có lợi để phòng ngừa các bệnh lý về đường tiêu hóa

Nên ăn gì khi bị bệnh tiêu hóa?

Thông thường, khi mắc bệnh tiêu hóa, bác sĩ sẽ chỉ định điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu. Loại thực phẩm nên ăn, nên tránh sẽ phụ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh thường được chỉ định ăn các loại sau đây:

  • * Thức ăn có chứa gừng
    • Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
    • Khoai tây
    • Các loại đậu
    • Trái cây
    • Sữa chua
    • Rau lá xanh

Khi nào thì gặp bác sĩ?

Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy, ợ nóng có thể tự cải thiện bằng cách cải thiện chế độ tập luyện và dinh dưỡng hoặc uống thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, đối với các bệnh lý nghiêm trọng hoặc trường hợp triệu chứng chuyển biến tiêu cực, người bệnh nên đi khám bác sĩ sớm để được theo dõi và kiểm soát kịp thời. Một số dấu hiệu đáng lo ngại phải kể đến gồm:

  • * Đau bụng, chướng bụng hoặc đầy hơi xảy ra liên tục, kéo dài
    • Ợ nóng xảy ra liên tục, kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng
    • Đau khi nuốt hoặc khó nuốt
    • Cảm giác thức ăn bị mắc nghẹn trong thực quản
    • Buồn nôn hoặc nôn liên tục
    • Tiêu chảy kéo dài
    • Táo bón kéo dài
    • Phân đen hoặc đại tiện có lẫn máu trong phân
    • Phân nhầy
    • Ăn mất ngon
    • Sút cân
    • Sốt cao

Khoa Tiêu hoá [BVĐK Tâm Anh Hà Nội] và Trung tâm Nội soi – Phẫu thuật nội soi tiêu hóa [BVĐK Tâm Anh TP.HCM] là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc những bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp các bệnh tiêu hóa hay gặp phải, nguyên nhân, triệu chứng đi kèm và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần phải có các biện pháp gì?

11 cách bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn tốt nhất.

Không dùng thực phẩm đóng hộp. ... .

Bổ sung nhiều chất xơ ... .

Đừng quên thêm chất béo lành mạnh. ... .

Cung cấp đủ lượng nước cần thiết. ... .

Giữ tinh thần thoải mái. ... .

Tập trung khi ăn. ... .

Ăn chậm nhai kỹ ... .

Tích cực vận động thể chất..

Người bị đường ruột yếu nên ăn gì?

2.1. Bổ sung vào thực đơn rau họ cải..

2.2. Đường ruột yếu nên ăn chuối..

2.3. Đừng quên bổ sung táo..

2.4. Bơ tốt cho hệ tiêu hóa..

2.5. Nên ăn gạo lứt..

2.6. Ăn sữa chua đều đặn..

3.1. Không nên ăn thực phẩm cay nóng..

3.2. “Nói không” thức ăn tái sống..

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?.

Chuối. Chuối giàu kali, cung cấp chất điện giải cho cơ thể, là một trong những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy và mất nước. ... .

Quả bơ ... .

Sữa chua. ... .

Gừng. ... .

Yến mạch. ... .

Táo. ... .

Dứa. ... .

Khoai lang..

Nên ăn gì để dễ tiêu hóa?

Bụng yếu nên ăn gì để dễ tiêu hóa?.

Sữa chua. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn axit lactic có lợi cho đường ruột. ... .

Cây thì là Cây thì là chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp phòng ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa. ... .

Táo. Táo chứa một loại chất xơ hòa tan pectin có lợi cho hệ tiêu hóa. ... .

Hạt chia. ... .

Nấm sữa. ... .

Đu đủ ... .

Kombucha. ... .

Rau xanh..

Chủ Đề