Ngành nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất

Câu 4:

Vai trò to lớn về mặt xã hội của ngành dịch vụ là

A. tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất.

B. tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

C. đóng góp to lớn vào GDP cả nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.

D. vận chuyển nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành.

Xem đáp án

Đáp án B

Vai trò to lớn về mặt xã hội của ngành dịch vụ là tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu 5:

Nhân tố thúc đẩy ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh, có nhiều cơ hội vươn lên và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài là

A. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hiện đại, đồng bộ.

B. Dân cư đông, đời sống người dân ngày càng nâng cao.

C. Xu hướng toàn cầu hóa.

D. Chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xem đáp án

Đáp án D

Chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh, có nhiều cơ hội vươn lên và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

- Chính sách mở cửa thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ ->  nền kinh tế phát triển năng động, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đa dạng.

Câu 8:

Ở vùng miền núi nước ta dịch vụ còn nghèo nàn là do

A. Địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi.

B. Khó khăn với giao lưu nước ngoài.

C. Các đô thị, trung tâm công nghiệp còn nhỏ lẻ và phân tán.

D. Dân cư thưa thớt, kinh tế nặng tự cung tự cấp.

Xem đáp án

Đáp án D

 Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.

Miền núi có dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển, chủ yếu là tự cung tự cấp nền các hoạt động dịch vụ kém phát triển, nghèo nàn.

Câu 9:

Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do

A. Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

B. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều trên khắp lãnh thổ.

C. Đồng bằng địa hình bằng phẳng, dễ dàng giao lưu; miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn.

D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ.

Xem đáp án

Đáp án A

Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều: tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở miền núi, trung du.

- Hoạt động kinh tế cũng có sự chênh lệch: vùng đồng bằng, ven biển  [đặc biệt các thành phố, đô thị] có hoạt động kinh tế phát triển năng động, đặc biệt là dịch vụ và công nghiệp -> dịch vụ phát triển đa dạng. Ngược lại nông thôn, miền núi có hoạt động kinh tế nghèo nàn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp -> hoạt động dịch vụ kém phát triển.

=> Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

Câu 11:

Hoạt động dịch vụ của nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ trọng không đáng kể trong cơ cấu.

B. Phát triển khá nhanh, có khả năng vươn lên tầm quốc tế và khu vực.

C. Có khả năng thu lợi nhuận và thu hút đầu tư nước ngoài cao.

D. Phát triển theo xu thế đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm ngành dịch vụ nước ta là

- Chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP [năm 2002].

- Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, có khả năng vươn lên tầm quốc tế và khu vực.

- Có khả năng thu lợi nhuận và thu hút đầu tư nước ngoài cao.

- Phát triển theo xu thế đa dạng hóa các loại hình dịch vụ dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt…

=> Nhận xét dịch vụ chiếm tỉ trọng không đáng kể trong cơ cấu là không đúng.

Câu 12:

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.

B. Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, các ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước.

C. Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn.

D. Là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta.

Xem đáp án

Đáp án B

 - Cơ cấu ngành dịch vụ bao gồm: dịch vụ sản xuất [giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng]; dịch vụ công cộng [khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa,…]; dịch vụ tiêu dùng [hoạt động thương mại, khách sạn nhà hàng…].

=> Các biểu hiện cho thấy Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta gồm:

+ Là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước ->  dịch vụ sản xuất phát triển.

+ Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn -> dịch vụ công cộng phát triển.

+ Là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta -> dịch vụ tiêu dùng [thương mại] và sản xuất phát triển.

- Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, các ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước là biểu hiện của sự phát triển công nghiệp [trung tâm công nghiệp lớn], đây không phải là biểu hiện cho sự phát triển dịch vụ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Câu 15:

Để phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta, cần phải có các điều kiện

A. trình độ công nghệ cao, nhiều lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt.

B. lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt, tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

C. cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giao thông phát triển.

D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giao thông phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư.

Xem đáp án

Đáp án A

Để phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta, cần phải có các điều kiện trình độ công nghệ cao, nhiều lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt.

Bắt đầu thi ngay

Có thể bạn quan tâm

Các bài thi hot trong chương

Video liên quan

Chủ Đề